Tin nóng
17.07.2013

I . SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Nông nghiệp

 Sản xuất nông nghiệp trong tháng một đang  tập trung vào thu hoạch lúa mùa và lúa đông xuân sớm, đồng thời tích cực chăm sóc gia súc gia cầm, gieo trồng, chăm sóc một số loại rau màu vụ đông xuân phục vụ Tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013.

 Vụ mùa: Diện tích gieo cấy lúa mùa năm nay trên toàn tỉnh được 65.655 ha, đạt 99,7% kế hoạch, tăng 1,28% (tăng 832 ha) so với vụ mùa năm 2012. Diện tích gieo cấy lúa mùa năm nay bị ảnh hưởng của thời tiết, mưa to gây ngập phải gieo sạ lại 882 ha. Hiện nay, lúa mùa trong giai đoạn thu hoạch rộ, diện tích đã thu hoạch được 48.732 ha (bằng 74,7% diện tích gieo cấy), năng suất ước đạt 44,8 tạ/ha, cao hơn năm trước 2,1 tạ/ha, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào đầu tháng hai.

 Vụ đông xuân: Diện tích gieo sạ toàn tỉnh được 300.302 ha, vượt 1,45% kế hoạch, tăng 9.399 ha (tăng 3,23%) so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích tăng chủ yếu từ các huyện vùng Tứ giác Long Xuyên như huyện Kiên lương tăng 2.480 ha, huyện Giang Thành tăng 896 ha, do chuyển từ đất chuyên nuôi tôm nhưng kém hiệu quả sang trồng một vụ lúa một vụ tôm, và tăng nhiều nhất là huyện Hòn Đất  với 5.855 ha phần lớn là từ đất lâm nghiệp chưa trồng rừng chuyển sang trồng lúa.

 Diện tích thu hoạch lúa đông xuân sớm đến nay được 31.502 ha, đạt 10,5% diện tích gieo sạ và tăng 23,23% so cùng kỳ; năng suất trên diện tích đã thu hoạch ước đạt 52 tạ/ha, tương đương so với vụ này năm trước.

Tổng diện tích bị nhiễm sâu bệnh tính từ đầu vụ là 25.833 ha, tăng 5.669 ha so tuần trước và tăng hơn 3 lần so cùng kỳ năm trước. Trong đó, bệnh nhiễm nhiều nhất là bệnh cháy lá 14.656 ha; rầy nâu là 4.691 ha; cháy lá bìa 1.817 ha; lem lép hạt 1.180 ha... dự báo trong thời gian tới thời tiết chuyển lạnh, có sương mù và lúa đang đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông thích hợp một số bệnh như đạo ôn, rầy nâu… phát triển, bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, kết hợp cùng các ngành chức năng để sớm phát hiện sâu bệnh, kịp thời trị sâu bệnh đạt hiệu quả.

 Cây màu: Ngay từ đầu năm nông dân trong tỉnh đã tranh thủ trồng màu với diện tích tăng khá lớn so với cùng kỳ năm trước: 576 ha khoai lang, tăng 3,7 lần; dưa hấu 292,2 ha, tăng 44,65%; rau các loại 1.240 ha, tăng 3 lần; kiệu 47 ha, bằng 62,67%... trồng cây màu vừa để tiêu thụ trong dịp tết vừa thêm thu nhập để cải thiện đời sống của nông dân.

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi hiện còn gặp nhiều khó khăn, đàn trâu bò của tỉnh có xu hướng giảm dần, do đồng cỏ chăn nuôi bị thu hẹp để sản xuất lúa, chăn nuôi kém hiệu quả. Trong tháng giáp tết này giá thịt gia súc, gia cầm có chiều hướng tăng lên và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng rất mạnh, nhưng cơ bản nguồn cung cấp trong tỉnh vẫn đảm bảo vì trong dân đã có nguồn gia súc gia cầm dự trữ để cung cấp cho tiêu thụ trong dịp Tết khá dồi dào. Càng gần Tết Nguyên Đán lượng gia súc gia cầm giết mổ và vận chuyển càng nhiều, khả năng gây dịch lớn, và để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thự phẩm ngành chức năng cần tích cực kiểm soát thật tốt việc giết mổ và vận chuyển gia súc gia cầm, đồng thời tăng cường tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm để phòng ngừa không để dịch bệnh bùng phát lây lan.

2. Lâm nghiệp

Hiện nay, thời tiết đã tương đối khô hanh, rừng rất dễ bị cháy. Vì vậy ngành Kiểm lâm đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các ngành chức năng bên cạnh việc duy trì thường xuyên công tác chăm sóc rừng, chống chặt phá rừng còn phải tăng cường công tác phòng cháy rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường.

 3. Thuỷ sản

Ước tính giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010) đạt 1.269,48 tỷ đồng, so với tháng trước bằng 79,16% và tăng 9,25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: giá trị nuôi trồng chỉ đạt 385,94 tỷ đồng, bằng 48,51%  so tháng trước và giảm 4,88% so cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng trong tháng một ước đạt 47.010 tấn, bằng 99,28% so tháng trước và tăng 20,08% so cùng kỳ. Sản lượng thủy sản chung tháng một tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước nhưng giá trị tăng không cao do sản lượng thủy sản có giá trị cao như tôm, mực đạt thấp.

Sản lượng khai thác ước đạt 36.331 tấn thủy hải sản các loại, tăng 2,07% so tháng trước (tăng 763 tấn) và tăng 29,63% so cùng kỳ năm trước (tăng 8.304 tấn). Trong đó khai thác biển đạt 35.685 tấn hải sản các loại, tăng 29,99% so cùng kỳ (tăng 8.232 tấn), bao gồm: cá biển đạt 25.025 tấn, tăng 43,19% (tăng 7.548 tấn);  tôm đạt 3.341 tấn, tăng 2,74% (tăng 89 tấn); mực đạt 4.410 tấn, tăng 4,93% (tăng 207 tấn) và hải sản khác đạt 2.909 tấn, tăng 15,39% (tăng 388 tấn). Sản lượng khai thác trong tháng một tăng nhẹ so tháng trước, nhưng tăng nhiều so cùng kỳ do năm trước.

 Sản lượng nuôi trồng ước đạt 10.679 tấn thủy sản các loại, bằng 96,03% so cùng kỳ (giảm 442 tấn). Trong đó cá nuôi các loại đạt 4.667 tấn, tăng 13,88%, (tăng 569 tấn), tôm các loại đạt 1.462 tấn, bằng 84,02% (giảm 278 tấn) và thủy sản khác đạt 4.550 tấn, bằng 86,13%, (giảm 733 tấn). Sản lượng nuôi tháng này giảm do tôm nuôi đã hết thời vụ, một số diện tích còn lại chờ thu hoạch trong dịp tết, sò lông ở Kiên Lương cũng đang bước đầu thu hoạch.

II. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng một năm 2013 tăng 10,11% so tháng trước và tăng 61,49% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 5,28% so tháng trước và tăng 3,6 lần so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,63% so tháng trước và tăng 57,59% so với cùng kỳ; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng,hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,04% so tháng trước và tăng 14,11% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,64% so tháng trước và tăng 1,43% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) trên địa bàn tháng một ước thực hiện được 1.916 tỷ đồng, tăng 8,09% so tháng trước và tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, ngành khai khoáng đạt 16,9 tỷ đồng, tăng 5,49% so tháng trước và tăng 13,41% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.792,2 tỷ đồng,  tăng 8,43% so tháng trước và tăng 39,92% so với cùng kỳ; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng,hơi nước và điều hòa không khí đạt 95,9 tỷ đồng, tăng 2,54% so tháng trước và tăng 14,54% so với cùng kỳ; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 10,8 tỷ đồng, tăng 7,86% so tháng trước và tăng 39,39% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tháng 1 năm 2013, ước tính được 1.317,6 tỷ đồng, tăng 4,39% so tháng trước và tăng 38,04% so cùng kỳ năm trước, Cụ thể từng khu vực như sau:

 - Doanh nghiệp Nhà nước Trung ương: ước tính giá trị đạt 68,8 tỷ đồng, tăng 4,69% so tháng trước và tăng 70,59% so cùng kỳ năm 2012.

Trong khu vực này mức sản xuất các sản phẩm như: xi măng đạt 50 ngàn tấn , tăng 4,69% so tháng trước và tăng 85,01% so cùng kỳ năm trước; Clinker 180 ngàn tấn, tăng 3,19% so tháng trước và tăng 3,67 lần so cùng kỳ năm trước; Cty Thủy sản 4 chế biến 86 tấn, tăng 7,5% so tháng trước và tăng 3,18 lần so cùng kỳ năm trước; Cty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang chế biến 9,5 ngàn tấn, tăng 3,34% so tháng trước và tăng 80,44% so cùng kỳ năm 2012.

- Doanh nghiệp Nhà nước địa phương: Ước tính giá trị đạt 89 tỷ đồng, tăng 1,73% so tháng trước và tăng 34,95% so cùng kỳ năm 2012.

Sản xuất khu vực này gồm: Xi măng đạt 64 ngàn tấn, tăng 4,73% so tháng trước và tăng 54,57% so cùng kỳ; bao bì 4,6 triệu bao, tăng 20,28% so cùng kỳ; nước máy 2 triệu m3, giảm 3,67% so cùng kỳ năm 2012.

- Khu vực ngoài Nhà nước: Ước tính giá trị đạt 925 tỷ đồng, tăng 4,14% so tháng trước và tăng 37,64% so cùng kỳ năm 2012. Mức sản xuất của khu vực này tăng cao ở loại hình doanh nghiệp hỗn hợp 43,06%, doanh nghiệp tư nhân 27,5%, loại hình hộ cá thể 26,02% và tập thể có mức tăng thấp nhất 12,5%.

Mức sản xuất trong khu vực này gồm: Chế biến thủy sản đạt 3,7 ngàn tấn, tăng 22,41% so tháng trước và tăng 57,76% so cùng kỳ năm 2012, trong đó: tôm đông đạt 385 tấn, tăng 19,57% so tháng trước và tăng 2,2 lần so cùng kỳ năm 2012; mực đông 1.000 tấn, tăng 40,67% so tháng trước và tăng 33,6% so cùng kỳ, cá đông 184 tấn, tăng 42,64% so tháng trước và giảm 43,03% so cùng kỳ; khai thác đá 195 ngàn m3, tăng 0,52% so tháng trước và tăng 95% so cùng kỳ; xay xát gạo 228 ngàn tấn, tăng 0,75% so tháng trước và tăng 3,03% so cùng kỳ; bánh các loại 850 tấn, tăng 1,8% so tháng trước và tăng 30,77% so cùng kỳ; sản xuất vôi 22,5 ngàn tấn, tăng 2,27% so tháng trước và tăng 63,64% so cùng kỳ năm 2012.

 - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Ước tính giá trị đạt 216,6 tỷ đồng, tăng 6,17% so tháng trước và tăng 34,62% so cùng kỳ.

Trong khu vực này gồm: sản lượng xi măng Holcim 191 ngàn tấn, tăng 23,55% so cùng kỳ; chế biến thủy sản 250 tấn, tăng 6,25 lần so cùng kỳ.

III. ĐẦU TƯ

- Vốn đầu tư xây dựng trong tháng một chủ yếu đang thực hiện các công trình dự án chuyển tiếp của năm trước, còn các công trình dự án của năm 2013 hầu như chưa được triển khai, đang trong giai đoạn chuẩn bị do vậy vốn thực hiện trong tháng một còn hạn chế. Ước tính vốn địa phương quản lý tháng 01 thực hiện đạt 472 tỷ đồng, bằng 12,42% kế hoạch năm, tăng 52,08% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó:

- Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ trung ương 45,7tỷ đồng, tăng 5,92% so tháng trước và tăng 37,21% so với cùng kỳ.

IV. THU, CHI NGÂN SÁCH

 Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng một ước thực hiện được 410,55 tỷ đồng, đạt 8,69% dự toán năm và tăng 25,03% so cùng kỳ năm 2012, trong đó một số khoản thu đạt khá cao so cùng kỳ như: thu tiền sử dụng đất 75,29 tỷ đồng, tăng 3,8 lần; thu phí và lệ phí 3,09 tỷ đồng, tăng 2,15 lần; thu từ doanh nghiệp Nhà nước Địa phương 13,2 tỷ đồng, tăng 83,23%;…Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế còn  khó khăn một số khoản thu đạt thấp so cùng kỳ như: thu thuế công thương nghiệp ngoài nhà nước 128,77 tỷ đồng, giảm 13,91%; thu từ doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 12,75 tỷ đồng, giảm 19,05% so cung kỳ; thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 14 tỷ đồng, giảm 27,25%; thu phí trước bạ 8,72 tỷ đồng, giảm 0,67%; thu thuế thu nhập cá nhân 35,45 tỷ đồng, giảm 27,25%; ...

Tổng chi ngân sách địa phương tháng một ước thực hiện 545,7 tỷ đồng, đạt 6,57% dự toán năm và tăng 17,94% so cùng kỳ năm 2012, trong đó chi đầu tư phát triển 190 tỷ đồng, bằng 9,5% dự toán và tăng 10,2 lần; chi thường xuyên trên 389,9 tỷ đồng, bằng 8,37% dự toán và giảm 9,8% so cùng kỳ năm trước.

V. THƯƠNG MẠI, GIÁ CẢ VÀ DỊCH VỤ

1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng một ước tính đạt 4.571,5 tỷ đồng, tăng 11,99% so với tháng trước và tăng 22,31% so với cùng kỳ năm 2012; kinh tế Nhà nước đạt 160 tỷ đồng, tăng 12,65% so tháng trước và giảm 8,78% so cùng kỳ; kinh tế tập thể đạt 4,5 tỷ đồng, tăng 7,6% so tháng trước và tăng 5,12% so cùng kỳ, kinh tế cá thể đạt 2.914,1 tỷ đồng, tăng 13,61% so tháng trước và tăng 25,29% so cùng kỳ, kinh tế tư nhân đạt 1.492,8 tỷ đồng, tăng 8,89% so tháng trước và tăng 21,17% so cùng kỳ năm trước.

Chia theo ngành kinh doanh đạt được như sau:

- Thương nghiệp đạt 3.952,6 tỷ đồng, tăng 23,32% so cùng kỳ năm trước;

- Khách sạn nhà hàng đạt 507,8 tỷ đồng, tăng 19,02%;

- Dịch vụ, du lịch lữ hành đạt trên 111,1 tỷ đồng, tăng 4,96%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng một tăng cao, do tháng giáp Tết nhu cầu tiêu dùng rất lớn so với những tháng trước; tình trạng cở sở kinh doanh lợi dụng sức tiêu thụ để tăng giá rất dễ xảy ra, do đó Tỉnh có chủ trương bình ổn giá 12 mặt hàng thiết yếu và giao cho Sở Công Thương, Sở Tài chính chi 50 tỷ đồng hỗ trợ vốn đối với 4 doanh nghiệp có kinh doanh những mặt hàng bình ổn như: Siêu thị CoopMart, Cty TNHH Thương mại - Du lịch Kiên Giang, Doanh nghiệp gạo Thành Khiêm, Cty TNHH Thương mại Ecopham. Hiện nay trên thị trường lượng hàng hóa khá dồi dào, phong phú, giá cả ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.

Với một lượng hàng hóa kinh doanh đa dạng và dồi dào trong dịp Tết, công tác quản lý thị trường được tỉnh quan tâm, như thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành thực hiện kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn hàng gian, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng…đảm bảo quyền lợi cho nhà kinh doanh và nhân dân trong tỉnh.

2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

2.1. Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 1 ước đạt trên 41,8 triệu USD,  giảm 17,52% so với tháng trước và tăng 63,64% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm:

- Hàng nông sản ước tính trên 27,6 triệu USD, giảm 25,21% so tháng trước và tăng 85,02% so với cùng kỳ năm 2012. Hàng nông sản xuất chủ yếu là gạo với lượng xuất trong tháng ước đạt 62,97 ngàn tấn. Trong đó, Công ty Thương mại-Du lịch Kiên Giang  xuất 10.000 tấn; Công ty KD Nông sản Kiên Giang 5.975 tấn; Công ty TNHH Thuận Phát 7.350 tấn; Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Kiên Giang 29.550 tấn; Công ty Lâm sản 7.730 tấn; Công ty TNHH Kiên An Phú 2.365 tấn.

     - Hàng hải sản ước đạt 13 triệu USD, tăng 3,2% so tháng trước và tăng 52,56% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu thủy sản tháng một năm nay tương đối khả quan, các doanh nghiệp sản xuất đang ngày càng quan tâm hơn đến khâu quản trị chất lượng , chất lượng sản phẩm đảm bảo yêu cầu của một số thị trường khó tính như Nhật Bản và một số nước Châu Âu nên ngay từ đầu năm có một số hợp đồng xuất thủy sản đã được thực hiện.

     - Hàng hóa khác đạt 1,1 triệu USD, tăng 4,25% so tháng trước và giảm 45,43% so cùng kỳ năm trước.

2.2. Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 1 ước đạt 1,5 triệu USD, giảm 51,27% so tháng trước  và giảm 31,73% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất như: thạch cao, giấy kratp, và hạt nhựa.

3. Chỉ số giá

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 năm 2013 so với tháng trước tăng 1,14%, trong đó có 2 nhóm hàng tăng cao là:

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,94% ( lương thực giảm 0,74%; thực phẩm tăng 3,49%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,44%). Nguyên nhân lương thực giảm là do một số huyện đang thu hoạch lúa đông xuân sớm nên giá lúa còn 5.200-5.500đ/kg, giá gạo giảm từ 500-1.000đ/kg; thực phẩm tăng chủ yếu một số mặt hàng như thịt heo tăng 5.000 đ/kg; gà xô tăng 5.000-10.000 đ/kg; trứng tăng 5.000-7.000 đ/chục; hải sản tăng từ 1% - 3%

- Nhóm nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng tăng 1,26% , do giá điện sinh hoạt tăng 4,09% từ ngày 22/12/2012.

Các nhóm còn lại tăng dưới 1% như: nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,88%; nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 0,76%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,69%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,6%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,42%.. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 so tháng 1 năm 2012 (sau 12 tháng) tăng 7,21%. Trong đó, nhóm tăng cao nhất là thuốc và dịch vụ y tế tăng 75,94%, kế đến là nhóm may mặc, giày dép, mũ nón tăng 9,97%; nhóm nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng tăng 9,87%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,74%; nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 8,04%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 8,03%, nhóm còn lại tăng dưới mức tăng chung; chỉ một nhóm giảm là bưu chính viễn thông giảm 1,28%.

Chỉ số giá vàng tháng 1 so tháng trước đã giảm 2,05% (giảm 90.000đ/chỉ), bình quân giá bán 4.210.000đ/chỉ và so với cùng kỳ năm trước tăng 0,6%.

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1 giảm 0,21% so với tháng trước với mức giá trao đổi bình quân ở liên ngân hàng là 20.860 đồng/đô la Mỹ, và so với cùng kỳ năm trước (sau 12 tháng) chỉ số giá đô la Mỹ giảm 2,99%.

4. Vận tải hành khách, hàng hóa

Vận tải hành khách tháng một ước tính đạt 5,3 triệu lượt người, tăng 14,98% so tháng trước và tăng 24,05% so với cùng kỳ; luân chuyển được 274 triệu HK.km, tăng 14,74% so tháng trước và tăng 23,36% so với cùng kỳ năm 2012.

Vận tải hàng hóa ước đạt 589 ngàn tấn, tăng 15,49% so tháng trước và bằng 94,95% so cùng kỳ; luân chuyển trên 78,4 triệu tấn.km, tăng 14,34% so tháng trước và bằng 92,88% so với cùng kỳ năm 2012.

Sản lượng vận tải hàng hóa và hành khách trong tháng một đều tăng mạnh so tháng trước do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa buôn bán của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến. Tuy nhiên sản lượng vận tải hàng hóa tháng này có giảm so cùng kỳ năm trước do tháng một năm ngoái có Tết Nguyên Đán nên lượng hàng hóa được lưu chuyển nhiều hơn.

5. Du lịch

Tháng một ước tính tổng số khách du lịch được 188,9 ngàn lượt khách, trong đó có 93,5 ngàn lượt người đến các khu vui chơi, điểm du lịch và 95,4 ngàn khách từ các cơ sở kinh doanh du lịch, tăng 6% so tháng trước và tăng 26,26% so cùng kỳ năm trước. Riêng khách quốc tế đến Phú Quốc ước tính có 30 ngàn khách, tăng 8,08% so tháng trước và tăng 68,57% so cùng kỳ và khách du lịch đi theo tour đạt 6,2 ngàn lượt người, tăng 3,16% so cùng kỳ.

VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

 Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong một tháng (tính từ ngày 01/12/2012 đến 31/12/2012) trên địa bàn tỉnh có 133 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 142 ca (- 51,63%)  so với tháng trước. Các địa phương có số mắc cao là Phú Quốc, Hòn Đất, TP.Rạch Giá, Kiên Lương. Lũy kế đến ngày 31/12/2012 có 3.533 ca mắc, tăng 1,1 lần so với cùng kỳ (+1.662 ca),  có 2 ca tử vong 1 ca ở huyện Giồng Riềng và 1 ca ở huyện Phú Quốc. Tuy tình hình bệnh sốt xuất huyết có giảm mạnh trong tháng nhưng ngành y tế vẫn tiếp tục chủ động, tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, đặc biệt ở những địa phương có số ca mắc cao.

Hội chứng tay chân miệng giảm nhiều trong tháng, số mắc 315 ca, so với tháng trước giảm 127 ca, bệnh tập trung nhiều ở huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Tp.Rạch Giá.  Lũy kế đến ngày 31/12/2012 số mắc trên toàn tỉnh là 2.920 ca, tăng 169 ca so với cùng kỳ năm trước, chưa ghi nhận có ca tử vong. 

Một số bệnh truyền nhiễm có số mắc trong tháng tăng khá cao so tháng trước như: cúm thường mắc 584 ca, tăng 211 ca;  lỵ trực trùng mắc 62 ca, tăng 28 ca; tiêu chảy 752 ca, tăng 16 ca.

Trong tháng phát hiện mới 34 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 8 ca, tử vong 3 ca. Tính đến ngày 31/12/2012 toàn tỉnh có 4.189 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 1.395 ca, tử vong 559 ca. Số mắc nhiều nhất ở nhóm tuổi 30-39 tuổi có 14 ca dương tính và từ 20-29 tuổi có 11 ca dương tính.

 Công tác truyền thông, kiểm tra, thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện thường xuyên, đã tổ chức 4 lớp tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có 213 học viên tham dự, tiến hành thanh, kiểm tra 1.160 cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh trong đó số cơ sở vi phạm là 117 cơ sở và đã xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Theo số liệu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh, trong tháng không xảy ra ca ngộ độc thực phẩm nào.

 Tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh trong tháng giáp Tết diễn ra ngày một phức tạp, lưu lượng xe di chuyển ngày một đông, dễ xảy ra ùn tắt khi có sự cố giao thông. Do đó công tác thanh tra, kiểm soát để giữ gìn an ninh trật tự giao thông hiện nay hết sức cần thiết nhằm góp phần giảm ùn tắt cũng như làm giảm tai nạn giao thông. Tính từ ngày 1/12/2012 – 31/12/2012, toàn tỉnh đã xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông đường bộ (không có tai nạn giao thông đường thủy), làm chết 13 người, bị thương 15 người. So cùng kỳ năm trước tăng 1 vụ, số chết tăng 1 người và bị thương tăng 12 người.

 Thiệt hại do thiên tai: trong tháng xảy ra 7 vụ cháy, trong đó có 1 vụ xảy ra nghiêm trọng, vào đêm 22/12/2012, tại quần đảo Nam Du huyện Kiên Hải, một tàu khai thác thủy sản của DNTN Lộc Phượng do ông Nguyễn Đa Lộc ở ấp Vàm Biển, xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất  làm chủ, trong lúc đang khai thác thủy sản, thì tàu bị hỏa hoạn bốc cháy, tàu chìm làm mất tích hai người, tài sản thiệt hại hoàn toàn ước tính 3 tỷ đồng.

Tóm lại, trong tháng một tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cơ bản vẫn ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Là tháng giáp Tết, hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra khá sôi động: Khai thác thủy sản, sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ, xuất khẩu thủy sản, vận tải, thu ngân sách,... có mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Các chính sách xã hội luôn được quan tâm nên an sinh xã hội được đảm bảo, giá cả hàng hóa và dịch vụ do nhu cầu tiêu thụ cho Tết tăng nhanh nên hầu hết các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cũng đang có xu hướng tăng lên, tỉnh đã và đang thực hiện tốt chính sách bình ổn giá nhằm kiềm chế sự tăng giá và việc bình ổn giá đang phát huy tốt hiệu quả. Tuy nhiên, từ nay đến Tết Nguyên Đán khả năng giá một số mặt hàng thiết yếu còn có thể tăng cao, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát tỉnh cần tập trung chỉ đạo các ngành cùng chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để chống đầu cơ, tạo khan hiếm ảo để nâng giá trục lợi, chống buôn bán hàng nhái, hàng giả; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và giết mổ gia súc gia cầm, tăng cương kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm phục vụ cho Tết, đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo sát sao sản xuất lúa đông xuân, cây rau mầu và chăn nuôi, tăng cường phòng chống dịch bệnh cho cả người và cây trồng vật nuôi./.

 

Tải về: - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2013

           

Số lần đọc: 2549
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan