Tin nóng
03.06.2013
  1. GIỚI THIỆU
    1. Mục đích của chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường sự biến động của giá tiêu dùng. Sự tăng giảm của chỉ số giá tiêu dùng liên quan đến nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp như lượng hàng hoá dịch vụ được sản xuất, cung cấp ra thị trường, giá thành sản xuất, cung cấp hàng hoá dịch vụ, sức mua của dân cư ....Vì vậy, Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, thường được sử dụng trong phân tích kinh tế, đánh giá tình hình lạm phát, quan hệ cung cầu, sức mua của dân cư, là cơ sở tham khảo cho việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng,  tiền lương, tính toán điều chỉnh tiền công trong các hợp đồng sản xuất kinh doanh...

  1. Khái niệm giá tiêu dùng

Giá tiêu dùng là giá mà người tiêu dùng mua hàng hoá hoặc chi trả cho các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho đời sống hàng ngày. Giá tiêu dùng được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường và giá dịch vụ phục vụ sinh hoạt đời sống; không bao gồm giá đất đai, giá hàng hoá bán cho sản xuất và các công việc có tính chất sản xuất kinh doanh.

Để tính chỉ số giá tiêu dùng, cần  thu thập giá  của các mặt hàng và các dịch vụ đại diện, phổ biến tiêu dùng của dân cư theo một danh mục xác định - thường gọi là "rổ" hàng hoá, dịch vụ.

1.3 Chỉ số giá tiêu dùng:

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá của "rổ"  hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng đại diện nói trên, khi giá của các mặt hàng, nhóm hàng trong "rổ" có thay đổi.

Chỉ số giá tiêu dùng là số tương đối so sánh mức độ biến dộng giá của các mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc.  Giá của rổ hàng hoá của kỳ gốc được qui định là 100 và giá của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với giá kỳ gốc.  Ví dụ: Tháng 4/2003 so với tháng 3/2003, giá của toàn bộ các mặt hàng trong danh mục đại diện tăng 0,2% thì Chỉ số giá là 100,2%.

Hiện nay Chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, cho 3 gốc: tháng trước, cùng kỳ năm trước và tháng 12 năm trước.

Cần chú ý là Chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh mức giá mà đo lường mức độ biến động giá giữa hai khoảng thời gian. Ví dụ: Chỉ số gía tháng 4/2003 so tháng 3/2003 của nhóm hàng "Thiết bị đồ dùng gia đình " là 100,5% và  Chỉ số gía nhóm hàng "Dược phẩm,Y tế" là 101,3% không có nghĩa là "hàng y tế "đắt hơn "thiết bị đồ dùng gia đình" mà chỉ là : so với tháng 3, gía các mặt hàng y tế tăng mạnh hơn giá các mặt hàng thiết bị đồ dùng gia đình.

2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

Chỉ số giá tiêu dùng được tính từ giá bán lẻ hàng hoá và giá dịch vụ tiêu dùng (rổ hàng hoá và dịch vụ đại diện) với quyền số là cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình;

Chỉ số giá tiêu dùng được tính hàng tháng, cho từng tỉnh, thành phố và cả nước (bao gồm chỉ số của khu vực thành thị, nông thôn,  chỉ số chung của từng tỉnh/thành phố, các vùng kinh tế và cả nước).

Trong điều kiện về vật chất, kỹ thuật, nguồn kinh phí  hiện nay và cũng phù hợp với phương pháp của nhiều  nước,   Chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta  được tính theo công thức Laspeyres - với quyền số và giá kỳ gốc là năm 2000  và sẽ cố định khoảng 5 năm :

Công thức tổng quát:

                                    

Trong đó:

   Ip:  chỉ số giá tiêu dùng

   pt ; giá kỳ báo cáo;

  : quyền số cố định kỳ gốc năm 2000;

   t : kỳ báo cáo;  2000: năm gốc.

  

Để tính Chỉ số giá tiêu dùng/tháng cần thực hiện các bước sau đây:

  • Lập bảng giá kỳ gốc (năm 2000)
  • Lập bảng quyền số cố định  kỳ gốc (năm  2000)
  • Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện
  • Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực (thành thị, nông thôn) của các tỉnh thành phố.
  • Tính chỉ số giá cấp tỉnh/thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn. và chung cả tỉnh.
  • Tính chỉ số giá cấp vùng kinh tế theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả vùng.
  • Tính chỉ số giá cả nước theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả nước.

2.1  Thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện

2.1.1  Danh mục mặt hàng và các dịch vụ đại diện:

Để thu thập giá bán lẻ của các mặt hàng và dịch vụ đại diện phục vụ việc tính chỉ số giá tiêu dùng, trước hết cần xây dựng một danh mục các mặt hàng và dịch vụ đại diện chuẩn của cả nước. Danh mục này được xây dựng theo các nguyên tắc sau đây:

- Chọn các loại hàng hoá phổ biến tiêu dùng của dân cư trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở các thông tin chi tiết về tập quán, thói quen mua sắm của nhân dân.

  •  Dựa trên cơ cấu tiêu dùng của dân cư (quyền số)  những nhóm chi tiêu nào chiếm tỷ trọng lớn thì chọn số mặt hàng, dịch vụ cụ thể nhiều  hơn .
  •  Chọn các loại hàng hoá dịch vụ có khoảng thời gian tồn tại lâu trên thị trường trên cơ sở tham khảo ý kiến của người bán hàng, người sản xuất, nhà nhập khẩu, các cơ quan quản lý, các công ty thương mại... về các mặt hàng đang lưu thông để xác định khả năng thời gian tồn tại trên thị trường của chúng.

Sau một số lần cải tiến, danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện chuẩn để tính chỉ số gía tiêu dùng hiện nay gồm 396  mặt hàng và dịch vụ (xem phụ lục 1).

Các mặt hàng và dịch vụ đại diện được chia thành 10 nhóm cấp 1, 34 nhóm cấp 2 và 86 nhóm hàng cấp 3; trong đó có 32/86 nhóm cấp 3 đã được  chia thành 75 nhóm cấp cơ sở (cấp 4); các nhóm cấp 3 còn lại vẫn giữ nguyên như danh mục trước.

Từ danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện  chuẩn của cả nước, các Cục Thống kê, tiến hành chọn các mặt hàng cụ thể tại địa phương theo các  yêu cầu sau:

a/ Trên cơ sở các nhóm mặt hàng của danh mục chuẩn, xác định tên mặt hàng và dịch vụ của địa phương với qui cách, phẩm cấp cụ thể,  mô tả rõ ràng, chi tiết, để bảo đảm thu thập được giá các mặt hàng cùng chất lượng giữa các kỳ điều tra. Cụ thể là:

  • Đối với hàng hoá, cần xác định  rõ các đặc tính  mô tả của mỗi mặt hàng như: nhãn hiệu, thành phần cấu tạo, số moden, kiểu dáng, cỡ, loại, mầu, dạng đóng gói... ví dụ: Bánh qui mặn AFC của công ty Kinh Đô, hộp giấy 200 gram; áo sơmi nam Việt tiến, dài tay, 70% cotton, cỡ 39...
  • Đối với các mặt hàng có nhiều nhãn hiệu, chủng loại, qui cách phẩm cấp, kích cỡ khác nhau, dễ bị nhầm lẫn với một mặt hàng khác – (ví dụ: sữa bột, đồ dùng nhà bếp, quần áo may sẵn ...) cần hướng dẫn kỹ để điều tra viên thu giá đúng mặt hàng có phẩm cấp qui cách đã xác định trong danh mục.
  • Đối với dịch vụ, tuy có khó khăn hơn trong việc xác định đặc tính,  chất lượng của chúng, tuy nhiên cần chọn những tiêu thức mô tả  nổi bật về từng loại dịch vụ để đưa vào danh mục. Ví dụ: trong dịch vụ y tế, nếu chọn dịch vụ chữa răng thì cần phải ghi rõ: công hàn một răng thường tại phòng khám tư nhân; hoặc công khám đa khoa thông thường tại phòng khám dịch vụ của bệnh viện;  hoặc trong dịch vụ vui chơi giải trí, chọn vé vào bể bơi (vé cho người lớn), ...

b/  Không chọn các nhóm mặt hàng ngoài danh mục chuẩn của cả nước. 

(xem Phụ lục 4 – Biểu điều tra giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng).

2.1.2  Mạng lưới điều tra giá.

Việc thu thập giá theo danh mục trên được thực hiện thông qua mạng lưới điều tra giá ở các tỉnh/thành phố trên cả nước; bao gồm các khu vực điều tra và các điểm điều tra. Trong đó:

a/ Khu vực điều tra: gồm chợ và các khu vực tập trung buôn bán của các tỉnh, thành phố.

  • Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chọn các khu vực điều tra ở cả thành thị và nông thôn. Các khu vực điều tra này phải có đủ các mặt hàng và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng của địa phương để cung cấp giá cho việc tính chỉ số giá khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh, thành phố.
  • Đối với những thành phố trực thuộc trung ương, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở các quận; khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện.
  • Những tỉnh còn lại, khu vực điều tra ở thành thị là khu vực ở thành phố, thị xã của tỉnh; khu vực điều tra ở nông thôn là khu vực ở các huyện.

b/ Điểm điều tra: là sạp hàng, quầy hàng, cửa hàng bán lẻ hàng hoá hoặc cửa hiệu dịch vụ; là văn phòng quản lý giao thông, trường học, bệnh viện, cơ sở kinh doanh du lịch, thể dục, thể thao, giải trí,... có địa điểm kinh  doanh ổn định, thuộc các thành phần kinh tế.

Điểm điều tra được chọn trong khu vực điều tra.

Cần định kỳ xem xét lại các điểm điều tra giá để bảo đảm thu thập đủ số lượng, đúng chất luợng, qui cách phẩm cấp các loại hàng hoá dịch vụ đã qui định  tại mỗi điểm.

Giá của các loại hàng hoá và dịch vụ qua các kỳ điều tra cần được thu thập tại những điểm điều tra cố định. Trường hợp một số mặt hàng tươi sống không có quầy hàng cố định thì điều tra viên cần chú ý lấy giá trong khu vực cố định tập trung loại hàng hoá đó.

Đối với mỗi khu vực điều tra: mỗi mặt hàng thuộc nhóm lương thực - thực phẩm được điều tra ít nhất tại 3 điểm điều tra, các mặt hàng dịch vụ chỉ cần điều tra ở 1 điểm điều tra, các mặt hàng khác được điều tra ít nhất tại 2 điểm điều tra.

c/ Số lượng khu vực, điểm  điều tra:

  • Số lượng các khu vực điều tra qui định như sau:
    • Hai thành phố  Hà Nội và Hồ Chí Minh chọn  6 khu vực điều tra.
    • Các tỉnh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chọn  2 khu vực điều tra.
    • Các tỉnh, thành phố còn lại chọn từ 3 - 5 khu vực điều tra.

(Xem phụ lục 6 qui định số khu vực điều tra cho từng tỉnh, thành phố)

  • Số điểm điều tra, điều tra viên qui định như sau:
  • Tuỳ theo tình hình cụ thể và số lượng, loại mặt hàng điều tra, số người bán hàng tại từng khu vực để xác định số điểm điều tra cần thiết trong mỗi khu vực.  
  • Đối với những mặt hàng thường có sự khác nhau về giá (do có thể mặc cả) cần chọn số điểm điều tra nhiều hơn so với những mặt hàng giá tương đối ổn định. Ví dụ:  nhóm hàng thực phẩm cần chọn nhiều điểm điều tra hơn nhóm báo chí vì giá báo chí thường ổn định.
  • Mỗi điều tra viên phụ trách thu thập giá của khoảng 100 mặt hàng, số kỳ điều tra /tháng cho mỗi loại mặt hàng được qui định trong phụ lục 3.
  • Mỗi khu vực điều tra thành thị (chợ, hoặc khu phố tập trung kinh doanh...) cần 3 - 4 điều tra viên, mỗi khu vực điều tra nông thôn (chợ huyện) cần 2-3 điều tra viên.
  • Trên cơ sở các nguyên tắc trên, số điều tra viên sẽ được phân bổ cụ thể cho các tỉnh/thành phố (xem phụ lục 6)
  • Chú ý chọn các khu vực điều tra ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, và bố trí điều tra viên sao cho đảm bảo thu thập đủ giá của các mặt hàng theo danh mục của địa phương.
    1. Phương pháp điều tra giá tiêu dùng:

Để có chỉ số giá tiêu dùng phản ánh đúng mức độ biến động của giá cả trên thị trường, việc thu thập giá đóng vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, phương pháp điều tra giá đã được xác định là điều tra trực tiếp, do các điều tra viên ở các tỉnh/thành phố  thực hiện. Cách làm như sau:

  • Căn cứ vào danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện của tỉnh/thành phố để chọn khu vực, điểm điều tra và phân công cho từng  điều tra viên cần thu thập giá các mặt hàng, dịch vụ cụ thể.
  • Tại mỗi điểm điều tra, điều tra viên trực tiếp theo dõi, quan sát, ghi chép giá hàng hoá hoặc dịch vụ mà  khách hàng thực trả tiền, ghi vào sổ trung gian hoặc ghi trực tiếp vào biểu điều tra (1.1/ĐTG).

-    Khi điều tra giá cần lưu ý kết hợp quan sát, hỏi cả người mua và người bán, chú ý các trường hợp người bán hàng hay nói giá cao, khách hàng mặc cả....

  • Nếu mặt hàng nào tập quán mua bán của địa phương khác với đơn vị tính qui định trong danh mục, điều tra viên cần  qui đổi lại theo đơn vị chuẩn cho thống nhất.
  • Cuối ngày điều tra, điều tra viên phải kiểm tra lại số liệu đã ghi chép trong sổ trung gian  để ghi vào biểu điều tra hoặc kiểm tra lại biểu điều tra đã ghi và nộp cho Cục thống kê địa phương vào ngày hôm sau.
  • Thời gian thích hợp để lấy giá là lúc mua bán  diễn ra bình thường nhất trong ngày. Thời gian đến các điểm điều tra cần được qui định thống nhất giữa các kỳ điều tra.

Ví dụ: điều tra viên thu thập giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tại chợ X vào ngày 25 (kỳ 1) vào buổi sáng, sang kỳ 2 – ngày 5 cần phải thu thập giá vào buổi sáng, không thu thập giá tại chợ X đó vào buổi chiều.

  • Trong trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ không phát sinh trong kỳ điều tra do tính thời vụ hoặc lý do nào khác (như hàng kém phẩm chất, lỗi mốt, thay đổi mẫu mã...) cần ghi chú rõ để cơ quan thống kê xử lý.
  • Nếu kỳ điều tra trùng vào những ngày lễ, tết nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao, giá thu thập được sẽ phản ánh cả sự tăng giá thuần tuý và sự tăng giá do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh đột biến. Trong trường hợp này, cần kết hợp quan sát, lấy giá ngày trước và sau thời điểm qui định để đưa ra mức giá trong kỳ  phản ánh đúng xu hướng, loại trừ bớt ảnh hưởng của các yếu tố đột biến .

Ví dụ:  Kỳ 3 tháng Hai (ngày 15/2) là ngày 30 Tết Nguyên đán, cần quan sát và tham khảo thêm  giá ngày 28 - 29 Tết (13-14/2) để đưa ra mức giá kỳ 3 hợp lý, giảm bớt tính chất đột biến do nhu cầu mua tăng quá cao vào 30 Tết.

2.1.4  Thời gian điều tra giá qui định:

Theo qui định chung, mỗi tháng phải điều tra 3 kỳ để thu thập giá, vào các ngày sau đây:

+ Kỳ 1 vào ngày 25 tháng trước tháng báo cáo

+ Kỳ 2 vào ngày 05 tháng báo cáo,

+ Kỳ 3 vào ngày 15 tháng báo cáo.

Tuy nhiên, do sự biến động giá theo thời gian của các loại mặt hàng có khác nhau, nên để giảm bớt khối lượng công việc thu thập giá, lần  này có qui định  giảm bớt kỳ điều tra cho một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá và một số mặt hàng giá ít thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Theo đó: chỉ còn 79 mặt hàng, dịch vụ thu thập 3 kỳ/tháng; 297 mặt hàng, dịch vụ thu thập 1 kỳ/tháng; 14 mặt hàng chỉ thu thập giá khi Nhà nước có điều chỉnh giá.
  • Qui định thời điểm thu thập giá: những mặt hàng chỉ thu thập giá 1 kỳ/tháng thu thập giá vào kỳ 3 (ngày 15 tháng báo cáo). Những mặt hàng do Nhà nước quản lý thu thập giá của ngày điều chỉnh, sau đó tính lại giá bình quân tháng theo số ngày trong tháng.

 (Xem phụ lục 3).

Lưu ý: Không kết thúc thu thập giá kỳ 3 trong tháng quá sớm (ngày 12/13),  hoặc quá muộn (ngày 16/17) để đảm bảo sự thống nhất về thời gian biến động giá giữa các địa phương trong cả nước.

2.2   Lập bảng giá kỳ gốc cố định

Bảng giá kỳ gốc  năm 2000 của  mỗi tỉnh, thành phố được lập riêng cho hai khu vực thành thị, nông thôn và được cố định để sử dụng từ 4 đến 5 năm.

Nguồn số liệu và cách  lập bảng giá kỳ gốc:

Bảng giá kỳ gốc của từng tỉnh/thành phố là bảng giá bình quân năm 2000 của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo danh mục, được các tỉnh/thành phố tổng hợp từ báo cáo “Giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” của 12 tháng trong năm 2000, của từng  khu vực thành thị và nông thôn; trong đó, gíá bình quân cả năm của mỗi mặt hàng được tính từ giá của các điểm điều tra theo từng khu vực thành thị và nông thôn, bằng phương pháp bình quân số học giản đơn (xem thêm mục 2.4.1; 2.4.2; 2.4.3)

  1. Lập bảng quyền số cố định:

Quyền số năm 2000 được sử dụng để tính Chỉ số giá tiêu dùng và được cố định khoảng 5 năm,  được tính từ cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình với  các nguồn số liệu  sau đây:

  • Kết quả "Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998" do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 1998.
  • Kết quả “Điều tra bổ sung về chi tiêu hộ gia đình tại 10 tỉnh năm 1999” do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 1999.

Bảng quyền số cố định gồm hai phần: Quyền số ngang và quyền số dọc.

  • Quyền số dọc: là tỷ trọng từng nhóm hàng so với tổng chi bình quân nhân khẩu/ năm của từng khu vực thành thị, nông thôn và cả tỉnh, tính theo tỷ lệ phần chục nghìn (0/10000).
  • Quyền số ngang: tỷ trọng tiêu dùng của từng khu vực thành thị và nông thôn so với cả tỉnh, thành phố, chỉ tính cho các nhóm hàng cấp cơ sở (cấp 4 - mã 5 số). (xem phụ lục 2 - bảng quyền số tính CPI)

2.4  Tính chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng được tính cho mỗi tỉnh/thành phố và cả nước trên cơ sở chỉ số giá của khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Chỉ số giá của mỗi tỉnh/thành phố được tính theo các bước sau đây:

a/ Tính giá bình quân từng kỳ điều tra cho khu vực nông thôn, thành thị và cả  tỉnh/thành phố.

b/ Tính giá bình quân tháng cho khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh/thành phố.

c/ Tính chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng cho khu vực nông thôn, thành thị và cả tỉnh/thành phố.

2.4.1 Tính giá bình quân từng kỳ điều tra của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị:

Đây là giá bình quân không gian giữa các điểm điều tra của mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện của một kỳ (ngày) điều tra, được tổng hợp từ các biểu điều tra do các điểm gửi về, theo công thức tổng quát như sau:

                          (1)

Trong đó:

: là giá bình quân kỳ điều tra k của mặt hàng j,

: là giá cá thể của mặt hàng j  phát sinh tại điểm điều tra "d" của kỳ điều tra k,

 m:  là số điểm điều tra của mặt hàng j ở kỳ điều tra.

Cụ thể là:

Giá bình quân của mặt hàng j trong kỳ điều tra k được tính bằng phương pháp bình quân số học giản đơn của mặt hàng j tại các điểm điều tra qui định.

Ví dụ: Tính giá bình quân của một số mặt hàng và dịch vụ đại diện sau:

Mặt hàng

Mã số

Điểm 1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5

Giá bình quân

A

B

1

2

3

4

5

6

- Gạo trắng hạt dài

 

3500

3450

3520

3300

3400

3434

........

 

...

...

...

...

...

...

- Vải bông

 

9500

9200

-

-

-

9350

..........

 

...

...

...

...

...

...

- Phở bò tái bình dân

 

5000

-

-

-

-

5000

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo ví dụ trên:

  • Giá gạo b/q =  (được điều tra tại 3 điểm qui định)
  • Giá vải bông =  (được điều tra tại 2 điểm qui định)
  • Giá phở bò b/q là:  đồng/bát (tô) (được điều tra tại 1 điểm qui định)

Lưu ý: Mẫu số phải là số điểm điều tra giá qui định cho mỗi loại mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện.

2.4.2 Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện theo hai khu vực nông thôn và thành thị:

Giá bình quân tháng khu vực nông thôn và thành thị được tính theo công thức tổng quát sau đây:

                           (2)

Trong đó:là giá bình quân tháng của khu vực thành thị (nông thôn) của mặt hàng j.

           là giá bình quân kỳ điều tra của khu vực thành thị (nông thôn) của mặt hàng j tại các kỳ điều tra trong tháng.

            n  là số kỳ điều tra của các mặt hàng j trong tháng.

Cụ thể là:

Giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ đại diện được tính bằng phương pháp bình quân số học giản đơn của giá các mặt hàng, dịch vụ đại diện của 3 kỳ điều tra.

 Ví dụ:

Tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ của khu vực thành thị như sau:

 Mặt hàng

Mã số

B/Q kỳ 1

B/Q kỳ 2

B/Q kỳ 3

B/Q tháng (3 kỳ)

A

B

1

2

3

4

- Gạo trắng hạt dài

 

3450

3440

3430

3440

........

 

........

........

........

........

- Bột ngọt AJINOMOTO gói 453g

 

-

-

12500

12500

..........

 

 

 

........

 

  • Giá gạo b/q tháng 1/2000 =
  • Giá Bột ngọt AJINOMOTO gói 453g b/q tháng 1/2000 =

Cách tính giá bình quân tháng của các mặt hàng và dịch vụ của khu vực nông thôn làm tương tự.

 2.4.3 Tính giá bình quân tháng cho cả tỉnh/thành phố  của các mặt hàng và dịch vụ đại diện (để lập biểu 2.1TKG).

Công thức tổng quát như sau:

                          (3)

Trong đó:

: là giá bình quân tháng cả tỉnh của mặt hàng j,

: là giá cá thể của mặt hàng j  phát sinh tại điểm điều tra "d" của kỳ điều tra k,

 r:  là số điểm điều tra cả hai khu vực nông thôn, thành thị của mặt hàng j cả tháng.

  1. Tính chỉ số giá tiêu dùng/tháng (riêng cho từng khu vực nông thôn và thành thị):

a/ Tháng báo cáo so kỳ gốc

Tính chỉ số giá tiêu dùng tháng báo cáo so kỳ gốc theo trình tự sau:

+ Bước 1: Tính chỉ số giá cá thể của các mặt hàng và dịch vụ đại diện của 2 khu vực theo công thức tổng quát sau đây:

                            (4)

        : là chỉ số cá thể của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j ở kỳ báo cáo “t” so với kỳ gốc cố định “0”.

      : là giá bình quân tháng của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j của khu vực TT hoặc NT.

      : là giá bình quân của mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j ở kỳ gốc cố định “0” của khu vực TT hoặc NT.

Cụ thể là:

Lấy giá bình quân tháng báo cáo ở biểu 2.1/TKG đã lập ở trên, chia cho giá kỳ gốc, nhân với 100 cho từng mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện.

Ví dụ:

Tính chỉ số giá so kỳ gốc của mặt hàng “Thịt lợn mông sấn” khu vực TT:

Mặt hàng đại diện

Mã số

Đơn vị

Giá tháng B/C

Giá kỳ gốc

Chỉ số (%)

A

B

C

1

2

3=1/2x100

4/ Thịt gia súc tươi sống:

 

 

 

 

 

- Thịt lợn mông sấn

 

d/kg

19500

19000

102.63

...........................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ số giá mặt hàng Thịt lợn mông sấn được tính như sau:

  • Chỉ số giá thịt mông sấn 1/2001 =

+ Bước 2: Tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 của 2 khu vực TT và NT:

Chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm cấp 4 của 2 khu vực TT và NT được tính theo công thức tổng quát sau đây:

                                     (5)   

Trong đó:

        : là chỉ số nhóm cấp 4

         : là chỉ số cá thể của các mặt hàng hoặc dịch vụ đại diện j trong nhóm cấp 4 cần tính.

         y: là số mặt hàng đại diện tham gia tính chỉ số nhóm cấp 4.

Cụ thể là:

Lấy chỉ số giá cá thể của các mặt hàng đại diện đã tính ở trên để tính chỉ số giá nhóm cấp 4 theo phương pháp bình quân số học giản đơn.

Lưu ý: khi tính chỉ số giá của các nhóm cấp 4 cần lấy đủ giá của các mặt hàng đại diện của mỗi nhóm và đảm bảo thống nhất  giữa các tháng về số lượng và mặt hàng.

Ví dụ:

Tính chỉ số giá nhóm “Thịt gia súc tươi sống” tháng 1 năm 2001 so với kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A như sau:

Mặt hàng đại diện

Mã số

Đơn vị

Giá tháng B/C

Giá kỳ gốc

Chỉ số (%)

A

B

C

1

2

3

 

 

 

 

 

 

4/ Thịt gia súc tươi sống:

0204

 

 

 

...........

- Thịt lợn mông sấn (heo đùi)

02041

d/kg

19500

19000

102,63

- Thịt lợn nạc thăn

02042

d/kg

25000

23000

108,70

- Thịt bò bắp

02043

d/kg

30000

28000

107,14

 

 

 

 

 

 

 Chỉ số giá nhóm cấp 4 “Thịt gia súc tươi sống” được tính  như sau:

                 

+ Bước 3: Tính chỉ số giá nhóm cấp 3, cấp 2, cấp 1 và chỉ số giá chung so với kỳ gốc của từng khu vực NT và  TT:

Áp dụng công thức tổng quát sau đây:

                                 (6)

Trong đó:

          Ip:  là chỉ số nhóm cần tính,

: là chỉ số nhóm cấp dưới của nhóm cần tính,

           : là quyền số cố định của nhóm cấp dưới của nhóm cần tính.

Cụ thể là:

+ Tính chỉ số nhóm cấp 3.

Lấy chỉ số giá nhóm cấp 4 đã tính ở trên để  tính chỉ số giá nhóm cấp 3 theo phương pháp bình quân số học gia quyền giữa chỉ số nhóm cấp 4 với quyền số tương ứng.

Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm hàng “Thóc gạo” tháng 1 năm 2001 khu vực thành thị của tỉnh A như sau:

 

Nhóm và phân nhóm

 

Mã số

Quyền số cố định (%)

Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)

A

B

1

2

1/ Thóc gạo

0101

9.49

106.41

+ Thóc các loại

01011

0.67

114.00

+ Gạo tẻ thường

01012

6.83

110.79

+ Gạo tẻ ngon

01013

1.59

95.78

+ Gạo nếp

01014

0.40

85.87

Cột 1: Quyền số cố định - Tỷ trọng tiêu dùng các nhóm trên tổng chi của hộ gia đình.

Cột 2: Chỉ số tháng 1/01 so kỳ gốc của các nhóm cấp 4

Chỉ số giá nhóm cấp 3 - “Thóc gạo” được tính như sau:

       

+ Tính chỉ số giá nhóm cấp 2:

Lấy chỉ số giá nhóm cấp 3 đã tính ở trên và quyền số cố định tương ứng trong từng nhóm để tính chỉ số giá nhóm cấp 2 theo phương pháp bình quân gia quyền.

 Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm cấp 2 - Lương thực tháng 1/01 so với kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A như sau:

 

Nhóm hàng, dịch vụ

Mã số

Quyền số cố định (%)

Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)

A

B

1

2

 

 

 

 

 Lương thực:

01

7.99

106.20

1/ Thóc gạo

0101

6.43

106.41

2/ Lương thực khác

0102

0.17

107.80

3/ Lương thực chế biến

0103

1.39

105.02

 

 

 

 

Cột 1: Quyền số cố định - Tỷ trọng tiêu dùng các nhóm trên tổng chi của hộ gia đình.

Cột 2: Chỉ số của các nhóm đó so với kỳ gốc cố định.

Chỉ số giá nhóm Lương thực được tính như sau:

       

+  Tính chỉ số giá nhóm cấp 1

Chỉ số giá nhóm cấp 1 được tính từ chỉ số giá nhóm cấp 2 đã tính ở trên với quyền số tương ứng, theo phương pháp bình quân số học gia quyền.

Ví dụ: Tính chỉ số giá nhóm cấp 1 tháng 1 năm 2001 so kỳ gốc khu vực thành thị của tỉnh A:

 

Nhóm hàng, dịch vụ

 

Mã số

Quyền số cố định (%)

Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)

A

B

1

2

 

 

 

 

Hàng ăn và dịch vụ ăn uống

0

45.77

108.37

1/ Lương thực

01

7.99

106.20

2/ Thực phẩm

02

29.91

109.62

3/ Ăn uống ngoài gia đình

03

7.87

105.80

 

 

 

 

Chỉ số giá nhóm “Hàng ăn và dịch vụ ăn uống”  của tỉnh A được tính như sau:

       

+ Tính chỉ số giá chung:

 

Nhóm hàng, dịch vụ

 

Mã số

Quyền số cố định (%)

Chỉ số tháng 1/01 so với gốc cố định (%)

A

B

1

2

 

 

 

 

CHỈ SỐ CHUNG

 

100.00

105.55

I. HÀNG ĂN VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

0

45.77

108.37

II. ĐỒ UỐNG VÀ THUỐC LÁ

1

3.53

103.56

............................

.............

.............

.............

X. ĐỒ DÙNG VÀ DỊCH VỤ KHÁC

9

4.64

106.95

 Chỉ số giá tiêu dùng chung khu vực thành thị của tỉnh A được tính như sau:

       

  • Chỉ số giá tính cho khu vực nông thôn cũng tính tương tự.

+ Bước 4: Tính chỉ số giá toàn tỉnh, thành phố.

Chỉ số giá của toàn tỉnh/thành phố cũng được tính từ chỉ số của các nhóm hàng từ cấp 4 trở lên. Trong đó:

  • Chỉ số giá các nhóm hàng cấp 4 cả tỉnh được tính từ chỉ số giá nhóm cấp 4 của 2 khu vực đã tính ở trên với quyền số ngang giữa hai khu vực nông thôn, thành thị, theo phương pháp bình quân số học gia quyền.
  • Cách tính chỉ số nhóm cấp 3 cho đến chỉ số chung cũng tương tự như bước 3 phần trên đã đề cập.
  • Quyền số được sử dụng để tính chỉ số chung của tỉnh/thành phố là quyền số dọc của cả tỉnh/thành phố.

b/ Tính chỉ số giá tiêu dùng so với gốc bất kỳ

 

 
 


Công thức tổng quát:

Trong đó:

Ipk/k-1  là chỉ số kỳ k cần tính so với kỳ trước bất kỳ;

Ipk/2000  là chỉ số kỳ k cần tính so với gốc 2000;

Ipk-1/2000  là chỉ số kỳ so sánh so với gốc 2000;

Áp dụng công thức tính trên khi tính chỉ số giá từ 2 tháng đến 12 tháng so với các gốc cùng kỳ hoặc kỳ trước.

c/ Tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm so với năm trước.

Công thức tổng quát:

                                                      (8)

Trong đó:

Ipnamc/c-1 là chỉ số giá năm báo cáo so với năm trước;

Ipic/2000 là chỉ số giá tháng i của năm báo cáo so với năm gốc 2000.

Ipic-1/2000 là chỉ số giá tháng i của năm trước so với năm gốc 2000.

Ví dụ: khi tính chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2002 so với năm 2001 ta tính như sau:

Giả sử ta đã có dẫy số liệu chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng của cả hai năm 2001-2002; năm gốc 2000 = 100.

                                                                                 Đơn vị tính:%

 

Năm 2001

Năm 2002

Tháng 1

99.0

102,4

Tháng 2

99.6

104,7

Tháng 3

98.0

103,9

Tháng 4

99.0

103,9

Tháng 5

99.0

104,2

Tháng 6

98.9

104,3

Tháng 7

99.9

104,2

Tháng 8

99.9

104,3

Tháng 9

100.4

104,5

Tháng 10

100.2

104,8

Tháng 11

100.4

105,1

Tháng 12

101.3

105,4

Chỉ số giá năm 2002 so với năm 2001 tính như sau:

Trường hợp muốn tính chỉ số giá năm báo cáo so với một năm bất kỳ, cách tính tương tự như trên. Chỉ cần thay mẫu số là dẫy chỉ số hàng tháng so với năm gốc (2000) của năm cần so sánh.

3. TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CHO CÁC VÙNG VÀ CẢ NƯỚC

3.1  Tính chỉ số giá các vùng kinh tế

  • Tính chỉ số giá khu vực nông thôn của các vùng (8 vùng) từ báo cáo chỉ số giá khu vực nông thôn của các tỉnh trong vùng.
  • Tính chỉ số giá khu vực thành thị của các vùng (8 vùng) từ báo cáo chỉ số giá khu vực thành thị của các tỉnh trong vùng.
  • Tính chỉ số giá vùng chung  cho cả hai khu vực (8 vùng);

3.2  Tính chỉ số giá cả nước

  • Tính chỉ số giá khu vực nông thôn cả nước, từ chỉ số giá khu vực nông thôn của 8 vùng.
  • Tính chỉ số giá khu vực thành thị cả nước, từ chỉ số giá khu vực thành thị của 8 vùng.
  • Tính chỉ số giá Chung cả nước;

Công thức: Laspeyres

Lưu ý: Cấp tỉnh, thành phố tính chỉ số giá tiêu dùng từ giá bình quân hàng tháng.

Cấp vùng và TƯ tính chỉ số giá tiêu dùng từ chỉ số giá của các địa phương, không tính trực tiếp từ giá bình quân vùng hoặc TƯ.

4.  PHƯƠNG PHÁP  XỬ LÝ  MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT.

4.1  Mặt hàng hoặc dịch vụ theo bảng giá kỳ gốc không còn xuất hiện ở kỳ báo cáo, cần thay thế bằng mặt hàng khác .

Nếu một mặt hàng đại diện nào đó không còn lưu thông trên thị trường cần thay thế bằng mặt hàng khác có tính đại diện hơn. Xử lý theo cách như sau:

  • Trước hết, tính chỉ số so với kỳ gốc của nhóm cấp 4 không có mặt hàng mới tham gia
  • Tính lại giá kỳ gốc của mặt hàng mới bằng cách: Lấy giá kỳ báo cáo của mặt hàng mới chia cho chỉ số nhóm cấp 4 vừa tính. Ghi giá đó vào bảng giá gốc thay cho giá gốc của mặt hàng cũ.

Ví dụ: Trong bảng giá gốc của tỉnh A, nhóm cấp 4 “Bia các loại” ” mã số 1223 có mặt hàng “Bia chai Halida 500ml”; nhưng đến tháng 2 năm 2002 trên thị trường không còn tiêu dùng mặt hàng Bia chai Halida 500ml  nữa mà thay bằng bia chai Foster 300ml. Vấn đề đặt ra cần thay thế  Bia chai Halida 500ml trong danh mục bằng bia chai Foster 300ml; do đó cần tính lại giá kỳ gốc 2000  cho mặt hàng bia chai Foster 300ml 

Cách tính như sau:

Mặt hàng

Mã số

Đơn vị tính

Giá kỳ gốc 2000

Giá kỳ BC

Chỉ số T1/01

so kỳ gốc

A

B

C

1

2

3=2/1

23/ Bia các loại

1223

 

 

 

105.8

- Bia hơi địa phương

122301

d/lít

5000

5500

110.0

- Bia chai Halida

122302

d/chai

      6600

-

 

- Bia lon Tiger

122303

d/lon

7800

8200

105.1

- Bia lon Heineken

122304

d/lon

9000

9200

102.2

- Bia Foster 300ml

122305

d/chai

5762

6000

 

Chỉ số giá nhóm 1223 so với kỳ gốc (2000) được tính như sau:

Từ đó tính giá kỳ gốc của mặt hàng bia Foster 300ml:

d/lon

Chú ý: Trường hợp giá của một số loại dịch vụ như  giá vé xem biểu diễn, xem phim tại Nhà hát, rạp chiếu phim,  sân vận động,  khu vui chơi giải trí, giá thuê phòng  khách sạn... tăng cao hơn  nhưng do chủ yếu do nâng cấp công trình, đổi mới trang, thiết bị phuc vụ (chất lượng dịch vụ đã thay đổi) ...cũng được xử lý như  trường hợp thay thế  mặt hàng mới và cần tính lại giá kỳ gốc cho các loại dịch vụ  đó theo cách tính nêu trên

4.2  Mặt hàng đại diện tiêu dùng mang tính thời vụ

Đối với những mặt hàng có tính thời vụ như rau quả tươi, quần áo đồng phục học sinh, ... khi hết mùa thường không còn  bán trên thị trường: trường hợp này cần áp dụng phương pháp lấy “giá chờ”, tức là lấy ngay mức giá tháng trước của mặt hàng đó (khi mặt hàng đó còn lưu thông trên thị trường) và tiếp tục dùng giá chờ đó đến khi mặt hàng đó xuất hiện  trở lại trên thị trường.

4.3  Giá điện sinh hoạt:

Có thể thu thập giá điện sinh hoạt  tại Sở điện lực của địa phương. Khi có sự điều chỉnh giá điện, Cục Thống kê cần tính lại giá bình quân gia quyền cho cả hai khu vực thành thị và nông thôn với  quyền số là mức tiêu dùng điện - theo các mức giá  do  Sở điện lực cung cấp.

Ví dụ: Sở Điện lực tỉnh X điều chỉnh giá điện sinh hoạt ngày 1 tháng 6 năm 2003, Cục Thống kê cần tính lại mức giá như sau:

 

Định mức

Đơn giá

Tỷ trọng cơ cấu

tiêu dùng điện

Giá cũ

Giá mới

Giá bình quân

662.5

738

100.0

Trong đó:

 

 

 

< 100 kw/h

500

550

50.0

101 – 150 kw/h

750

850

35.0

151 – 200 kw/h

950

1025

10.0

> 200 kw/h

1100

1260

5.0

+ Bước 1: Tính giá bình quân theo giá điều chỉnh:

Giá b/q =  738 đ/kwh

+ Bước 2 : Tính giá bình quân thực tế tháng 6/2003 theo số ngày gồm từ ngày 16/5 đến ngày 31/5 (16 ngày) tính với mức giá 662.5 đ/kwh và từ ngày 1 đến 15/6 (15 ngày) tính với mức giá 738 đ/kwh.

Giá bình quân tháng 6/2003:

 Giá b/q =  =  679.9 đ/kwh

Từ tháng 7/2003 lại sử dụng mức giá bình quân 738 đ/kwh (đã tính ở bước 1) làm giá bình quân cả tháng.

Đối với giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như xăng dầu, cước bưu điện, vé máy bay, tầu hoả ... khi điều chỉnh giá cần chú ý tính giá bình quân theo số ngày trong tháng

5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý.

Phần trên đã trình bày nội dung cụ thể của phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, việc tính chỉ số đã được thực hiện bằng chương trình phần mềm máy tính chuyên dụng. Vì vậy, để Chỉ số giá tiêu dùng có độ tin cậy cao, các  Cục Thống kê tỉnh/thành phố cần tập trung thực hiện tốt các công việc sau đây:

  • Thường xuyên rà soát lại danh mục hàng hoá dịch vụ của địa phương theo đúng yêu cầu.
  • Tổ chức tốt mạng lưới  thu thập giá (bao gồm khu vực điều tra, điểm điều tra, điều tra viên)
  • Thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công việc của các điều tra viên
  • Thường xuyên kiểm tra các báo cáo giá từ các điểm điều tra trước khi nhập tin; nếu phát hiện các trường hợp giá không hợp lý cần kiểm tra lại giá từ các điểm điều tra;
  • Nếu xảy ra trường hợp giá của một số mặt hàng hoặc dịch vụ không xuất hiện trong kỳ điều tra, cần thay thế mặt hàng mới phải hướng dẫn điều tra viên thu thập giá của mặt hàng mới thay thế, đồng thời khi tính chỉ số cần xử lý theo phương pháp đã qui định (xem mục 2.5)
  • Tổng hợp các báo cáo giá và chỉ số đúng kỳ hạn
  • Chú ý phân tích tình hình  biến động giá của địa phương, đặc biệt khi Nhà nước có những điều chỉnh giá.
  • Sau khi tổng hợp xong báo cáo giá và chỉ số các Cục Thống kê cần kiểm tra kỹ số liệu, tham khảo xu hướng chỉ số giá của các tỉnh/ thành phố lân cận – trước khi truyền và gửi báo cáo về Tổng cục thống kê.
  • Hiện nay, ở một số địa phương, do danh mục mặt hàng thu thập giá không chi tiết, không có qui cách phẩm cấp cụ thể nên đã xảy ra một số trường hợp: cùng tên một mặt hàng, tại cùng thời điểm thu thập giá, nhưng mức giá chênh lệch khá lớn giữa các điểm điều tra. Ví dụ: giá tháng 4/03 của Cục TK X, mặt hàng TV Sony màu 21 inch, khu vực thành thị giá 3,8 triệu đ/chiếc, khu vực nông thôn giá chỉ 3,5 triệu đ/chiếc. Nếu chỉ qui định tên mặt hàng như trên, điều tra viên sẽ tự do thu thập giá các mặt hàng họ lựa chọn. Vì vậy, trong trường hợp này, Cục TK cần qui định rõ ràng hơn như: TV Sony màu, 21 inch, công ty Sony Việt Nam sản xuất và số mã hiệu cụ thể như KV-XA21M83, hoặc KV-XA21M80...
  •  Mặc dù danh mục chuẩn thống nhất của Tổng cục Thống kê đã qui định rõ đơn vị tính lượng/giá cho từng mặt hàng, tuy nhiên trong thực tế một số tỉnh, thành phố vẫn sử dụng các loại đơn vị tính khác. Ví dụ, mặt hàng “Gạch lát nền” qui định đồng/m2 , có tỉnh thay đổi đồng/viên, nước mắm đồng/lít – có tỉnh tính đồng/chai ... Vì vậy, để đảm bảo tính so sánh,  cán bộ thống kê giá của Cục TK cần thường xuyên kiểm tra đơn vị tính giá của từng mặt hàng và  qui đổi, chỉnh sửa lại cho đúng.
  • Để giảm bớt khối lượng công việc thu thập giá, căn cứ vào mức độ biến động giá theo thời gian của các loại hàng hoá dịch vụ có khác nhau, Tổng cục Thống kê đã qui định lại như sau:

+ Những mặt hàng  thuộc nhóm hàng giá thường có sự biến động nhiều như lương thực, thực phẩm, VLXD ... thu thập giá 3 lần/ tháng (như  hiện nay đang làm);

+ Những mặt hàng thuộc nhóm hàng gía ít biến động hơn như hàng điện máy, xe đạp, xe máy ... thu thập giá 1 lần/tháng, vào kỳ thứ 3 – ngày 15 hàng tháng;

+ Một số mặt hàng do Nhà nước quản lý giá như điện, vé máy bay, cước bưu điện, học phí cấp 2, 3 trường công,  chỉ thu thập giá khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh giá...

Danh mục cụ thể các mặt hàng thu thập giá theo các kỳ khác nhau được qui định trong phụ lục 3.

Tuy nhiên, cần lưu ý: 

+ Đối với các mặt hàng chỉ thu thập giá một kỳ/tháng thì thu thập vào kỳ 3 (ngày 15 tháng báo cáo) giá bình quân tháng chính là giá kỳ thu thập.

+ Những mặt hàng chỉ thu thập giá khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh giá thì giá bình quân hàng tháng bình thường (tháng không có điều chỉnh gía) chính là giá hiện hành do Nhà nước qui định.

Cách đặt tên của các báo cáo trong chương trình máy tính:

  • Báo cáo giá tiêu dùng: gtd0+mã số tỉnh+tháng báo cáo.năm báo cáo.

Ví dụ : gtd00102.03 là báo cáo giá tiêu dùng của Hà Nội (mã tỉnh 01), tháng 2 năm 2003 ;

  • Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng: csg0+mã số tỉnh+tháng báo cáo.năm báo cáo.

Ví dụ : csg00102.03 là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 năm 2003 của Hà Nội.

Chú ý: mã số tỉnh theo mã số thống kê giá qui định, không lấy theo mã hành chính. Một số tỉnh cần bỏ chữ  m  sau cùng của tên file, do trước đây thêm chữ m để phân biệt hai loại báo cáo theo phương pháp cũ và mới cùng thực hiện hàng tháng, nay không cần thiết nữa.

Số lần đọc: 26124
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan