Tin nóng
23.09.2014

Thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2014 trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thế giới diễn biến phức tạp, các nước có nền kinh tế lớn vừa tìm biện pháp thúc đẩy  phát triển kinh tế, vừa đối phó với bất đồng chính trị và hỗ trợ cho các nước đồng minh thân cận; đấu tranh chính trị các phe đối lập, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ làm bùng nổ chiến sự tại các nước như Ucraina, Trung Đông, Thái Lan, trên biển đông và giải quyết bằng biện pháp trừng phạt kinh tế lẫn nhau giữa các nước mạnh gây nên bất ổn, tổn hại đến nền kinh tế và mối quan hệ trên thế giới...ngoài ra đại dịch Ebola đang hoành hành ở Tây Phi làm chết trên 2.400 người, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng nhanh là mối đe dọa cho cộng đồng trên thế giới...

Những sự kiện trên phần nào tác động đến kinh tế trong nước, sự việc tranh chấp trên biển Đông ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế và đời sống dân cư; trong sản xuất kinh doanh sức tiêu thụ còn thấp, giá cả và chất lượng hàng hóa luôn bị cạnh tranh; vốn tín dụng đưa vào nền kinh tế chưa mạnh, đối phó ngăn chặn dịch bệnh Ebola... Tuy nhiên kinh tế trong nước vẫn có lạc quan nhất định như: ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát;  kim ngạch xuất khẩu trong đó ngành nông - lâm - thuỷ đạt mức xuất siêu trên 5 tỷ USD; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,1% cao hơn mức toàn ngành (6,3%), trong đó sản phẩm thủy sản chế biến so cùng kỳ tăng khá 10,7%; lượng khách quốc tế tăng cao cũng góp phần kích thích tăng nhu cầu tiêu dùng, có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Ở tỉnh ta, 9 tháng đầu năm tình hình  KT-XH ổn định và phát triển, nhiều lĩnh vực  đạt kết quả khả quan như: thu ngân sách, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch… Bên cạnh đó, một số lĩnh vực còn gặp khó khăn như: kim ngạch xuất giảm so cùng kỳ; sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng còn thấp, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng phần nào đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Tình hình cụ thể trên từng lĩnh vực như sau:

A. VỀ KINH TẾ

1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 9 tháng năm 2014 (giá so sánh 2010) ước tính đạt 49.593,9 tỷ đồng, tăng 9,1%  so với cùng kỳ năm 2013.

Tốc độ tăng GDP của từng khu vực và mức đóng góp cho tăng trưởng chung của nền kinh tế trong 9 tháng 2014 đạt được như sau:

 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 

 

GDP 9 tháng đầu năm 2014

(tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ (%)

Đóng góp vào tăng trưởng 9 tháng 2014

(%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá so sánh 2010

 Tổng số

1. Nông, lâm, thủy sản

    - Nông, lâm nghiệp

    - Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

3. Dịch vụ

   

 

 65.140,091

26.256,454

17.045,565

9.210,889

14.550,612

24.333,025

 

 

 49.593,901   

20.525,485

14.285,033

   6.240,452   

11.116,174

17.952,242

 

 9,10

7,09

3,51

16,28

9,12

11,47

 

 9,10

2,98

1,06

1,92

2,04

4,08

 

+ Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,09%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,98% (cùng kỳ năm 2013 tăng 5,39%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,48%).

+ Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng tăng 9,12%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,04% (cùng kỳ năm 2013 tăng 11,62%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,49%).

+ Khu vực III: Dịch vụ tăng 11,47%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,08% (cùng kỳ năm 2013 tăng 13,28%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,33%).

Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tăng trưởng và mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm nay:

Trong 3 khu vực, khu vực III: Dịch vụ đóng góp cao nhất cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm 2014 (4,08%), nhưng thấp hơn 9 tháng năm 2013 (cùng kỳ 2013 đóng góp 4,33%). Chủ yếu do trong khu vực này tăng trưởng của ngành bán buôn, bán lẻ sửa chữa ô tô, mô tô... (tính cả kim ngạch xuất khẩu) chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực dịch vụ: 33,25%, 9 tháng năm nay chỉ tăng 10,7%, tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2013 (9 tháng năm 2013 tăng 14,27%), ngoài ra ngành vận tải kho bãi chiếm tỷ trọng 11,33%,  tăng 8,3%, tăng thấp hơn cùng kỳ (14,07%).

Ở khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản), đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là 2,98%, cao hơn cùng kỳ năm trước (2,48%). Nguyên nhân chính do ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng 35,11% trong khu vực này, 9 tháng đầu năm tăng 16,28%, tăng rất cao so cùng kỳ năm trước (chỉ tăng 6,71%).

Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng đóng góp cho tăng trưởng thấp nhất 2,04%, và thấp hơn 9 tháng năm 2013 (2,49%). Do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 67,07% trong khu vực II, tốc độ tăng 9,83%, thấp hơn cùng kỳ năm 2013 (cùng kỳ tăng 10,24%).

2. Tài chính - Ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách tháng 9 ước đạt 410,7 tỷ đồng, tăng 43,08% so tháng trước và bằng 94,95% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng tổng thu ngân sách được là 3.897 tỷ đồng, đạt 78,13% dự toán năm và tăng 7,19% so cùng kỳ năm trước.

Thu nội địa 2.439,5 tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán năm, trong đó thu từ các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 183,1 tỷ đồng, bằng 83,24% dự toán; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa ương 173,4 tỷ đồng, bằng 86,71%; thu từ doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài 146,9 tỷ đồng, bằng 65,31%; thu phí và lệ phí 53,1 tỷ đồng, bằng 85,77%; thuế thu nhập cá nhân 224,2 tỷ đồng, bằng 83,04%; thuế bảo vệ môi trường 136,4 tỷ đồng, bằng 78,85%; thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước 713,1 tỷ đồng, bằng 56,2%; thu tiền sử dụng đất 553,6 tỷ đồng, bằng 69,2% dự toán năm…Nếu so với cùng kỳ thì thu nội địa chỉ bằng 99,28%, trong đó các khoản thu giảm so cùng kỳ chủ yếu là các khoản thu: Thuế CTN ngoài NN, thu từ DN có VĐT nước ngoài, thuế TNCN và thu tiền sử dụng đất.

Chi ngân sách địa phương: tháng 9 tổng chi ngân sách ước tính 810,8 tỷ đồng, so tháng trước tăng 20,11% và so cùng kỳ năm trước tăng 1,42%. Lũy kế 9 tháng tổng chi 6.491,7 tỷ đồng, bằng 72,43% dự toán năm và tăng 10,64% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên 4.110 tỷ đồng, bằng 78,58% dự toán và tăng 6,66% so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 1.185,6 tỷ đồng, bằng 59,3% dự toán và tăng 30,81% so cùng kỳ.

2.2. Hoạt động Ngân hàng

Ngành Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cho vay với mức lãi suất hợp lý, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

Tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 41.146 tỷ đồng, đạt 90,57% kế hoạch năm tăng 6,73% so đầu năm, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 22.140 tỷ đồng, tăng 11% so đầu năm, chiếm 53,81% tổng nguồn vốn hoạt động.Vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tăng 25% so đầu năm, số dư 17.710 tỷ đồng, tiền gửi thanh toán và phát hành giấy tờ có giá đang có xu hướng giảm.

Doanh số cho vay 9 tháng đầu năm ước đạt 46.380 tỷ đồng, bằng 61,84% kế hoạch năm, tăng 15,75% so với đầu năm.

Dư nợ cho vay đạt 31.730 tỷ đồng, bằng 93,52% kế hoạch năm, tăng 2,06% so với quý trước, tăng 5,71% so đầu năm và tăng 11,25% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó: Khu vực I chiếm 28,66%, số dư 9.093 tỷ đồng; Khu vực II chiếm 22,17%, số dư  7.036 tỷ đồng; Khu vực III chiếm 49,17%, số dư 15.601 tỷ đồng. Trong dư nợ cho vay cho vay sản xuất kinh doanh chiếm  84,13%.  Nợ xấu ước 863 tỷ đồng, chiếm 2,72%/tổng dư nợ

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 31/8/2014 của một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Cho vay nông nghiệp nông thôn:  doanh số cho vay 8 tháng đạt 10.818 tỷ đồng; dư nợ 13.067 tỷ đồng, tăng 1,04% so với tháng trước, nhưng giảm 3,24% so đầu năm và giảm 0,66% so cùng kỳ năm  trước và chiếm 41,43% tổng dư nợ.

Cho vay lĩnh vực xuất khẩu: doanh số cho vay tháng 8 đạt 1.234 tỷ đồng; Dư nợ 4.532 tỷ đồng, tăng 26,80% so với đầu năm. Trong đó: Cho vay xuất khẩu gạo doanh số đạt 845 tỷ đồng, dư nợ 2.222 tỷ đồng, tăng 79,34% so với đầu năm; Cho vay xuất khẩu thuỷ sản doanh số 389 tỷ đồng, dư nợ 2.310 tỷ đồng, giảm 1,06% so với đầu năm.

 3. Đầu tư - xây dựng

Vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý trong 9 tháng ước tính được 3.004,6 tỷ đồng, đạt 71,21% so KH năm và tăng 5,82% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn cân đối ngân sách địa phương ước tính 902 tỷ đồng, đạt 73,04% KH, tăng 1,35% so cùng kỳ; Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 529,5 tỷ đồng, đạt 74,19% KH và tăng 1,97% so cùng kỳ; vốn ODA là  44,4 tỷ đồng, so KH đạt 66,3% và giảm 14,81% so cùng kỳ.

Thực hiện nguồn vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý chủ yếu tập trung đầu tư vào các công trình trọng điểm, thiết yếu mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Đầu tư nâng cấp các quốc lộ trên địa bàn, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cầu, đường giao thông tuyến huyện; các công trình điện nước và khu xử lý rác, nước thải; các khu dịch vụ thương mại, nhà ở; các dự án kết cấu hạ tầng KT-XH, dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục; nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi nội đồng phục vụ cho tưới, tiêu…

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản       

Chín tháng đầu năm 2014 giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 41.138,1 tỷ đồng, đạt 83,31% kế hoạch và tăng 8,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Nông nghiệp đạt 24.882 tỷ đồng, tăng 3,52%; thuỷ sản đạt 16.079,5 tỷ đồng, tăng 16,28% so cùng kỳ năm trước.

4.1. Nông nghiệp: Hiện các địa phương trong tỉnh tiếp tục thu hoạch lúa Hè thu, gieo sạ vụ Thu đông và chuẩn bị làm đất gieo cấy vụ Mùa năm tới.

Đến nay tổng diện tích gieo sạ lúa các vụ: Mùa, Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu đạt được 678.707 ha, tăng 0,43% (tăng 2.888 ha) so cùng kỳ năm trước và bằng 88,2%  kế hoạch năm. Sản lượng sơ bộ (không kê vụ Thu Đông) là 4.160.269 tấn, đạt 90,36% kế hoạch, tăng 3,66% so cùng kỳ.

 Vụ Hè Thu: Chính thức gieo sạ được 300.372 ha, đạt 100,12% kế hoạch (tăng  372 ha), so với vụ hè thu năm trước tăng 2,09%  (tăng 6.151 ha). Diện tích tăng chủ yếu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên nông dân tận dụng đất chưa trồng rừng và một phần diện tích trồng tràm kém hiệu quả sang trồng lúa. Đến nay đã thu hoạch được 261.300 ha, chiếm 87 % trên diện tích gieo sạ, năng suất ước đạt từ 5,35 – 5,4 tấn/ha.

 Vụ Thu Đông: đến nay đã gieo sạ đạt 75.418 ha thuộc các huyện ( Rạch giá, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng), diện tích gieo sạ nhiều nhất là ở hai huyện Giồng Riềng 30.003 ha, Tân Hiệp gần 24.891ha...Diện tích gieo sạ vụ Thu đông năm nay chỉ mới bằng 76,96% KH, giảm gần 15 ngàn ha so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chính là do lũ về sớm, nông dân ở huyện có đất sản xuất ngoài vùng đê bao phải ngưng gieo sạ. Ngoài ra do thời tiết nắng hạn, ít mưa nên thời gian gieo sạ lúa hè thu kéo dài so với lịch thời vụ, đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất lúa vụ Thu Đông.

Qua kết quả sản xuất lúa  ở các vụ năm nay cho thấy yếu tố về thời tiết và thời vụ tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất, khi vụ Hè thu sắp kết thúc và diện tích gieo sạ Thu Đông chỉ mới đạt 76,96% KH (cũng là thời điểm sắp kết thúc gieo sạ thu đông), trong khi sản lượng lúa sơ bộ (chưa kể Thu Đông) chỉ mới đạt 4.160.269 tấn (bằng 90,36% KH năm) cho nên dự kiến khả năng tiếp cận với chỉ tiêu 4.604.170 tấn lương thực theo kế hoạch 2014 là rất khó khăn.

 Vụ Mùa 2014-2015: Một số huyện vùng bán đảo Cà Mau như: An Minh, Vĩnh Thuận, An Biên... đã tiến hành chuẩn bị đất để gieo sạ vụ Mùa. Tính đến nay diện tích gieo trồng ước trên 16.000 ha.

Hiện giá bán lúa tươi tại ruộng đứng giá so với tháng trước cụ thể: IR 50404 có giá từ  4.900đ đến 5.050 đồng/kg, IR 2517, OM 6976, OM 5451, OM 4900, OM 7347, OM8901, Jasmine85 … có giá bán từ 5.100đ- 5.300đ/kg...

 Cây rau màu: Ngoài gieo trồng lúa các vụ, cây màu cũng được nông dân quan tâm sản xuất để cải thiện đời sống. Tính chung 9 tháng, một số cây màu có diện tích gieo trồng vượt kế hoạch và tăng so cùng kỳ năm trước như: dưa hấu 1.728 ha, vượt 1,65% KH và tăng 52,25% so cùng kỳ năm trước; khoai lang 1.408 ha, vượt 8,31% KH và tăng 14,47%; rau đậu các loại 7.910 ha vượt 6,17% KH và tăng 20,99% so cùng kỳ năm trước.

 Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 1-7 hàng năm, số lượng đàn trâu có 7.365 con, tăng 0,52% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 11.827 con, tăng 3,33 %; đàn gia cầm có sự phát triển ổn định và tăng trở lại với tổng đàn trên 5,1 triệu con, tăng 16,04%,  sự tăng trở của đàn gia súc, gia cầm là tín hiệu tích cực, trong điều kiện đầu năm đã xảy ra 3 ổ dịch cúm gia cầm bị tiêu hủy trên 7 ngàn con. Nguyên nhân tổng đàn tăng là do thời gian qua giá sản phẩm chăn nuôi tăng mức hợp lý và ổn định, nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh ngày một tăng và ngành thú y tỉnh đã quản lý tốt dịch bệnh tạo tâm lý tốt cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển đàn.

4.2. Lâm nghiệp: Tính từ đầu năm diện tích trồng rừng tập trung ước tính 100 ha; diện tích rừng được chăm sóc là 7,6 ngàn ha, giảm 1,78% so cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác 18,6 ngàn m3, tăng 2,04%; củi khai thác: 18,64 ngàn ste, tăng 4,19%; xảy ra 25 vụ chặt phá rừng, giảm 3 vụ, với diện tích rừng bị phá 0,79 ha, giảm 0,21 ha so cùng kỳ năm trước. Công tác tuần tra, kiểm soát rừng được ngành kiểm lâm tiếp tục duy trì  nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm Luật bảo vệ rừng.

4.3. Thủy sản

 Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Trong tháng 9 ước đạt 2.079,2 tỷ đồng, so với tháng trước giảm 10,29%, trong đó: giá trị khai thác 993,6 tỷ đồng, giảm  1,46 % và giá trị nuôi trồng 1.085,6 tỷ đồng, giảm 17,1%. Tính chung 9 tháng giá trị sản xuất thủy sản là 16.079,5 tỷ đồng, đạt 78,51% kế hoạch năm và tăng 16,28% (tăng 2.251 tỷ đồng) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: giá trị khai thác 8.817,8 tỷ đồng, đạt 77,49% kế hoạch và tăng 5,86% (tăng 488 tỷ đồng) và giá trị nuôi trồng là 7.261,6 tỷ đồng, đạt 79,8% kế hoạch và tăng 32,06% (tăng 1.763 tỷ đồng) so cùng kỳ.

 Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng): Trong tháng 9 ước đạt 60,9 ngàn tấn, giảm 3,43% so tháng trước (giảm 2,1 ngàn tấn), gồm: sản lượng khai thác đạt 39 tấn, sản lượng nuôi trồng gần 21,9 ngàn tấn. Tính chung 9 tháng tổng sản lượng thủy sản  ước 484,5 ngàn tấn, đạt 79,06% kế hoạch năm và tăng 12,59% (tăng  54,1 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước. Trong đó: cá các loại 287,9 ngàn tấn, tăng 12,02% (tăng 30,8 ngàn tấn); tôm  69,3 ngàn tấn, tăng 17,24% (tăng 10,2 ngàn tấn); mực 45,3 ngàn tấn, tăng 6,06% (tăng 2,5 ngàn tấn) so cùng kỳ..

 Sản lượng khai thác: Tháng 9 ước đạt 39 ngàn tấn, giảm 1,59% so tháng trước (giảm 632 tấn), trong đó: cá các loại đạt 26,8 ngàn tấn, giảm 1,45% (giảm 395 tấn); tôm 3,2 ngàn tấn, giảm 4,7% (giảm 161 tấn), mực 5,1 ngàn tấn, giảm 1,72% (giảm 89 tấn)...Tính chung 9 tháng sản lượng khai thác là 349,3 ngàn tấn, đạt 78,51% kế hoạch năm và tăng 7,26% (tăng 23,6 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá các loại 239,4 ngàn tấn, tăng 23 ngàn tấn; tôm đạt 30,4 ngàn tấn, tăng 91 tấn; mực đạt 45,3 ngàn tấn, tăng 2,56 ngàn tấn; thủy sản khác 34 ngàn tấn, giảm 2,1 ngàn tấn.

 Sản lượng nuôi trồng: Tháng 9 ước đạt 21,8 ngàn tấn, giảm 6,55% so tháng trước (giảm 1,5 ngàn tấn), bao gồm: cá nuôi 9,2 ngàn tấn, tăng 19,73% (tăng 1,5 ngàn tấn); tôm 6,2 ngàn tấn, giảm 0,62% (giảm 39 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng đạt 2,9 ngàn tấn, tăng 71,24% (tăng 1,2 ngàn tấn) và thủy sản khác 6,3 ngàn tấn, giảm 32,29% (giảm 3 ngàn tấn). Tính chung 9 tháng sản lượng nuôi trồng dự kiến 135,1 ngàn tấn, đạt 80,52% kế hoạch năm và tăng 29,18% (tăng 30,5 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước, bao gồm: cá các loại 48,4 ngàn tấn, tăng 19,23% (tăng 7,8 ngàn tấn); tôm đạt 38,9 ngàn tấn, tăng 35,03% (tăng 10 ngàn tấn) trong đó: tôm thẻ đạt 11,1 ngàn tấn, tăng 41,93% (tăng 3,2 ngàn tấn)  và thủy sản khác (cua, sò, hến)  47,7 ngàn tấn, tăng 35,89% (tăng 12,5 ngàn tấn).

Do ảnh hưởng mưa bảo trong tháng sản lượng khai thác giảm so tháng trước, riêng lượng tôm nuôi thẻ chân trắng tháng này được các doanh nghiệp, hộ nuôi ở Thị xã Hà Tiên, Kiên Lương và Giang Thành thu hoạch tăng cao.

  Nhìn chung từ đầu năm hoạt động thủy sản khá thuận lợi, diện tích và sản lượng tôm nuôi tăng cao, diện tích thủy sản nuôi thả đạt 121.411 ha cao hơn cùng kỳ năm trước là 12.200 ha và vượt kế hoạch đề ra 36,41% (32,4 ngàn ha), trong đó, diện tích nuôi tôm đạt 87.593 ha, tăng 0,84% so cùng kỳ, diện tích nuôi tôm công nghiệp là     . Thời tiết có phần thuận lợi nên dịch bệnh ít tôm cho năng suất cao, việc thu hoạch đại trà diện tích tôm lúa để cải tạo ruộng chuẩn bị cho xuống giống vụ mùa, đưa giá trị nuôi trồng 9 tháng qua tăng rất cao so cùng kỳ và hơn cả giá trị khai thác. Sản lượng cá nuôi cũng tăng, trong đó cá nước lợ tận thu trong vuông tôm và cá nước ngọt tăng mạnh do tâm lý bà con thu hoạch trước lũ. Thủy sản khác như sò, hến, cua những tháng đầu năm được giá nhân dân các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh thu hoạch rộ nâng sản lượng thủy sản khác tăng đáng kể trên 12 ngàn tấn. Lĩnh vực khai thác biển thời tiết tương đối thuận lợi, mặt khác Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân vay vốn, khắc phục khó khăn, cải hoán nâng cao công suất phương tiện đánh bắt xa bờ, từ đó sản phẩm có giá trị cao như: mực và tôm cũng đã bắt đầu tăng lên, ngoài ra giá bán sản phẩm từ đầu năm đến nay khá ổn định nên ngư dân yên tâm bám biển sản xuất dài ngày.

Tuy nhiên, hoạt động khai thác và nuôi trồng vẫn còn có khó khăn: nguồn hải sản ngày một cạn dần, từ việc khai thác bừa bãi đã làm hủy diệt môi trường sống và sinh sản các loài hải sản, năng suất khai thác và công suất máy tàu ngày một tăng, dẫn đến sản lượng cá tạp còn chiếm tỷ trọng lớn làm giá trị khai thác chưa cao. Sản lượng ốc hương, cá lồng bè nuôi ven biển Phú Quốc, Kiên Hải giảm đi do dịch bệnh, người nuôi không mạnh dạn đầu tư khi ngành chức năng nghiên cứu điều trị chưa kịp thời. Tính đến nay diện tích tôm thả nuôi đạt 90.288 ham trong đó tôm nuôi công nghiệp,BCN 1.898 ha, đạt 79%  kế hoạch, là sản phẩm cho giá trị cao đối với ngành thủy sản, vấn đề quan tâm hiện nay cũng là tình hình dịch bệnh phải ngăn chặn có hiệu quả, giá cả đầu ra cũng cần ổn định, thị trường tiêu thụ dễ dàng, nạo vét kênh mương dẫn nước thuận lợi, nhằm tạo điều kiện phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp trong thời gian tới.

5. Sản xuất công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp

Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tháng 9 toàn ngành tăng 4,17% so tháng trước và tăng 18,55% so cùng kỳ năm trước, trong đó: so với tháng trước chỉ có 2 ngành tăng khá là xay xát và sản xuất bột tăng 6,45% và sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 4,02%.

Tính chung 9 tháng chỉ số phát triển công nghiệp toàn tỉnh tăng 9,66% so cùng kỳ, trong đó: chỉ số tăng cao so với cùng kỳ ở các ngành như: chế biến bảo quản thủy sản tăng 21,86%; ngành khai thác đá, cát, sỏi tăng 12,7%; sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 9,9%, còn lại các ngành khác tăng dưới mức tăng chung toàn ngành.

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010): Tháng 9 ước thực hiện 2.761,9 tỷ đồng, tăng 5,45% so tháng trước. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt giá trị cao nhất 2.620,7 tỷ đồng, tăng 5,61%; ngành khai khoáng 40,8 tỷ đồng, tăng 6,41%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí (nước đá) đạt 89,9 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước...

Tính chung 9 tháng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 22.024,3 tỷ đồng, đạt 67,5% kế hoạch năm và tăng 9,86% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 20.912,1 tỷ đồng, đạt 67,39% KH, tăng 9,83%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 699,3 tỷ đồng, tăng 8,89%; ngành khai khoáng 316,7 tỷ đồng, tăng 13,39% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 94,8 tỷ đồng, tăng 13,19% so cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu:  Trong 9 tháng sản phẩm đạt mức khá so kế hoạch và tăng so cùng kỳ năm trước như: Xi măng Trung ương 689,2 ngàn tấn, vượt 1,36% kế hoạch và tăng 62,48%; xi măng địa phương 563,2 ngàn tấn, đạt 75,1% KH và tăng 5,45%; bột cá 70,2 ngàn tấn, vượt 8,08% kế hoạch, tăng 21,49%;  mực đông 11,7 ngàn tấn, đạt 93,89% kế hoạch và tăng 52,06%; cá hộp 7,3 ngàn tấn, đạt 73,47% kế hoạch và tăng 9,87%; nước máy 20,5 triệu m3, đạt 74,33% kế hoạch và tăng 8,66% so cùng kỷ.

Các sản phẩm có mức sản xuất đạt thấp so kế hoạch và so cùng kỳ năm trước như: xi măng VĐT nước ngoài được 1,3 triệu tấn, bằng 65,17% KH, giảm 3,03% so cùng kỳ; tôm đông 2,4 ngàn tấn, bằng 46,29% KH và giảm 20,67%; cá đông 1,6 ngàn tấn, bằng 33,48% KH và giảm 37,49%; đường các loại 3 ngàn tấn, bằng 32,21% KH, giảm 38,18% so cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp 9 tháng qua, giá trị sản xuất đạt kế hoạch còn thấp, tuy nhiên những tháng gần đây có tín hiệu khả quan đối với hai ngành sản xuất chủ lực của tỉnh là sản xuất xi măng và chế biến thủy sản, mức sản xuất tăng cao so với các ngành khác. Do đó, trong thời gian tới để ngành công nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng nhanh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh cao hơn, các ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi  hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh như: dễ tiếp cận vốn vay, giảm lãi suất cho vay, can thiệp cạnh tranh phá giá thu mua nguồn nguyên liệu từ doanh nghiệp ngoài tỉnh; đối với các khu công nghiệp quan tâm đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp thực hiện theo tiến độ, có chính sách thật hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Hoạt động của doanh nghiệp: Trong tháng 9 số doanh nghiệp thành lập mới là 114 doanh nghiệp, tăng 11,76% so tháng trước với tổng số vốn đăng ký 816 tỷ đồng, tăng 38,31%. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 7,2 tỷ đồng, tăng 33,33% . Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của 90 doanh nghiệp, tăng 11,11% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng, có 749 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 5.096 tỷ đồng, tăng 18,88% về số doanh nghiệp và tăng gấp 2 lần về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là 6,8 tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, ngừng hoạt động trong 9 tháng 712 doanh nghiệp, tăng 76,24% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình hoạt động doanh nghiệp trong 9 tháng qua có tín hiệu tích cực thể hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn số doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả

6.1 Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 9 có phần sôi động, là tháng có lễ hội lớn, trong đó: lễ hội kỷ niệm 146 năm ngày hy sinh AHDT Nguyễn Trung Trực, được đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh về dự. Nhân dịp này Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Kiên Giang tổ chức Hội chợ Công Thương vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL năm 2014 để các tổ chức, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, đồng thời để tăng sức mua sắm trong dân.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước tính gần  4.480,3 tỷ đồng, tăng 5,06% so tháng trước và tăng 20,2% so cùng kỳ năm trước, trong 12 nhóm hàng thì có 10 nhóm tăng và 2 nhóm giảm; nhóm hàng có doanh thu tăng nhiều nhất là nhóm hàng ô tô các loại tăng 7,04% và nhóm tăng thấp nhất là nhóm nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) chỉ tăng 0,10%; hai nhóm hàng có doanh thu giảm là: nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 6,66% và nhóm xăng dầu các loại giảm 2,88%. Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ được 45.897,0 tỷ đồng, đạt 83,09% kế hoạch năm. Trong đó: tổng mức bán lẻ được 35.778,02 tỷ đồng, đạt 77,58% kế hoạch năm, tăng 14% so cùng kỳ năm trước; bao gồm: kinh tế Nhà nước đạt được: 656,15 tỷ đồng, kinh tế tập thể:  35,82 tỷ đồng, kinh tế cá thể: đạt 19.450,46 tỷ đồng và kinh tế tư nhân: 15.635,57 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: Trong tháng Lễ hội nên doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đều tăng, tăng cao nhất doanh thu dịch vụ lưu trú. Dự kiến tổng doanh thu đạt 779,5 tỷ đồng, tăng 6,23% so tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú: 48,6 tỷ đồng, tăng 36,29%; doanh thu dịch vụ ăn uống: 727,2 tỷ đồng, tăng 4,7%; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: 3,6 tỷ đồng, giảm 4,75%. Tính chung 9 tháng tổng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 7.380,1 tỷ đồng, gồm doanh thu dịch vụ lưu trú: 396,9 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ ăn uống: 6.946,3 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch: 36,9 tỷ đồng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường vẫn được ngành Công thương chỉ đạo hoạt động thường xuyên, liên tục, xử lý kịp thời hiện tượng đầu cơ, găm hàng, nâng giá. Đặc biệt chú trọng công tác chống gian lận thương mại và buôn lậu qua biên giới. Trong tháng 8 năm 2014, Chi cục quản lý thị  trường đã thống kê được 464 cơ sở kinh doanh, kiểm tra 248 vụ việc, qua đó phát hiện 38 vụ vi phạm quy định nhà nước. Trong đó có 24 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, một vụ gian lận thương mại, 13 vụ vi phạm trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 791 triệu đồng. Lũy kế 8 tháng kiểm tra 1.534 vụ việc, trong đó phát hiện 353 vụ vi phạm quy định nhà nước, đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 3,6 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Dự kiến trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu đạt 41,9 triệu USD, giảm 17,38% so với tháng trước và giảm 26,66% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: hàng nông sản 25,7 triệu USD, giảm 23,23% so tháng trước; hàng thủy sản 14,8 triệu USD, giảm 6,61% so tháng trước và hàng hóa khác (mì gói, nước rửa chén xuất qua cửa khẩu Hà Tiên) được 1,3 triệu USD, tăng 1,06% so tháng trước.

Mặt hàng chủ yếu dự kiến xuất trong tháng  gồm: gạo 51,9 ngàn tấn, giảm 32,95% so tháng trước; tôm đông 345 tấn, giảm 8%; cá đông 240 tấn, giảm 28,78%; mực đông và tuộc đông 1.245 tấn, tăng 1,06%; thủy sản đông khác 5,9 ngàn tấn, tăng 0,7%; cá đóng hộp 1,6 triệu lon, tăng 22,13%; cá cơm sấy 50 tấn, tăng 2,1 lần.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 giảm so với tháng trước, nguyên nhân là do các công ty xuất khẩu gạo chưa thực hiện hết các hợp đồng với đối tác phải chuyển qua tháng sau;  do một số công ty tạm ngưng hoạt động xuất khẩu như: Công ty Thuận Phát và Kiên An Phú và Công ty CP chế biến thủy sản Trung Sơn mới hoạt động, nên kim ngạch xuất khẩu chính thức tính chung trong tháng 8.

Tính chung 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 329,4 triệu USD, bằng 49,17% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước giảm 33,25% (giảm 164 triệu USD). Bao gồm: hàng nông sản 207,3 triệu USD, bằng 47,12% kế hoạch và giảm 33,9% (giảm 106,3 triệu USD); hàng thủy sản 112,7 triệu USD, bằng 64,41% kế hoạch và tăng 5,62% so cùng kỳ (tăng gần 6 triệu USD) và hàng hóa khác 9,4 triệu USD, bằng 17,13% kế hoạch và giảm 87,13% (giảm 63,7 triệu USD) so cùng kỳ.

Trong 9 tháng, lượng gạo xuất dự kiến  471,1 ngàn tấn, bằng 42,83% kế hoạch năm và giảm 39,16% (giảm 303 ngàn tấn) so cùng kỳ năm trước; tôm đông: 2,9 ngàn tấn, giảm 6,62% (giảm 206 tấn); thủy sản đông khác: 5,9 ngàn tấn, giảm 10,23%; mực đông và tuộc đông: 9 ngàn tấn, tăng 28,61%; cá đông: 2,4 ngàn tấn, tăng 40,97%; cá cơm sấy 390 tấn,tăng 41,3%..

Cụ thể các công ty kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh dự kiến xuất trong tháng 9 như sau: Công ty Du lịch - Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 16.900 tấn với trị giá trên 7,5 triệu USD, ủy thác 58 tấn với trị giá trên 21 ngàn USD. Công ty kinh doanh nông sản ước xuất 3.218 tấn với trị giá trên 1,3 triệu USD, trong đó ủy thác xuất 400 tấn với trị giá gần 161 ngàn USD. Công ty Thương mại-dịch vụ dự kiến ủy thác xuất 1.200 tấn với trị giá 440 ngàn USD. Công ty Cp nông lâm sản dự kiến xuất  trực tiếp 2.000 tấn với trị giá trên 1,1 triệu USD và ủy thác xuất 500 tấn với trị giá 201 ngàn USD. Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang dự kiến xuất trực tiếp 22.780 tấn với trị giá trên 12,9 triệu USD, và ủy thác xuất 5.266 tấn với trị trên 2 triệu USD. Thị trường xuất khẩu trong tháng 9 chủ yếu là Châu Phi và Trung Quốc.

Chín tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt thấp, chủ yếu từ mặt hàng gạo thị trường xuất chưa mạnh, hàng thủy sản như: mực đông, cá đông mặc dù kim ngạch xuất tăng nhưng do lượng xuất còn ít nên trị giá chưa đóng góp được nhiều cho tổng kim ngạch xuất khẩu.

 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9 ước tính 2,2 triệu USD, chỉ bằng 0,5% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng trị giá nhập được 458,4 triệu USD, tăng 11,5 lần kế hoạch năm và tăng 17,8 lần so cùng kỳ năm trước (do trong tháng 8 Cty TNHH Vinpearl Phú Quốc nhập thiết bị, vật tư khối khách sạn, sân Golf, khu vui chơi giải trí, trị giá nhập lên đến 439.699 triệu USD).. Các mặt hàng nhập như: gỗ nhóm I hiện nhập trở lại qua đường tiểu ngạch trên địa bàn với trị giá gần 320 ngàn USD; thiết bị, sắt làm lưỡi câu mực; giấy Krapt, hạt nhựa làm bao bì, thạch cao...

6.3 Vận tải:

Trong tháng hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách đều tăng so với tháng trước, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng vì ngay trong dịp nghỉ lễ 2/9 dài ngày và  dịp lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Vận tải hành khách: Tháng 9 ước tính 4,9 triệu lượt khách, tăng 3,94% so tháng trước và tăng 12,24% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 234,7 triệu HK.km, tăng 4,66% so tháng trước và tăng 4,74% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng vận tải hành khách được 44,2 triệu lượt khách, đạt 76,85% kế hoạch và tăng 10,07% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 2.517,4 triệu HK.km, đạt 79,85% kế hoạch và tăng 13,27% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 35,5 triệu lượt khách, tăng 10,14% so cùng kỳ và luân chuyển 1.992,2 triệu lượt khách.km, tăng 12,54%; Vận tải hành khách đường sông 7,4 triệu lượt khách, tăng 10,36% và luân chuyển 396,6 triệu lượt khách.km, tăng 17,69%; Vận tải hành khách đường biển 1,2 triệu lượt khách, tăng 6,56% và luân chuyển 128,5 triệu lượt khách.km, tăng 11,65% so cùng kỳ năm trước.

            Vận tải hàng hóa: Trong tháng 9 ước tính được 757 ngàn tấn, tăng 2,57% so tháng trước và tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 104,3 triệu tấn.km, tăng 2,66% so tháng trước và tăng 23,81% so cùng kỳ năm trước.

            Lũy kế 9 tháng vận tải hàng hóa được 6,5 triệu tấn, đạt 78,13% kế hoạch và tăng 7,97% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 888,5 triệu tấn.km, đạt 77,25% kế hoạch và tăng 7,96% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ được 2 triệu tấn, tăng 8,62% so cùng kỳ và luân chuyển 279,2 triệu tấn.km, tăng 9,02%; Vận tải hàng hóa đường sông 2,7 triệu tấn, tăng 7,74 luân chuyển 337,1 triệu tấn.km, 272,2 triệu tấn.km, tăng 7,62% so cùng kỳ năm trước.

            Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong tháng 9, ngành Giao thông vận tải đã tăng cường chỉ đạo và phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra, kiểm soát, phân luồng, tuyến để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ổn định luồng tuyến, giá cước đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong những ngày nghỉ lễ và lễ hội trong tỉnh.

            6.4. Bưu chính -Viễn thông

          Hoạt động Bưu chính, Viễn thông 9 tháng qua đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong những ngày Lễ, Tết, các kỳ thi tốt nghiệp trên địa bàn tỉnh.

          Trên lĩnh vực bưu chính: toàn tỉnh có  26 bưu cục; 140 điểm Bưu điện văn hóa xã đang hoạt động với bán kính phục vụ: 3,1 km; phát hành báo chí công ích: 2.332 ngàn tờ; doanh thu 9 tháng ước đạt 48 tỷ đồng, tăng 20% so cùng kỳ

          Về viễn thông: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.890.853 thuê bao, mật độ thuê  bao 106 trên 100 dân,  trong đó: thuê bao cố định: 113.202 thuê bao; thuê bao di động 1.777.651 thuê bao và 212 tổng đài điện thoại. Lượng thuê bao di động do Nhà nước tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý thời gian qua sụt giảm nay đã dần ổn định.  Tổng số thuê bao internet hiện có trên mạng 72.224 thuê bao.  Doanh thu viễn thông (chỉ tính doanh thu doanh nghiệp lớn) trong 9 tháng ước đạt 1.219 tỷ đồng, tăng 48,66% so cùng kỳ năm trước.

6.5. Du lịch

Trong tháng 9 có nhiều dịp lễ hội, nên lượng khách du lịch đến tỉnh tăng cao. Tổng lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh trong tháng 9 ước tính được 287,6 ngàn lượt khách, tăng 5,83% so tháng trước và tăng 43,38% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch đạt 163,3 ngàn, tăng 23,66% so với tháng trước. Trong số khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 148,6 ngàn lượt khách tăng 25,38% so tháng trước và khách du lịch đi theo tour đạt 14,7 ngàn lượt khách,tăng 8,69%.

Từ đầu năm đến nay tổng số khách du lịch ước thực hiện  3,06 triệu lượt khách, đạt 73,75% kế hoạch năm và tăng 8,19% so cùng kỳ năm trước, trong đó: lượt khách đến các cơ sở lưu trú du lịch được 1,296 triệu lượt người, đạt 99,72% kế hoạch, tăng 41,09% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ  là 1,19 triệu lượt người, vượt 2,16% kế hoạch năm tăng 42,79% so cùng kỳ và khách du lịch đi theo tour  đạt 106,2 ngàn lượt khách, đạt 78,67% kế hoạch và tăng 33,54% so cùng kỳ năm trước.

Nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được triển khai thực hiện. Tính đến nay, toàn tỉnh có 239 dự án đầu tư du lịch, trong đó có 145 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Riêng Phú quốc có 185 dự án, trong đó đượ cấp phép là 123 dự án.

          6.6. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 9/2014 (tính từ 15/8 - 15/9) tiếp tục tăng nhẹ 0,23% so tháng trước, chủ yếu là nhóm giao dục tăng mạnh 4,36% (do đầu năm học học phí mẫu giáo tăng 4,6%, học phí phổ thông  tăng 12,5%); kế đến nhóm lương thực tăng nhẹ 0,53% và thực phẩm tăng 0,16%; một số nhóm hàng khác còn lại tương đối ổn định. Ngoài ra, có hai nhóm hàng giảm: nhóm ở, điện nước, chất đốt giảm 0,24% (do giá gas đầu tháng 9 giảm 7.000đ/bình) và nhóm giao thông giảm 1,56% (do giá xăng giảm 4,43%, tổng cộng 3 lần trong tháng xăng giảm 1.120đ/lít) nên đã làm cho chỉ số giá tháng 9 tăng chậm lại.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng trước ở khu vực thành thị tăng 0,22%, khu vực nông thôn tăng 0,24%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 12/2013 (sau 9 tháng) tăng 2,32%, trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục +4,49%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so với tháng 9/2013 (sau 1 năm) tăng 3,95%, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống +6,29% . Chỉ số giá tiêu dùng bình quân so cùng kỳ tăng 4,51%

Chỉ số giá vàng tháng 9 (tính đến 15/9/2014) so tháng trước giảm 1,25% (giảm 144.000đ/chỉ), bình quân giá bán trong tháng là 3.204.000đ/chỉ. Chỉ số giá vàng sau 9 tháng tăng 2,36% và sau một năm giảm 5,99%.

Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 9 giảm 0,02% so với tháng trước. Đến thời điểm điều tra ngày 15/9/2014 tại Ngân hàng Ngoại Thương bán ra là 21.210đ/USD, thị trường tự do bán 21.220đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 9 so với tháng 12/2013 (sau 9 tháng) tăng 0,25% và sau một năm giảm 0,25%.

7. Một số tình hình xã hội

7.1 Tình hình đời sống dân cư: Trong 9 tháng đầu năm 2014 đời sống các tầng lớp dân cư trong tỉnh tương đối ổn định. Hàng hóa tiêu dùng phong phú với giá cả tăng không cao, thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 so đầu năm chỉ tăng 2,32%, là năm có chỉ số giá tăng thấp nhất so với nhiều năm trước đây (năm 2013 tăng 3,42%, năm 2012 tăng 4,63%; năm 2011 tăng 15,51%...), từ đó chi cho tiêu dùng của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ít gặp khó khăn hơn.  Đối với khu vực nông thôn, đời sống nông dân trong tỉnh chưa được cải thiện nhiều do giá cả đầu ra bấp bênh. Khu vực thành thị đời sống nhân dân ổn định có phần cải thiện, khi  giá  cả tiêu dùng có xu hướng giảm.

 Công tác đền ơn đáp nghĩa và bảo trợ xã hội:  trong 9 tháng đầu năm 2014 toàn tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh và bàn giao 261 căn nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách với tổng kinh phí 13 tỷ đồng. Tổ chức nhiều hoạt động như: kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ  27/7 đi thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có công, thương bệnh binh; tham gia lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ, với kinh phí trên 4,5 tỷ đồng …. Thăm hỏi và hỗ trợ tặng quà cho gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo cà hộ khó khăn gần 2 tỷ đồng.

7.2 Giải quyết việc làm và đào tạo nghề: Trong tháng 9 giải quyết việc làm cho 2.316 lượt người. Trong đó: lao động trong tỉnh 1.070 lượt người; lao động ngoài tỉnh 1.245 lượt người; xuất khẩu lao động 01 người. Nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm từ đầu năm tới nay lên 25.768 lượt người, đạt 78,05% kế hoạch (trong đó lao động trong tỉnh: 11.948 lượt người, lao động ngoài tỉnh: 13.770 lượt người, xuất khẩu lao động 50 người).

Từ đầu năm đến nay, các trường, trung tâm, cơ sở tổ chức dạy nghề cho 18.848 người, đạt 75,4% so với kế hoạch, trong đó: Trung cấp nghề: 127 người, sơ cấp nghề: 5.966 người, dạy nghề dưới 3 tháng: 12.755 người. Giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 3.809 người lao động.

7.3 Về giáo dục, đào tạo: Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm hè 2014 của ngành; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm bảo phục vụ khai giảng năm học 2014-2015. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn và chính trị hè; chỉ đạo toàn ngành tổ chức Lễ khai giảng năm học trong không khí trang trọng, vui tươi, nhằm tạo tâm lý phấn khởi, sẵn sàng bước vào năm học mới.

Năm học 2014-2015, về cơ sở vật chất trường, lớp đều tăng so khai giảng năm học trước. Toàn ngành có 656 trường học (tăng 17 đơn vị, trường), gồm Mầm non 124, tiểu học 297, Phổ thông cơ sở 42, Trung học cơ sở 124, Trung học phổ thông 51, Trung tâm giáo dục thường xuyên 15, Nhà trẻ 3), với 1.853 điểm trường (tăng 48 điểm trường), huy động 11.773 lớp (tăng 31 lớp), 325.207 học sinh; tổng số giáo viên là 18.556 (tăng 38 GV); tổng số phòng học hiện có là 9.421 (tăng 194 phòng).

7.4  Về y tế : Trong chín tháng đầu năm, ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, công tác phòng, chống dịch, bệnh; phát hiện kịp thời các ổ dịch, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả không để lan rộng và bùng phát thành dịch; Tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh sởi – Rubella trên địa bàn toàn tỉnh; tăng cường bác sĩ từ tuyến huyện về hỗ trợ các trạm Y tế xã trong công tác khám, điều trị bệnh; Đảm bảo thuốc, hóa chất đầy đủ sẵn sàng đáp ứng cho công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh...

Toàn tỉnh hiện có 13 bệnh viện, 145 trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực, với 7.053 cán bộ y tế, 1.010 bác sĩ. Trong 9 tháng các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám bệnh cho 3.738.246 lượt người, bằng  97,72% so cùng kỳ năm 2013; điều trị nội trú cho 161.218 lượt bệnh nhân, tăng 4,04%; tỷ lệ khỏi bệnh 87,57 % bằng 103,32% so với cùng kỳ, số bệnh nhân tử vong 287 (tăng 39 bệnh nhân).

Tình hình diễn biến các bệnh truyền nhiễm tính từ đầu năm: Bệnh Tay chân miệng: mắc 1.206 cas, tăng 390 ca so cùng kỳ năm 2013. Các địa phương có số ca mắc cao là Giồng Riềng 220 cas, Rạch Giá 214 cas, Hòn Đất 197 cas, Vĩnh Thuận 103 cas; các huyện còn lại có số ca mắc rải rác (cao nhất 76 cas và thấp nhất là 09 cas). Bệnh sốt xuất huyết: có 315 cas mắc, giảm 351 cas so cùng kỳ năm 2013.  Bệnh xảy ra ở hầu hết các địa phương 13/15 huyện, TP (02 huyện chưa phát hiện ca bệnh là Thị xã Hà Tiên và huyện Giang Thành). So với những tháng gần đây tình hình bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng tăng, nhưng so với cùng kỳ năm 2013 thì số ca mắc giảm, không có trường hợp nào biến chứng nặng gây tử vong. Bệnh HIV/AIDS: Tổng số ca xét nghiệm máu là 34.957 đạt 232,8% % kế hoạch năm, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ; số cas nhiễm HIV là 214 cas đạt 107% kế hoạch năm, bằng 93,45% so với cùng kỳ;  số cas chuyển sang AIDS là 153 cas bằng 188,89% so với cùng kỳ, tử vong 36 cas, tăng 22 cas so với cùng kỳ.

7.5 Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Tổng số mẫu xét nghiệm 9 tháng đầu năm là 1.226/2.300 mẫu đạt 53,3% kế hoạch năm. Test nhanh 1.795/2.700 mẫu đạt 66,48% kế hoạch năm. Khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm. là 9.786/18.000 người đạt 54,36% kế hoạch năm. Trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào, số trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra rải rác tại một số địa phương. Trong 9 tháng thì số ca ngộ độc thực phẩm tăng khá so với cùng kỳ, tổng số ca ngộ độc thực phẩm là 111 ca, tăng 78 cas so cùng kỳ,  trong đó, ngộ độc do cồn là 96 ca, ngộ độc thực phẩm 11 ca.

7.6 Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao: 9 tháng đầu năm 2014 hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra khá sôi động, đã tổ chức, tuyên truyền  các ngày Lễ hội lớn: Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), Quốc khánh 2/9...;  khai mạc  Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Kiên Giang lần thứ VII năm 2013-2014, với sự tham gia biểu diễn của 1.000 lực lượng vũ trang, thanh thiếu niên, diễn viên, nghệ sĩ, ca sĩ trong và ngoài tỉnh, phục vụ 6.000 lượt khán giả đến xem và cổ vũ; các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Hội diễn Văn nghệ quần chúng và Duyên dáng Kiên Giang năm 2014, có hơn 350 diễn viên, 42 tiết mục và 22 người đẹp đến từ 15/15 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh tham gia…

Tập trung chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Thể dục Thể thao các cấp tỉnh Kiên Giang lần thứ VII, đạt tỷ lệ 100% xã, phường, thị trấn; huyện, thị, thành phố tổ chức đại hội; Phối hợp với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang tổ chức giải Việt dã “Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, có 420 vận động viên đến từ 14 đơn vị trong tỉnh tham gia; Tổ chức 196 giải trong chương trình Đại hội TDTT các cấp và các hoạt động giao lưu TDTT, có hơn 25.500 VĐV tham gia, phục vụ trên 103.200 lượt người đến xem và cổ vũ. Thể thao thành tích cao trong 9 tháng qua đạt nhiều thành tích đáng kể như: Tham gia thi đấu 20 giải khu vực, toàn quốc, quốc tế đạt tổng cộng 85 huy chương, (trong đó có 35 HCV, 22 HCB, 28 HCĐ). Đội tuyển cờ vua tham dự 04 giải: Cờ vua Quốc tế HD Bank, vô địch Cờ vua hạng nhất quốc gia, cờ nhanh và chớp nhoáng vô địch quốc gia đạt 08 HCV, 03 HCB, 03 HCĐ. Đội tuyển quần vợt tham dự 05 giải: Quần vợt trẻ toàn quốc, đạt 01 HCĐ; cúp Đồng bằng sông Cửu Long mở rộng, đạt 01 HCV; giải vô địch nữ toàn quốc và vô địch đồng đội toàn quốc đạt 01 HCB, 03 HCĐ; đội tuyển trẻ cử tạ tham dự giải trẻ thanh thiếu niên các nhóm tuổi đạt 05 HCĐ; đội đua thuyền truyền thống nam, nữ tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 tại tỉnh Hải Dương đạt 03 HCĐ..

7.7 Tai nạn giao thông: Theo Ban An toàn Giao thông tỉnh, trong tháng  (tính từ ngày 16/8/2014 - 15/9/2014) toàn tỉnh đã xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông đường bộ (tính cả vụ va chạm), làm chết 11 người, bị thương 15 người. So với tháng trước giảm 9 vụ, tăng 1 người chết và giảm 9 người bị thương. So với cùng tháng năm trước giảm 12 vụ, tăng 06 người chết và giảm 25 người bị thương. Tính từ đầu năm, đã xảy ra 308 vụ TNGT, làm chết 101 người và 318 người bị thương, so với cùng kỳ năm trước giảm 52 vụ, tăng 31 người chết và giảm 122 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông có xu hướng giảm về số vụ và số người bị thương, tuy nhiên điều đáng quan tâm nhất là số người chết còn tăng rất cao. Theo thống kê những nguyên nhân thường gây ra tai nạn là người tham gia giao thông chủ quan thiếu quan sát, phóng nhanh vượt ẩu lấn trái phần đường, tham gia giao thông khi có nồng độ rượu cao ...vì vậy Ban An toàn giao thông tăng cường phối hợp tuần tra, kiểm soát, xử phạt nặng những vi phạm có tính chất nghiêm trọng.

7.8  Thiên tai: Trong tháng tính từ ngày 16/8 đến 15/9 do ảnh hưởng của áp thấp, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm sập hoàn toàn 08 căn nhà (huyện Tân Hiệp: 06 căn, U Minh Thương: 01 căn, Giồng Riềng: 01 căn) và tốc mái 17 căn (huyện Tân Hiệp: 15 căn, U Minh Thương: 02 căn), ước thiệt hại 275 triệu đồng. Tính từ đầu năm dông lốc đã làm sập và tốc mái 178 căn, ước tổng thiệt hại 1,9 tỷ đồng. Huyện có số nhả sập tốc mái nhiều nhất là Hòn Đất (sập nhà: 10 căn, tốc mái 20 căn); huyện U Minh Thượng (sập nhà: 13 căn, tốc mái: 15 căn); huyện Tân Hiệp (sập nhà: 07 căn, tốc mái: 28 căn); huyện Châu Thành (sập nhà: 08 căn, tốc mái: 08 căn).

7.9 Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/8 đến 15/09/2014 trên toàn tỉnh xảy ra 05  vụ cháy, thiệt hại ước tính 1,691 tỷ đồng, các vụ cháy làm 02 người chết ở huyện Giồng Riềng. Không có vụ nổ nào xảy ra. Tính chung 9 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 38 vụ cháy, thiệt hại ước tính 8,465 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước số vụ cháy tăng lên 09 vụ, số vụ nổ giảm 03 vụ. Tuy nhiên mức độ thiệt hại về tài sản giảm 1,095 tỷ đồng. Số người chết giảm 04 người, số người bị thương giảm 01 người so với cùng kỳ. Nguyên nhân cháy chủ yếu do chập điện và bất cẩn trong sử dụng lửa sinh hoạt. Tình hình cháy thời gian qua đang báo động gây tác hại không nhỏ về tài sản và sinh mạng của người dân không những trong tỉnh mà trên cả nước, vì vậy UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các ngành, các cấp trong tỉnh thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, đồng thời hưởng ứng “Tháng an toàn phòng cháy, chữa cháy năm 2014 “.

Tóm lại:  Kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng đầu năm tuy vẫn ổn định và tăng trưởng, nhưng mức tăng đã chậm lại, một số chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch như thu ngân sách, tổng mức bán lẻ hàng hóa, du lịch, sản xuất lúa, khai thác và nuôi trồng thủy sản, vận tải hành khách, hàng hóa... Tuy nhiên còn một số chỉ tiêu lớn so với kế hoạch còn rất thấp như: kim ngạch xuất khẩu (chỉ mới đạt 49%), sản xuất công nghiệp (trong đó: xi măng có vốn đầu tư nước ngoài bằng 65,2%; tôm đông lạnh đạt 46,3%; cá đông 33,5%, … Để đạt được kết quả cao nhất, Cục Thống kê kiến nghị:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị Quyết của Chính phủ về những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

-  Trong sản xuất nông nghiệp:  tập trung gieo sạ dứt điểm vụ Thu đông theo kế hoạch vì sản lượng lương thực được quyết định bởi kết quả sản xuất của vụ này. Có chính sách hỗ trợ vốn để cải hoán, nâng cấp phương tiện nhỏ  để  ngư dân có điều kiện đánh bắt xa bờ có hiệu quả hơn,  có biện pháp quản lý các hoạt động khai thác, tăng cường công tác bảo vệ ngư trường, kiên quyết xử lý nghiêm những hoạt động khai thác nghề cấm.Tiếp tục củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, nhất là cho nuôi tôm công nghiệp; nâng cao dự báo thiên tai, dịch bệnh và có biện pháp phòng trử dịch bệnh kịp thời đạt hiệu quả. Đồng thời tập trung ưu tiên cho việc nghiên cứu sản xuất giống cả vật nuôi và cây trồng, tăng cường khuyến khích sự liên kết trong sản xuất giữa nông dân với nông dân và nông dân với doanh nghiệp, ngân hàng.

            - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu, quan tâm thị trường tiêu thụ trong nước, mở rộng mạng lưới phân phối, đưa hàng hóa về tận nông thôn, với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và tuyên truyền vận động trong dân “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh để kịp thời ngăn chặn gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tạo uy tín hàng hóa của tỉnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

            - Tiếp tục đầu tư  khai thác tiềm năng du lịch, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhằm tăng giá trị tăng thêm từ khu vực dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý và bền vững.

            - Đẩy mạnh tiến độ  XD dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo giá trị tăng thêm cho tỉnh, đồng thời khảo sát, hướng nghiệp dạy nghề lao động đạt tiêu chuẩn, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp chuẩn bị hoạt động.

          - Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp; thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả;  giải quyết việc làm kịp thời, đáp ứng đúng yêu cầu và chất lượng tay nghề cho lực lượng công nhân lao động./.

 

Tải về:  - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2014

              - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2014

Số lần đọc: 1767
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan