Tin nóng
02.11.2015

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp:

* Vụ Hè thu: Toàn tỉnh xuống giống được 300.322 ha, đạt 99,71% kế hoạch, giảm 0,02% so với Vụ Hè thu năm trước. Đến nay đã thu hoạch được 290.779 ha, năng suất ước tính đạt 53,62 tạ/ha. Tiến độ thu hoạch chậm hơn so với mọi năm, nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước nội đồng bị nhiễm mặn; một số diện tích đã gieo sạ chậm so với lịch thời vụ. Dự kiến diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 10.

Tình hình thời tiết hiện nay diễn biến bất thường, hay xảy ra mưa lớn kèm giông, lốc làm cây lúa bị ngã đổ, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như tiến độ thu hoạch lúa của bà con nông dân. Hiện nay, giá lúa đang có xu hướng tăng lên từ 300 đồng đến 500 đồng/kg so với đầu vụ do tình hình xuất khẩu gạo đang có những hợp đồng mới.

* Vụ Thu đông (vụ 3): Kết thúc gieo sạ lúa thu đông được 88.180 ha, đạt 97,98% kế hoạch và tăng 16,79% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giồng Riềng 33.168 ha; Tân Hiệp 31.193 ha; Châu Thành 10.393 ha; Hòn Đất 6.588 ha; Rạch Giá 1.260 ha; Gò Quao 2.767 ha... Đến nay đã thu hoạch được 61.550 ha, chiếm gần 70% so với diện tích gieo trồng, năng suất ước đạt 52 tạ/ha.

* Vụ mùa (2015 – 2016): Diện tích xuống giống được 40.566 ha, đạt 64,39% so với kế hoạch, bằng 77,46% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện như: An Minh 18.159 ha; Vĩnh Thuận 9.000 ha; U Minh Thượng 3.995 ha; An Biên 4.947 ha; Gò Quao 1.650 ha và Hà Tiên 507 ha.

* Vụ Đông Xuân (2015 -2016): Đã gieo sạ được 9.110/305.000 ha, đạt 2,98% kế hoạch. Tập trung chủ yếu ở các huyện: Vĩnh Thuận 6.000 ha, U Minh Thượng 920 ha, Gò Quao 1.650 ha, An Biên 370 ha và Châu Thành 170 ha.

* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã trồng được 206 ha bắp; dưa hấu trồng 1.393 ha; khoai lang 1.441 ha; rau đậu các loại 6.580 ha, nhìn chung diện tích các loại cây màu có tăng hơn cùng kỳ năm trước.

* Chăn nuôi: Chăn nuôi đang phát triển tương đối ổn định, riêng đàn trâu có chiều hướng giảm do bán và giết thịt nhiều, nuôi tái đàn chậm. Đàn bò, đàn heo, đàn gia cầm tăng hơn cùng kỳ, một phần do giá cả sản phẩm chăn nuôi ổn định ở mức khá cao, chăn nuôi tương đối có hiệu quả, mặt khác do công tác phòng chống dịch khá tốt, không có dịch bệnh lớn xảy ra, nên qui mô đàn gia súc, gia cầm đang có xu hướng tăng lên. Trong tháng tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt nên chưa phát hiện ổ dịch nào.

b. Lâm nghiệp:

Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên, ngành chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát. Tuy nhiên, trong tháng vẫn còn xảy ra 1 vụ vi phạm chặt phá rừng để lấn chiếm đất ở thị xã Hà Tiên với khoảng 1.480 m2.

c. Thủy sản

Giá trị sản xuất  thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng 10 ước tính đạt 1.799,12 tỷ đồng, bằng  83,54%  so với tháng trước và giảm 4,98% so với cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Giá trị khai thác 1.067,68 tỷ đồng, bằng 97,55% so tháng trước và tăng 9,15% so cùng kỳ; Giá trị nuôi trồng  731,43 tỷ đồng, bằng 69,06 % so tháng trước và giảm 20,08% so cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng giá trị sản xuất cả khai thác và nuôi trồng là 18.679,14 tỷ đồng, đạt 83,45% kế hoạch năm và tăng 3,91% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: khai thác 10.436,13 tỷ đồng, đạt 85,95% kế hoạch và tăng  6,58% so cùng kỳ; nuôi trồng 8.243,01 tỷ đồng, đạt 80,48% kế hoạch, tăng 0,73% so cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) tháng 10 ước tính đạt 55.342 tấn, bằng 90,29 % so tháng trước và tăng 2,91% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đạt 564.488 tấn, đạt 87,23% kế hoạch năm và tăng 4,93% so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác: Tháng 10 ước tính đạt 42.081 tấn thủy hải sản các loại, bằng  98,07% (giảm 828 tấn) so tháng trước. Trong đó: cá các loại được 30.299 tấn, bằng 98,93% (giảm 327 tấn); tôm: 3.289 tấn, bằng 93,86% (giảm 215 tấn); mực: 5.421 tấn, bằng 98,74% (giảm 69 tấn)...

Tính chung 10 tháng sản lượng khai thác đạt 411.428 tấn, đạt 89,05% kế hoạch năm và tăng 6,28% so cùng kỳ năm trước (tăng 24.295 tấn), trong đó: cá các loại 286.094 tấn, tăng 7,58% (tăng 20.158 tấn); tôm: 33.980 tấn, tăng 2,10% (tăng 698 tấn); mực: 52.940 tấn, tăng 5,88% (tăng 2.939 tấn) so cùng kỳ...

Sản lượng khai thác năm nay tăng một mặt do thời tiết, mùa vụ từ đầu năm đến nay tương đối thuận lợi, giá xăng, dầu giảm nhiều lần, ngư dân mạnh dạn đầu tư đóng mới, nâng cấp phương tiện với công suất lớn để khai thác xa bờ ngày càng tăng, mặt khác do giá cả sản phẩm khai thác, vật tư ngư lưới cụ tương đối ổn định dẫn đến lợi nhuận sản xuất được nâng lên, nên ngư dân yên tâm bám biển dài ngày, thay đổi ngư trường đánh bắt hiệu quả hơn.

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 10 ước đạt 13.261 tấn thủy sản các loại, bằng 72,14%  so tháng trước (giảm 5.122 tấn) và bằng 83,93% so cùng kỳ năm trước (giảm 2.540 tấn). Trong đó, cá các loại  6.969 tấn, bằng 85,86% so với tháng trước và giảm 3,25% so với cùng kỳ; tôm thẻ chân trắng 1.969 tấn, bằng 78,45% so tháng trước và bằng 66,10% so với cùng kỳ; tôm sú được 2.134 tấn, bằng 79,04% so với tháng trước và tăng 7,67% so với cùng kỳ (tăng 152 tấn); thủy sản khác 2.084 tấn, giảm 2.428 tấn so tháng trước...Sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tháng giảm nhiều so với tháng trước và so với cùng kỳ là do giảm sản lượng sò các loại vì hết thời gian thu hoạch đại trà, sản lượng tôm thẻ, cá các loại đều giảm là do thời tiết không thuận lợi, giá cả ở mức thấp nông dân nuôi không có lãi và một số diện tích tôm đang nuôi chưa tới kỳ thu hoạch…

Tính chung 10 tháng sản lượng nuôi trồng  153.060 tấn, đạt 82,68% kế hoạch, tăng 1,47% (tăng 2.214 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi các loại 52.968 tấn, đạt 77,13% kế hoạch, giảm 4,64% (giảm 2.580 tấn); tôm các loại 42.522 tấn, đạt 75,93% kế hoạch, giảm 3,48% (giảm 1.532 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 10.301 tấn, đạt 50,14% kế hoạch, giảm 27% (giảm 3.810 tấn); riêng thủy sản khác như: sò huyết 12.866 tấn, tăng 122 tấn; sò lông 22.848 tấn, tăng 3.917 tấn; hến 12.510 tấn, tăng 2.939 tấn so với cùng kỳ năm 2014 ...

Sản lượng nuôi trồng 10 tháng  giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng tôm thẻ giảm đáng kể so với cùng kỳ là do ảnh hưởng thời tiết biến đổi bất thường, giá tôm từ đầu năm đến nay xuống thấp và không ổn định nên hộ dân và doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư thả nuôi hết diện tích sẳn có, vì vậy việc đạt kế hoạch 20.545 tấn tôm thẻ  chân trắng sẽ rất khó thực hiện. Sản lượng sò, hến các loại tăng chủ yếu ở các huyện Kiên Lương, An Biên, Hòn Đất do ngư dân đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi vùng mặt nước ven biển theo quy hoạch. Đặc biệt, sản lượng tôm càng xanh nuôi tăng mạnh do loại tôm này ít dịch bệnh, có lợi cho môi trường và lại cho năng suất cao nên bà con nông dân mở rộng diện tích nuôi trong ruộng lúa nhằm nâng cao thu nhập.

Đến nay, diện tích thả nuôi được 98.987 ha, vượt 9,98% kế hoạch, tăng 9,30% so cùng kỳ. Trong đó: diện tích nuôi tôm công nghiệp-bán công nghiệp 1.886ha, chỉ đạt 62,87% kế hoạch, bằng 93,60% so cùng kỳ (trong đó có 1.764 ha tôm thẻ chân trắng); nuôi quảng canh cải tiến 19.827 ha và nuôi tôm-lúa 77.264 ha.

2. Công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tháng 10, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 25,71% so tháng trước và tăng 30,18% so cùng kỳ năm trước. Tăng cao nhất là ngành chế biến, chế tạo tăng 26,55%, trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 32,51%, ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại khác tăng 28,23; kế đó là ngành khai khoáng tăng 24,05%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 5,92% và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 6,79%.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng  9,15% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn là chế biến, chế tạo tăng 9,27%; Trong đó: ngành sản xuất xi măng tăng 12,28%, ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 11,70%; xay xát tăng 7,86%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 7,28%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 9,32% và ngành khai khoáng tăng 7,21%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 10, ước tính giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.639,75 tỷ đồng, tăng 14,54% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.461,60 tỷ đồng, tăng 14,75%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 113,49 tỷ đồng, tăng 7,33%; ngành khai khoáng đạt 48,94 tỷ đồng, tăng 20,34%. Tính chung 10 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành  là 27.801,34 tỷ đồng, đạt 78,07% kế hoạch năm và tăng 9,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 26.434 tỷ đồng, tăng 9,27%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 870,98 tỷ đồng, tăng 7,28%; ngành khai khoáng 373,74 tỷ đồng, tăng 7,21%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 122,62 tỷ đồng, tăng 9,32% so cùng kỳ.

          Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng đầu năm có mức tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như: xi măng địa phương đạt 740,15 ngàn tấn, tăng 17,85%; xi măng Trung ương đạt 837,01 ngàn tấn, tăng 10,89%; cá đông 2,69 ngàn tấn, tăng 27,98%; bột cá 52,61 ngàn tấn, tăng 15,00%...

          Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo 9 tháng đầu năm tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ 9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 15,62%. (Trong đó: cá đông lạnh tăng 76,00%; phi lê cá tăng 23,85%; thủy sản ướp đông tăng 15,93%); Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 11,34% ; trong đó: sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 11,41%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/10/2015 bằng 98,87% so cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 11,23% so cùng kỳ, Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác bằng 89,28% so cùng kỳ.

Qua so sánh 2 chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho ngành công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 10/2015 cho thấy: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp tháng 9 năm nay tăng hơn năm trước, nhất là các mặt hàng xi măng, vật liệu xây dựng; Riêng các mặt hàng thủy hải sản tiêu thụ có chậm lại nhưng không ảnh hưởng lớn…từ đó, cho thấy các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn kinh doanh,  giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu gia tăng sản lượng sản xuất trong thời gian tới.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10 tăng 0,32% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 2,44%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 1,92% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,85%.

3. Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 ước tính đạt 327,40 tỷ đồng, so tháng trước tăng 4,78%. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 130,90 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 71 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 100,5 tỷ đống; vốn ngoài nước (ODA) 25 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được 3.480,23 tỷ đồng, đạt 95,13% kế hoạch năm và tăng 46,29% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.366,3 tỷ đồng, đạt 127,15% và tăng 36,45%; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 970,71 tỷ đồng, đạt 106,25% và tăng 65,07%; vốn khác từ ngân sách 981,08 tỷ đồng, đạt 65,12% và tăng 32,84%; vốn ngoài nước ODA 162,15 tỷ đồng, đạt 99,08% và tăng gấp 3 lần so với năm 2014.

4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 10 ước tính thu ngân sách 354,35 tỷ đồng, bằng  93,21% so tháng trước và bằng 79,28% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách 10 tháng  được 6.062,19 tỷ đồng, đạt 110,08% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 37,04%  so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: thu nội địa 4.142,26 tỷ đồng, đạt 118,22% dự toán và tăng 45,77% so cùng kỳ, chiếm 68,33% trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Một số khoản thu đạt dự toán khá cao như: thu tiền sử dụng đất 1.182,03 tỷ đồng, vượt 97% dự toán, tăng 79,75% so cùng kỳ năm trước; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 330,88 tỷ đồng, vượt  9,7 lần so dự toán và tăng 10,8 lần so cùng kỳ; thu cấp quyền khai thác khoáng sản 38,46 tỷ đồng, vượt 9,6 lần so dự toán; thu phí trước bạ 194,63 tỷ đồng,  vượt 40,02% dự toán và tăng 72,75%; thuế thu nhập cá nhân 389,63 tỷ đồng, vượt 18,07% dự toán, tăng 51,53%; thu xuất nhập khẩu, TTĐB thuế VAT 99,29 tỷ đồng, vượt 19,63% dự toán và tăng 40,80% so cùng kỳ năm trước…

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng 10 ước tính chi ngân sách địa phương 1.052,35 tỷ đồng, tăng  32,53% so tháng trước và tăng 26,54% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm tổng chi ngân sách  8.155,82 tỷ đồng, bằng 79,11% dự toán năm và tăng 11,14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 5.024,95 tỷ đồng, bằng 90,01% dự toán năm và tăng 7,19% so với cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 1.604,7 tỷ đồng, bằng 73,73% dự toán năm và tăng 19,35% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng

Ước đến 31/10/2015, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 49.500 tỷ đồng, tăng 2,21% so tháng trước và tăng 13,18% so với đầu năm. Trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 27.700 tỷ đồng, tăng 1,02% so với tháng trước và tăng 16,04% so với đầu năm; chiếm tỷ trọng 55,96%/tổng nguồn vốn hoạt động. Vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu từ số dư tiền gởi thanh toán.

Ước doanh số cho vay tháng 10/2015 đạt 8.500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 31/10/2015 ước đạt 36.600 tỷ đồng, tăng 1,96% so với tháng trước và tăng 9,55% so đầu năm. Dư nợ xấu ước 890 tỷ đồng, chiếm 2,43%/tổng dư nợ

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 30/9/2015 của một số lĩnh vực cụ thể như sau:

+ Doanh số cho vay xuất khẩu tháng 9 đạt 1.008 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm 8.871 tỷ đồng; dư nợ 3.535 tỷ đồng, giảm 9,46% so với đầu năm và chiếm 9,85% tổng dư nợ. Doanh số và dư nợ chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản và gạo: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo tháng 9/2015 đạt 356 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm 3.776 tỷ đồng, dư nợ 1.165 tỷ đồng, giảm 7,54% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản tháng 9/2015 đạt 652 tỷ đồng, tính luỹ kế từ đầu năm 5.095 tỷ đồng, dư nợ 2.371 tỷ đồng, giảm 10,37% so với đầu năm.

+ Cho vay Chính sách tín dụng phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP  của Chính phủ, đến thời điểm báo cáo hiện nay, các TCTD đã thực hiện ký 03 hợp đồng tín dụng đóng mới tàu (2 khai thác hải sản và 01 dịch vụ hậu cần) với tổng số tiền cam kết là 20,6 tỷ đồng, dư nợ 14,7 tỷ đồng. Đến ngày 13/10/2015, trong số 03 tàu thực hiện giải ngân đã có 02 tàu thực hiện hạ thuỷ.

+ Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP đã thực hiện cho vay 471 cá nhân và 1 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 218 tỷ đồng.

6. Thương mại - dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính tháng 10 đạt 5.778,66 tỷ đồng, tăng 11,59% so tháng trước và tăng 24,78% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: tổng mức bán lẻ hàng hóa ước thực hiện được 4.437,36 tỷ đồng, tăng 12,38% so tháng trước và tăng 15,47% so cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ được 53.029,02 tỷ đồng, đạt 82,28% kế hoạch và tăng 15,92% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: tổng mức hàng hóa thương nghiệp bán lẻ 41.641,35 tỷ đồng, đạt 81,33% kế hoạch và tăng 13,14% so cùng kỳ.

Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: 9 tháng đầu năm 2015, Chi cục quản lý thị trường đã kiểm tra 1.798 vụ việc, phát hiện 548 vụ vi phạm  quy định của nhà nước, gồm: 276 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 41 vụ gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng; 08 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và 223 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý, thu phạt hành chính và bán hàng tịch thu, nộp Ngân sách Nhà nước 5,63 tỷ đồng.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 10 dự tính đạt 54,36 triệu USD, tăng 67,96% so với tháng trước, tăng 2,2 lần so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 39,30 triệu USD, tăng 94,82%  so tháng trước; hàng thủy sản 13,90 triệu USD, tăng 25,36% so tháng trước; hàng hóa khác 1,16 triệu USD, tăng 5,15% so tháng trước.

Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu thực hiện được 307,73 triệu USD, đạt 58,50% kế hoạch năm, bằng 86,13% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Hàng nông sản đạt được 179,75 triệu USD, đạt 57,06% kế hoạch năm, bằng 82,96% so cùng kỳ; hàng thủy sản 109,83 triệu USD, đạt 64,61 % kế hoạch, bằng  83,83% cùng kỳ; hàng hóa khác (như bột mì, mì ăn liền, bao PP, dầu ăn …) được 18,15 triệu USD, đạt 44,27% kế hoạch, tăng 89,42% so cùng kỳ năm trước.

Các Công ty xuất khẩu gạo của tỉnh dự kiến xuất trong tháng 10 được 102.277 tấn, với trị giá trên 39,3 triệu USD. Bao gồm: Công ty Du lịch- Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 12.230 tấn với trị giá trên 4 triệu USD và xuất ủy thác 10.000 tấn với giá trị trên 3,6 triệu USD; Công ty cổ phần kinh doanh nông sản dự kiến xuất 36.997 tấn với trị giá trên 12,7 triệu USD; Công ty MTV Thương mại-dịch vụ ủy thác xuất 1.500 tấn với trị giá trên 525 ngàn USD;  Công ty Cp nông lâm sản không dự kiến xuất; Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang xuất trực tiếp 31.650 tấn với trị giá trên 14,7 triệu USD và ủy thác xuất 9.150 tấn với trị giá trên 3,2 triệu USD và Cty Thuận phát dự kiến xuất 750 tấn với giá trị 383 ngàn USD.

Mặt hàng thủy hải sản dự kiến xuất khẩu trên 13,9 triệu USD, tăng trên 25%  so với tháng trước và giảm 11% so với cùng kỳ, các mặt hàng dự kiến xuất như: Tôm đông 300 tấn, Mực đông 1.200 tấn, cá đông 242 tấn, Hải sản đông khác 1.965 tấn, cá cơm sấy 40 tấn...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu:

Thực hiện nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 3 triệu USD, tăng 20% so với tháng trước, tăng  22,25% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính được 41,71 triệu USD, đạt 69,53% kế hoạch năm và tăng 59,92% so với cùng kỳ năm 2014.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu dùng cho sản xuất và máy móc thiết bị, trong 10 tháng lượng nhập gồm: thạch cao 55,77 ngàn tấn, bằng 59,74% so cùng kỳ năm trước; giấy Kratp 353 tấn, bằng 95,92% so cùng kỳ; hạt nhựa 1.587 tấn, tăng 8,70% so với cùng kỳ...

c. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn tỉnh tháng 10 bằng 100% so tháng trước (không tăng, không giảm so với tháng trước). Trong đó: Khu vực thành thị giảm 0,06%, khu vực nông thôn tăng 0,04%.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 giữ ổn định so với tháng trước là do:

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so tháng trước có 1 nhóm hàng giảm là: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống  giảm 0,2%, trong đó nhóm ăn uống ngoài gia đình giảm 0,67%, nhóm lương thực giảm 0,19% và nhóm thực phẩm giảm 0,07%.

Các nhóm còn lại chỉ số giá tăng nhẹ như: nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,30%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,29%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,23%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,30%...

 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so với tháng 12/2014 (sau 10 tháng) tăng 0,97%; so với cùng kỳ (tháng 10/2014) tăng 0,50%, trong đó nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao nhất 5,06%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 5,01%;  nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,97%...Riêng nhóm giao thông lại giảm đến 7,52% (do giá xăng, dầu giảm) góp phần làm cho chỉ số giá chung tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá vàng: Tính đến ngày 15/10/2015, chỉ số giá vàng so tháng trước tăng 0,91%, đây là nhóm tăng mạnh nhất trong tháng; giá bán bình quân trong tháng là 3.115.000đ/chỉ (tăng 28.000đồng/chỉ). Chỉ số giá vàng tháng 10 so cùng kỳ (tháng 10/2014) giảm 3,32%.

Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng 10 so tháng trước giảm 0,87%. Tính đến thời điểm điều tra 15/10/2015, tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển giá bán ra: 22.400 đ/USD và thị trường tự do bán 22.366 đ/USD. Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 10/2015 so với tháng cùng kỳ tăng 5,60%.

d. Vận tải: Hoạt động vận tải trong tháng vẫn ổn định, thời tiết từ đầu tháng đến nay tương đối thuận lợi, nên khối lượng vận chuyển háng hóa, hành khách có tăng nhẹ so với tháng trước.

Vận tải hành khách: Tháng 10 vận tải hành khách ước tính đạt 5,329 triệu lượt khách, tăng  3,28% so tháng trước; luân chuyển 297,11 triệu HK.Km, tăng 3,43% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng vận tải hành khách ước tính được 52,51 triệu lượt khách, đạt 84,53% kế hoạch và tăng 8,10% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 3.329,92 triệu HK.Km, đạt 96,04%  kế hoạch và tăng 11,50% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 42,21 triệu lượt khách, tăng 8,23% so cùng kỳ và luân chuyển 2.653,5 triệu lượt HK.Km, tăng 11,68% so cùng kỳ; Vận tải hành khách đường sông 8,80 triệu lượt khách, tăng 7,85% và luân chuyển 512,71 triệu lượt HK.Km, tăng 11,73%; vận tải hành khách đường biển 1,5 triệu lượt khách, tăng 5,85% và luân chuyển 163,70 triệu lượt HK.Km, tăng 7,90% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Tháng 10 vận tải hàng hóa ước tính đạt 801 ngàn tấn, tăng 2,82% so tháng trước; luân chuyển 111,05 triệu tấn.km, tăng 2,93% so tháng trước. Lũy kế 10tháng vận tải hàng hóa ước tính đạt 7,73 triệu tấn, đạt 86,55% kế hoạch năm và tăng 8,64% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.049,36 triệu tấn.km, đạt 85,26% kế hoạch và tăng 9,33% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 2,36 triệu tấn, tăng 11,43% so cùng kỳ và luân chuyển 329,64 triệu tấn.km, tăng 11,89%; vận tải hàng hóa đường sông 3,19 triệu tấn, tăng 8,45% và luân chuyển 400,54  triệu tấn.km, tăng 8,87% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 2,18 triệu tấn, tăng 6,03% và luân chuyển 319,18 triệu tấn.km, tăng 7,35% so cùng kỳ năm trước.

e. Du lịch:

          Trong tháng tổng lượt khách đến du lịch trên địa bàn được 292,03 ngàn lượt khách. Trong đó khách đến các cơ sở lưu trú du lịch ước tính 154,18 ngàn lượt khách, tăng 20,54% so tháng trước. Trong số lượt khách đến cơ sở lưu trú du lịch, gồm số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch phục vụ đạt 136,82 ngàn lượt khách, tăng 22,34% so với tháng trước và số lượt khách du lịch đi theo tour đạt 17,35 ngàn lượt khách, tăng 8,02% so tháng trước, bình quân lượt khách lưu trú theo tour  1,25 ngày. Số lượt khách quốc tế  14,51 ngàn lượt khách, tăng 27,13% so với tháng trước, bình quân lượt khách quốc tế lưu trú 2,86 ngày; Lượt khách du lịch tháng 10 tăng so với tháng trước là do trong tháng diển ra những sự kiện lễ hội quan trọng, cộng với thời tiết thuận lợi dẫn đến lượt khách tham quan du lịch tăng lên.

          Tính từ đầu năm, tổng lượt khách du lịch được 3.834,62 ngàn lượt khách, đạt 90,55% kế hoạch năm và tăng 18,62% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch 1.664,54 ngàn lượt khách, đạt 83,02% kế hoạch và tăng  17,49% so cùng kỳ. Số khách quốc tế đạt 187,53 ngàn lượt khách, đạt 85,24% kế hoạch và tăng 18,36% so với cùng kỳ. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 1.529,33 ngàn lượt khách,đạt 83,57% kế hoạch và tăng 17,72%  so cùng kỳ và khách du lịch đi theo tour đạt 135,21 ngàn lượt khách, tăng 15,03% so cùng kỳ.

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Tình hình lao động và giải quyết việc làm: Trong tháng, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 2.379 lượt lao động (trong tỉnh 1.173 lượt lao động, ngoài tỉnh 1.206 lượt lao động). Nâng lũy kế từ đầu năm đến nay lên 28.035/33.000 lượt lao động, đạt 84,9% kế hoạch, trong đó: trong tỉnh 13.225 lượt lao động, ngoài tỉnh 14.797 lượt lao động, xuất khẩu lao động 13 người (Hàn Quốc: 09, Nhật Bản: 04). Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 671 lao động (lũy kế từ đầu năm đến nay lên 4.524 lao động). Thực hiện giải ngân 1.635 triệu đồng với 1.130 dự án, thu hút 1.130 lao động. Lũy kế: Trong 10 tháng đầu năm 2015 đã thực hiện giải ngân 19.230 triệu đồng, thu hút 3.466 lao động với 3.289 dự án.

          Các cơ sở đào tạo nghề tổ chức dạy nghề cho 5.578 lao động. Nâng tổng số người được đào tạo từ đầu năm đến nay lên 36.444/45.000 người, đạt 81% so với kế hoạch, trong đó: cao đẳng nghề 403 người, trung cấp nghề 785 người, sơ cấp nghề 4.430 người, dạy nghề dưới 3 tháng 30.826 người. 

7.2. Tình hình giáo dục: Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị báo cáo tình hình giáo dục mầm non năm học 2015 – 2016, kiểm tra, thẩm định công nhận trường mẫu giáo Mong Thọ A huyện Châu Thành đạt chuẩn Quốc gia; Xây dựng kế hoạch kiểm tra duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kiểm tra chuyên đề đầu năm học tại các huyện Phú Quốc, Vĩnh Thuận, An Minh, Kiên Lương và U Minh Thượng; Kiểm tra công nhận trường THCS Mong Thọ A huyện Châu Thành, THCS Đường Xuồng huyện Giồng Riềng đạt chuẩn quốc gia và kiểm tra kỹ thuật trường THCS Tô Châu thị xã Hà Tiên về đạt chuẩn Quốc gia...

7.3. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Trong tháng 10 hoạt động văn hóa thể thao và du lịch tập trung tuyên truyền, đặc biệt là tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động phục vụ chính trị chính như: Các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020), tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hoạt động  tuyên truyền phục vụ Lễ hội kỷ niệm 147 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Lễ hội truyền thống anh hùng LLVTND Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh)...

Thể thao quần chúng: Phối hợp tổ chức hội thi Văn nghệ- thể thao người cao tuổi tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2015, có 700 hội viên người cao tuổi đến từ 26 đơn vị tham gia; Tổ chức giải Vovinam tỉnh Kiên Giang năm 2015, có gần 200 vận động viên tham gia và các huyện, thị, thành phố tổ chức các giải thi đấu thể dục, thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, chạy việt dã, cầu lông… chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X.

Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển tập luyện thường xuyên theo kế hoạch. Đội tuyển Điền kinh tham dự giải điền kinh vô địch 2015 tại TP HCM; Đội tuyển Cờ vua tham dự giải các đối thủ mạnh tại TP Cần Thơ; Đội tuyển trẻ bóng đá tham dự giải bóng đá U 21 Quốc gia tại Khánh Hòa...

7.4. Tình hình y tế: Tháng 10 bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng so với tháng trước, trong tháng toàn tỉnh có số cas mắc là 122 cas, không có tử vong, tăng 72 cas so với tháng trước. Trong đó, tập trung nhiều ở Rạch Giá (37 cas), Hòn Đất (10 cas), Giồng Riềng (15 cas), Tân Hiệp (19 cas), Gò Quao (19 cas), Châu Thành (06 cas), An Minh (06 cas). Tính từ đầu năm đến nay đã có 630 cas mắc, giảm 764 cas so cùng kỳ năm 2014; Không có tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm khác mắc trong tháng: Bệnh tiêu chảy mắc 699 cas, tăng 310 cas so với tháng trước và tăng 71 cas so với cùng kỳ năm trước, lũy kế từ đầu năm là 5.678 cas, tăng 187 cas so với cùng kỳ năm trước; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn mắc 2 cas, giảm 1cas so với tháng trước, lũy kế từ đầu năm là 21 cas, giảm 36 cas so với cùng kỳ; Bệnh Thủy đậu mắc 41 cas, tăng 38 cas so với tháng trước, lũy kế từ đầu năm là 182 cas, giảm 135 cas so với cùng kỳ... Trong tháng không ghi nhận cas sởi nào, còn các bệnh truyền nhiễm khác có xu hướng giảm.

  Chương trình phòng chống sốt xuất huyết: Trong tháng toàn tỉnh có 75 cas bệnh, tăng 22 cas so với tháng trước, tập trung ở các địa phương như An Biên, An Minh, TP Rạch Giá, Châu Thành, Hòn Đất... Lũy kế từ đầu năm đến nay là 348 cas, giảm 24 cas so với cùng kỳ năm 2014, không có trường hợp tử vong.

 Chương trình phòng, chống bệnh Lao: Số bệnh nhân phát hiện mới trong tháng là 226 người, lũy kế từ đầu năm đến nay là 2.194 người, tăng 82 người so cùng kỳ năm 2014. Điều trị khỏi bệnh cho 190 người, lũy kế điều trị khỏi bệnh 1.912 người, số bệnh nhân tử vong do lao là 07 người, giảm 03 bệnh nhân so với tháng trước. Tính đến nay số bệnh nhân được quản lý là 4.725 người, tăng 253 người so cùng kỳ năm 2014.

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện được 5.425 mẫu xét nghiệm máu, kết quả có 19 cas nhiễm HIV, tăng 4 cas so với tháng trước; Lũy kế từ đầu năm đến nay là 156 cas, giảm 61 cas so với cùng kỳ năm trước. Tính đến nay, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.959 người, trong đó chuyển qua giai đoạn AIDS là 1.309 người.

Công tác An toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không  ghi nhận cas ngộ độc thực phẩm nào. Lủy kế đến nay toàn tỉnh có 1 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể , 32 người mắc ở thị xã Hà Tiên, tổng số ca ngộ độc thực phẩm riêng lẻ là 92 ca, giảm 19 cas so cùng kỳ,  trong đó, ngộ độc do cồn là 84 ca, 3 ca do ăn đồ biển, ngộ độc thực phẩm 5 ca.

7.5. Tình hình an toàn giao thông: tính từ ngày 16/9/2015 đến 15/10/2015 trên toàn tỉnh xảy ra 27 vụ tai nạn giao thông, làm 12 người chết, 15 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên là 18 vụ, làm 12 người chết và 15 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT tăng 05 vụ, số người chết tăng 05 người, số người bị thương tăng 06 người.

Tính từ đầu năm, toàn tỉnh xảy ra 247 vụ tai nạn giao thông, làm 116 người chết, 239 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 85 vụ (chủ yếu giảm những vụ va chạm); tăng 05 người chết và giảm 104 người bị thương. Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay đã có xu hướng tăng số vụ nghiêm trọng (tăng 12 vụ), nhưng lại giảm nhiều về số vụ va chạm nhẹ (giảm 97 vụ), các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền kết hợp với kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao chất lượng văn hóa của người dân khi tham gia giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông nhất là những tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

 7.6. Tình hình cháy, nổ và thiên tai: Từ ngày 16/09/2015 đến 15/10/2015 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy (do chập điện), gây thiệt hại ước tính 204,7 triệu đồng, không có thương vong về người, xảy ra ở các huyện: Rạch Giá 01 vụ, Phú Quốc 01 vụ, Vĩnh Thuận 01 vụ, Hòn Đất 01 vụ. Lũy kế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 54 vụ cháy,01 vụ nổ, làm bị thương 05 người và 01 người chết. Thiệt hại ước tính 6 tỷ 557 triệu đồng.

Trong tháng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều cơn mưa giông và gió lốc làm sập hoàn toàn 07 căn nhà, tốc mái 02 căn nhà của người dân, làm chết 2 người và bị thương 3 người. Ước thiệt hại khoảng 210 triệu đồng, cụ thể  tại các huyện như: Tân Hiệp (sập 03căn), U Minh Thượng (sập 03 căn, tốc mái 01 căn), Vĩnh Thuận (sập 01 căn), Hòn Đất (tốc mái 01 căn)./.

Tải về: - Số liệu KTXH tháng 10 và 10 tháng năm 2015

            - CPI tháng 10 năm 2015 

Số lần đọc: 1844
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan