Tin nóng
25.03.2016
Năm 2016, kinh tế cả nước trọng tâm sẽ là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trước ngưỡng cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.Tiếp tục phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân, phấn đấu tăng trưởng cao hơn năm 2015.

Ở tỉnh ta, tình hình kinh tế - xã hội quí I/2016 một số chỉ tiêu đạt khá như: thu ngân sách đạt cao so dự toán; sản xuất công nghiệp tăng mạnh, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh có mức tăng khá, các dự án khu công nghiệp đang tiếp tục đầu tư; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn nhiều khó khăn như: sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm diện tích và năng suất vụ mùa, vụ đông xuân không đạt kế hoạch đề ra; diện tích nuôi trồng, nhất là diện tích nuôi cá nước ngọt vùng U Minh Thượng bị thiệt hại do nhiễm mặn... Cụ thể trên từng lĩnh vực đạt được như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[1] quý I năm 2016 theo (giá so sánh 2010) ước tính tăng 5,4% so với quý I năm 2015. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản  âm  (-11,56%), đóng góp cho tăng trưởng chung âm (-3,15) điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 15,78%, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,62 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 10,34%, đóng góp cho tăng trưởng chung 4,78 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I năm 2016 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 9.291,283 tỷ đồng, đạt 18,41% kế hoạch năm, tăng 5,40% so với quý I năm 2015.

Chia ra :

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính đạt: 2.126,4  tỷ đồng, bằng 9,44% kế hoạch, giảm 11,56% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực I âm (-3,15) điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 1.067,019 tỷ đồng, bằng 6,64% kế hoạch, giảm 25,21% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng âm (-4,08) điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng thêm ước đạt 1.025,273 tỷ đồng bằng 16,43% kế hoạch, tăng 8,57% so cùng kỳ năm trước, đóng góp cho tăng trưởng là (0,91) điểm phần trăm. Ở khu vực I cho thấy: do giá trị tăng thêm của ngành thủy sản chỉ chiếm 48,2% và chỉ tăng 8,57%, trong khi đó giá trị tăng thêm của nông nghiệp chiếm đến 50,2% và tăng trưởng âm gần 27% nên không đủ bù đắp cho lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy, đã làm cho giá trị tăng thêm của khu vực I tăng trưởng âm 11,56%.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính: 2.344,085 tỷ đồng, đạt 22,88% kế hoạch, tăng 15,78%, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực II là 3,62 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm  ước đạt 1.292,339 tỷ đồng, bằng 17,40% kế hoạch, tăng 9,29% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng là 1,24 điểm phần trăm; giá trị gia tăng ngành xây dựng là 1.051,746 tỷ đồng bằng 37,3% kế hoạch và tăng 24,9% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng trong khu vực II là 2,38 điểm phần trăm. Ở khu vực II cho thấy: Sản xuất công nghiệp ngoài những sản phẩm chủ lực có mức sản xuất tăng cao hơn so cùng kỳ như: xi măng, chế biến thủy sản, xay xát gạo, khai thác đá…thì trong tháng 3 đã có một số Nhà máy mới khánh thành đi vào hoạt động nhưng chưa tạo ra sản phẩm mới như: Nhà máy sản xuất giày thể thao xuất khẩu thuộc Cty Thái Bình Kiên Giang; Nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang…nên đã làm cho giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ  tăng trưởng 9,29%, và do tăng trưởng của ngành xây dựng tăng cao và chiếm tỷ trọng gần 45% nên đã kéo khu vực II có mức tăng trưởng chung là 15,78%. Khu vực II có triển vọng phát triển trong những quí tiếp theo nếu các nhà máy nói trên tạo ra sản phẩm tham gia thị trường và khu vực II sẽ là điểm tựa cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh trong những năm tiếp theo.:

- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước đạt: 4.500,298 tỷ đồng, bằng 25,43% kế hoạch, tăng 10,34% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung là 4,78 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành thương mại, du lịch, vận tải... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng thấp. Đây là khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao nhất.   

Nhìn chung, ở một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh ổn định và  tăng khá thì cũng còn có những lĩnh vực  sản xuất gặp khó khăn do khách quan: nhất là lĩnh vực nông nghiệp do diễn biến thời tiết nắng hạn, mặn xâm nhập, hiện tượng El- Nino …đã làm ảnh hưởng  nặng nhất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, diện tích gieo trồng lúa 2 vụ Đông xuân và vụ Mùa giảm cả năng suất, sản lượng làm cho giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm ... từ đó làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh ta trong quý I năm nay cũng như của cả năm 2016.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2016

(Giá cơ bản thay cho giá sản xuất)

 

Quý I - 2016 (triệu đồng)

Tốc độ tăng

so với  quý I năm 2015 (%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng quý I năm 2016 (%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

so sánh 2010

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

Tổng giá trị tăng thêm (VA)

Phân theo khu vực kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

   Riêng: - Nông nghiệp

               - Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

   Riêng: Công nghiệp

3. Dịch vụ

4. Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.

12.437.876

 

12.039.840

 

2.857.538

1.371.927

1.417.609

3.043.337

1.742.117

6.138.965

398.036

 

9.291.282

 

8.970.760

 

2.126.378

1.067.019

1.025.273

2.344.085

1.292.339

4.500.298

320.522

 

5,40

 

5,44

 

-11,56

-25.21

8,57

15,78

9,29

10,34

4,11

 

5,40

 

5,25

 

-3,15

-4,08

0,91

3,62

1,24

4,78

0,15

 

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 3 ước tính thu ngân sách đạt 749,62 tỷ đồng, giảm 11,47% so tháng trước và tăng 34,37% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách quý I/2016 dự kiến là  2.660,73 tỷ đồng, đạt 42,30% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 11,41%  so quý I năm 2015. Trong đó: thu nội địa 2.254 tỷ đồng, đạt 45,91% KH và tăng 65,17% so cùng kỳ, chiếm 84,71% trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Đa số các khoản thu đều đạt dự toán, trong đó: đạt cao nhất là thu thuế CTN ngoài quốc doanh 766 tỷ đạt 51,07% so dự toán và tăng gấp 2,36 lần so cùng kỳ, thu tiền sử dụng đất 620,27 tỷ đồng, đạt 77,5% dự toán, tăng 30,61% so quý I/2015; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 300,68 tỷ đồng, đạt 187,9% dự toán và tăng 56,62 lần so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 128,89 tỷ đồng, đạt 34,84% dự toán và tăng 22,73% so cùng kỳ.

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng 3 ước tính chi ngân sách địa phương 1.006,41 tỷ đồng, giảm 1,35% so tháng trước và tăng 88,08% so cùng kỳ. Tổng chi ngân sách quý I /2016 dự kiến là 2.760,38 tỷ đồng, bằng 26,88% dự toán năm và tăng 21,21% so với quý I năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 1.591,87 tỷ đồng, bằng 27,2% dự toán năm và tăng 14,86%; chi đầu tư phát triển 838,62 tỷ đồng, bằng 31,15% dự toán năm và tăng 2,34 lần so với quý I năm trước.

2.2. Hoạt động Ngân hàng

 Ước đến 31/3/2016, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng đạt 52.000 tỷ đồng, tăng 3,33% so với quý IV/2015. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 28.600 tỷ đồng, tăng 1,61% so với quý IV/2015, chiếm 55,00% tổng nguồn vốn hoạt động.

Ước doanh số cho vay quý I/2016 đạt 20.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 31/3/2016 ước đạt 39.200 tỷ đồng, tăng 1,77% so với quý IV/2015.

Nợ xấu tiếp tục giảm do các TCTD đầy mạnh các biện pháp xử lý và thu hồi nợ, ước đến 31/3/2016 đạt 500 tỷ đồng, chiếm 1,26%/tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay theo  ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ đều có mức tăng trưởng. Cụ thể tình hình cho vay một số lĩnh vực tính đến 29/02/2016 như sau:

-  Cho vay xuất khẩu tăng 16,68% so với cuối năm 2015, trong đó cho vay xuất khẩu gạo tăng 56,23% so với cuối năm 2015; cho vay xuất khẩu thủy sản tăng 4,17% so với cuối năm 2015.

-  Trong tháng 2, các ngân hàng tiếp tục ký thêm 01 hợp đồng tín dụng (HĐTD) đóng mới 1 tàu cá theo chính sách phát triển thuỷ sản của Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; nâng tổng số HĐTD đã ký kết và giải ngân là 13 HĐTD cho vay đóng mới, nâng cấp 14 tàu , tổng số tiền cam kết cho vay là 89,42 tỷ đồng, dư nợ đạt  là 73,38 tỷ đồng. Trong tháng có 3 tàu hạ thủy, nâng tổng số tàu đã hạ thủy là 12 tàu.

-  Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP đã thực hiện cho vay 556 cá nhân và 1 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 267 tỷ đồng.

3. Đầu tư và xây dựng

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 3 ước tính 312,5 tỷ đồng, so tháng trước tăng 0,74%. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 140,67 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 60,98 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 96,9 tỷ đồng; vốn ngoài nước (ODA) được 13,95 tỷ đồng. Trong quý I/2016, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện là 943,45 tỷ đồng, đạt 18,42% KH năm và giảm 9,78% so quý I năm trước. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương  423,76 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 183,29 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 293,75 tỷ đồng; vốn ngoài nước ODA 42,63 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế, trong quí I/2016 tiến độ triển khai đầu tư tại các khu công nghiệp như sau:

Tổng số dự án đăng ký đầu tư lũy kế đến cuối tháng 02/2016 là 21 dự án, tổng diện tích đăng ký là 108 ha và tổng vốn đăng ký trên 4.500 tỷ đồng. Khu công nghiệp Thạnh Lộc: có 19 dự án, với tổng diện tích đăng ký 74,9 ha. Trong đó đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 13 dự án, với tổng diện tích đăng ký là 53,93 ha, vốn đăng ký 3.550 tỷ đồng. Hiện tại có 02 dự án đã đi vào hoạt động và 09 dự án đang triển khai thực hiện giá trị đầu tư ước lũy kế đạt 2.130 tỷ đồng. Khu công nghiệp Thuận Yên: có 02 dự án. Trong đó, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 02 dự án, với tổng diện tích đăng ký là 33,13 ha, vốn đăng ký 587,05 tỷ đồng. Hiện tại, có 01 dự án đang triển khai xây dựng, giá trị đầu tư ước đạt 120 tỷ đồng.

Trong tháng 3/2016, tại Kiên Giang, Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex An Biên tại khu đô thị Thứ 7, thuộc thị trấn Thứ 7, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Đây là dự án thứ hai của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta, sau khi Nhà máy May Vinatex Kiên Giang tại huyện Gò Quao (với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, sử dụng gần 1.500 lao động) đi vào hoạt động từ tháng 5-2015. Nhà máy May Vinatex An Biên có tổng mức đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng, sử dụng trên 2.000 lao động, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang và các tỉnh lân cận, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

Tại khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thủ tướng cùng lãnh đạo các Bộ và Tỉnh ủy, UBND tỉnh  đã dự lễ khởi công dự án nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn-Kiên Giang lên 100 triệu lít/năm và cắt băng khánh thành một số nhà máy sản xuất giày thể thao xuất khẩu (do Công ty Cổ phần Thái Bình Kiên Giang làm chủ đầu tư), nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang của Tập đoàn Cao su Việt Nam và nhà máy sản xuất thuốc lá của Công ty TNHH Liên doanh VINA-BAT.

4. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Trong tháng 3 ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng  9,09% so tháng trước và tăng 11,75% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao so tháng trước là chế biến, chế tạo tăng 9,60%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 9,81%, ngành sản xuất xi măng tăng 15,54%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 9,77%; kế đó là ngành khai khoáng tăng 8,96%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá chỉ tăng 4,18% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 10,36% so tháng trước .

Trong quý I/2016, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 9,28% so quý I năm 2015, ngành tăng cao là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 12,67%; kế đến ngành khai khoáng tăng 12,61%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,07%, trong đó ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 12,89%, ngành sản xuất xi măng tăng 8,99%, xay xát tăng 9,45%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 9,88%;

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng ba ước tính 2.379,62 tỷ đồng, tăng 9,16% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.257,79 tỷ đồng, chiếm 94,9% trong tổng số, tăng 9,48%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 64,51 tỷ đồng, tăng 2,81%; ngành khai khoáng đạt 36,07 tỷ đồng, tăng 14,01%.  Quý I/2016, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành: 7.534,36 tỷ đồng, đạt 25,44% kế hoạch năm và tăng 9,35% so với quý I năm 2015, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 7.152,89 tỷ đồng, tăng 9,41%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 210,91 tỷ đồng, tăng 5,87%; ngành khai khoáng 109,58 tỷ đồng, tăng 11,01%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 60,98 tỷ đồng, tăng 11,61% so quý 1 năm trước.

   Một số sản phẩm công nghiệp trong quý I có mức tăng khá cao so cùng kỳ như: xi măng Địa phương đạt 249,74 ngàn tấn, tăng 22,25%; xi măng Trung ương đạt 250,03 ngàn tấn, tăng 21,56%; mực đông 3,8 ngàn tấn, tăng 0,63%; cá đông 774 tấn, tăng 11,05%; xay xát gạo 716,32 ngàn tấn, tăng 8,78%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 3 tháng đầu năm đạt khá so cùng kỳ năm trước.        

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo tháng 02 năm 2016 giảm 12,5% so tháng trước và tăng 52,7% so với cùng kỳ năm trước. Một số  ngành có chỉ số tiêu thụ  tháng 02 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 28,9%. (Trong đó: phi lê cá tăng 36,5%; sản xuất nước mắm tăng 55,2%); xay xát và sản xuất bột thô tăng 93,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: sản xuất xi măng  giảm 2,5% ; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng  giảm 55,7%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/03/2016 giảm 36,9% so cùng thời điểm năm 2015; một số ngành có chỉ số tồn kho giảm thấp hơn mức giảm chung như: sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản là  32,3%, xay xát gạo 30,5%.. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: sản xuất xi măng tăng 3,14 lần …

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/03/2016 giảm 2,76% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,93%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 4,78% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, không giảm.

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản quý I năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 6.721,18  tỷ đồng, đạt 12,28% kế hoạch, giảm 5,29% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp đạt 2.169,17 tỷ đồng, đạt 7,16% kế hoạch, giảm 25,21% so cùng kỳ; lâm nghiệp đạt 55,91 tỷ đồng, đạt 17,95% kế hoạch, bằng 102,29% so cùng kỳ; thủy sản 4.496,81 tỷ đồng, đạt 18,62% kế hoạch, tăng 8,57% so cùng kỳ năm trước.

5.1. Nông nghiệp

Tính đến nay toàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm lúa vụ Mùa và đang thu hoạch vụ Đông xuân khoảng 65% trên diện tích gieo sạ.

* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 60.128 ha, đạt 95,44% kế hoạch bằng 95,51 % so cùng kỳ ( giảm so cùng kỳ 2.828 ha ); Trong đó huyện An Minh giảm 2.743 ha, U Minh Thượng giảm 835 ha,Vĩnh Thuận tăng 750 ha. Nguyên nhân diện tích lúa Mùa năm nay giảm so cùng kỳ năm trước là do một số diện tích sản xuất tôm lúa bị nhiễm mặn không gieo trồng lúa được, ngoài ra do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, nên vụ Mùa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại 33.639 ha, trong đó thiệt hại không cho thu hoạch là 29.528 ha).

  Diện tích lúa Mùa đến nay đã thu hoạch xong với diện tích 30.600 ha chỉ bằng 1/2 diện tích đã gieo sạ, và bằng 48,6% so với KH và bằng 49,6% so cùng kỳ, năng suất gieo trồng bình quân đạt 17,89 tạ/ha, giảm 27,1 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 107.539 tấn, bằng 37,03 % kế hoạch (giảm 182.873 tấn), bằng 37,97% so với cùng kỳ (giảm 175.717 tấn).

* Vụ Đông xuân: Diện tích gieo sạ 301.078 ha, đạt 98,71% kế hoạch, giảm 2,04% (6.266 ha) so cùng kỳ, đến nay (15/3/2016) đã thu hoạch được 196.334 ha, đạt 93,67% so với cùng kỳ, năng suất ước tính 65,00 tạ/ha.

   Diện tích lúa Đông xuân do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiễm mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, làm diện tích lúa bị thiệt hại: 22.866 ha trong đó thiệt hại không cho thu hoạch 7.981ha.

* Ảnh hưởng thiên tai trong vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016.

Vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 do ảnh hưởng hiện tượng El- Nino, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, mặn xâm nhập sớm gây ảnh hưởng và làm thiệt hại đến trà lúa Mùa và Đông Xuân ở vùng U Minh Thượng, đây là vùng sản xuất lúa dựa vào nước trời, hệ thống công trình ngăn mặn chưa hoàn chỉnh và lượng mưa từ giữa đến cuối mùa mưa năm 2015 và trong mùa khô 2015-2016 thấp nên không đủ lượng nước ngọt để rửa mặn và tưới cho đến cuối vụ. Theo báo cáo của Ngành Nông nghiệp - PTNT, tính đến ngày 04 tháng 02 năm 2016 đã có 34.093,08 ha diện tích sản xuất lúa vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 bị thiệt hại trên 30% (trong đó lúa Mùa là 27.587,35 ha), chủ yếu tập trung ở các huyện vùng U Minh Thượng (An Minh 16.453,00 ha, Vĩnh Thuận 6.600,38 ha, An Biên là 10.448,6 ha và U Minh Thượng 591,1 ha). Mức độ thiệt hại >70% là 27.240,92 ha và 30-70% là 6.852,16 ha. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết nắng nóng và xâm nhập mặn sâu tiếp tục diễn ra gay gắt như hiện nay thì diện tích thiệt hại có thể tăng lên ở các vùng ven biển bị ảnh hưởng hạn mặn.

Trước tình hình này, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 về việc công bố thiên tai gây thiệt hại sản xuất lúa vụ Mùa và Đông Xuân năm 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; căn cứ Quyết định công bố thiên tai của UBND tỉnh, ngày 04/02/2016 Ngành Nông nghiệp - PTNT đã trình UBND tỉnh phân bổ tạm ứng kinh phí cho các địa phương hỗ trợ nông dân sản xuất lúa vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 bị thiệt hại do thiên tai (đợt 1), với tổng diện tích bị thiệt hại là 34.093,08 ha ( trong đó: vụ Mùa là 27.587,35 ha và vụ Đông Xuân là 6.505,73 ha) với số hộ bị thiệt hại 18.125 hộ. Đồng thời, Sở Nông nghiệp-PTNT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định công bố thiên tai gây thiệt hại sản xuất cho vụ lúa Mùa và Đông Xuân 2015-2016 ( đợt 2) với tổng diện tích bị thiệt hại là 22.411,96 ha ( trong đó: vụ Mùa là 6.051,18 ha và Đông Xuân 16.360,16 ha).

  Như vậy, tổng diện tích sản xuất lúa bị thiệt hại trong vụ Mùa và Đông Xuân 2015-2016 của các địa phương trong tỉnh là 56.505,04 ha. Trong đó: vụ Mùa là 33.639,2 ha (có 27.288,74 ha bị thiệt hại trên 70%) và vụ Đông Xuân là 22.865,89 ha (có 7.981,28 ha bị thiệt hại trên 70%).

* Vụ Xuân hè: Tính đến nay huyện Gò Quao đã gieo sạ được 1.456 ha, bằng 24,3% so với cùng kỳ này năm trước (Năm trước diện tích gieo sạ xuân hè tại thời điểm này là 6.000 ha ).

* Cây rau màu vụ Đông Xuân: Tính từ đầu vụ đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng màu chủ yếu như: Dưa hấu trồng được 628 ha, đạt 39,25% kế hoạch năm, bằng 73,88% so cùng kỳ; khoai lang 424 ha, đạt 27,35% so kế hoạch năm, bằng 63,28% so cùng kỳ; rau đậu các loại 3.009 ha, đạt 35,40% so kế hoạch và tăng 2,98% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1-1 vừa qua, đàn trâu có 5.955 con, giảm 5,28% (giảm 332 con) so cùng kỳ;  Đàn bò 11.455 con, tăng 6,31% (tăng 680 con) so cùng kỳ; Đàn heo hiện có 324.538 con, tăng 2,48% (tăng 7.835con) so cùng kỳ; Đàn gia cầm 4.930 ngàn con, tăng 4,90% so với cùng kỳ. Đàn bò, đàn heo, gia cầm đều  tăng hơn so với cùng kỳ, một phần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, giá cả tiêu thụ đảm bảo cho người nuôi có lãi đã tác động đến gia tăng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh, mặc khác là do ngành Thú y tỉnh đã quản lý tốt dịch bệnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch nào.

5.2. Lâm nghiệp:

Tháng 3 đang bước vào khô hạn kéo dài, gió mạnh nên dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Ở Phú Quốc một số nơi đang cảnh báo cháy cao, lực lượng kiểm lâm đã bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy thuộc khu vực quản lý trang bị đầy đủ các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, những nơi có nguy cơ cháy được tổ chức các chòi canh và thực hiện chế độ trực 24/24 giờ  đến hết mùa khô. Vườn quốc gia U Minh Thượng có kế hoạch bơm nước vào rừng nhằm giữ độ ẩm, tổ chức cho nhân viên luân phiên trực tuần tra để chủ động đối phó nếu có cháy xảy ra. nhờ chủ động tích cực phòng cháy nên đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ cháy nào. Tuy nhiên trong quí I vẫn còn xảy ra 7 vụ vi phạm chặt phá rừng ở An Minh 01 vụ, Kiên Lương 01 vụ và Phú Quốc 05 vụ với diện tích khoản 0,581 ha.

Ước tính trong quý I/2016 lượng gỗ khai thác (tính cả tràm) được 13.638 m3, bằng 79,58% so cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được chăm sóc 10.617 ha, bằng 98,72% so cùng kỳ năm trước.

5.3. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng 3 ước tính đạt 1.483,82 tỷ đồng bằng 100,70% so với tháng trước và tăng 9,20% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: giá trị khai thác 1.086,01 tỷ đồng, tăng 3,72% so tháng trước và giá trị nuôi trồng 397,80 tỷ đồng, giảm 6,73% so tháng trước.

Ước tính quý I/2016 giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng được 4.496,81 tỷ đồng, đạt 18,62% so kế hoạch năm và tăng 8,57%  so với quý I/2015, trong đó: giá trị  khai thác 3.227,66 tỷ đồng, đạt 25,48% so kế hoạch, tăng 10,84% so cùng kỳ và giá trị nuôi trồng 1.269,14 tỷ đồng, đạt 11,06% kế hoạch, tăng 3,20% so quý I năm 2015.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) trong tháng 3 ước đạt 49.293 tấn, giảm 3,17 % so tháng trước. Quý I/2016 là  151.813 tấn, đạt 21,93% kế hoạch năm và tăng 3,40% (4.995 tấn) so với quý I/2015.

Sản lượng khai thác: Tháng 3 ước tính được 41.968 tấn thủy hải sản các loại, tăng 4,54% so tháng trước và tăng 10,15% so cùng kỳ năm trước, trong đó: cá các loại 30.174 tấn, tăng 4,71% so tháng trước; tôm các loại 2.908 tấn, tăng 4,04%; mực 5.218 tấn, tăng 0,29%; thủy hải sản khác 3.668 tấn, tăng 10,12% so tháng trước.

Quý 1/2016, sản lượng khai thác được 123.849 tấn, đạt 24,81% kế hoạch năm và tăng 8,38% (tăng 9.579 tấn) so quý I năm trước. Bao gồm: cá các loại 89.247 tấn, tăng 14,19% (tăng 11.088 tấn); tôm 8.569 tấn, giảm 8,27% (giảm 773 tấn); mực 15.750 tấn, tăng 6,92% (tăng 1.020 tấn) và thủy sản khác 10.283 tấn, giảm 14,59% (giảm 1.756 tấn).

Sản lượng khai thác 3 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ mặc dù thời tiết có thuận lợi, tuy nhiên do tháng 2 là tháng Tết, nhiều phương tiện nghỉ tết để ăn tết và bảo dưởng máy móc, thiết bị nên sản lượng khai thác dự kiến tăng nhẹ so cùng kỳ.

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 3 ước đạt 7.325 tấn, bằng 68,06%  so tháng trước (giảm 3.437 tấn). Trong đó: cá nuôi được 3.262 tấn, giảm 17,42%; tôm nuôi 1.919 tấn, tăng 20,31% (tăng 324 tấn), bao gồm: tôm sú đạt 1.139 tấn, tăng 479 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 480 tấn, giảm 255 tấn; thủy sản khác 2.144 tấn, giảm 58,90% (giảm 3.073 tấn).

Trong quý I/2016, sản lượng nuôi trồng được 27.964 tấn, đạt 14,49% kế hoạch năm, bằng 85,92% (giảm 4.584 tấn) so quý I năm trước, trong đó: Cá nuôi 11.614 tấn, đạt 17,53% kế hoạch, giảm 15,71% (giảm 2.165 tấn); tôm các loại 5.355 tấn, đạt 9,39% kế hoạch và tăng 23,76% (tăng 1.028 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 1.881 tấn, đạt 9,84% kế hoạch, giảm 11,77% (giảm 251 tấn)… Sản lượng cá nuôi nước ngọt trong tháng giảm nhiều do thời tiết khô hạn kéo dài, nước mặn vào  sâu trong đất liền, nên giảm diện tích nuôi. Riêng sản lượng thủy sản khác giảm mạnh từ lượng sò nuôi của huyện Kiên Lương và An Biên.

Các cơ sở nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên tích cực cải tạo, thả giống sớm hơn mọi năm. Diện tích tôm lúa thả nuôi sớm phát triển tốt đang cho thu hoạch. Hiện một số nơi nông dân đã bắt đầu có tôm thu hoạch, chủ yếu là ở những khu vực ven biển, có nước mặn sớm nên nông dân tranh thủ thả nuôi trước lịch thời vụ.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả

6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Tháng 3 là tháng sau tết, thị trường bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trở lại hoạt động bình thường, sức mua giảm nhiều so với tháng trước, nguồn hàng hóa cung  ứng vẫn dồi dào, giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ bình ổn, tuy mặt hàng gas và xăng dầu đầu tháng có điều chỉnh tăng lên nhưng chưa tác động đến thị trường chung trên địa bàn tỉnh.

Theo  kết quả điều tra bán buôn và bán lẻ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong tháng 3 đạt 5.603,3 tỷ đồng, giảm 8,52% so tháng trước và và tăng 13,68% so cùng kỳ. Tính chung quý I/2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng ước thực hiện 17.223,74 tỷ đồng, đạt 23,86% kế hoạch năm và tăng 14,90% so quý I năm 2015.

Cụ thể doanh thu quý  I/2016 trên từng loại hình kinh tế và ngành kinh tế đạt được như sau:

- Kinh tế nhà nước: 808,76 tỷ đồng, giảm 10,72% so quý I/2015;

- Kinh tế tập thể: 9,03 tỷ đồng,  tăng 43,56%;

- Kinh tế cá thể: 7.090,9 tỷ đồng, giảm 0,95% ;

- Kinh tế tư nhân  9.315,06 tỷ đồng, tăng 34,62%.

* Hoạt động thương nghiệp: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3 ước thực hiện được 3.983,18 tỷ đồng, giảm 10,46% so tháng trước và tăng 1,03% so cùng kỳ. Quý I/2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa được 12.341,51 tỷ đồng, đạt 22,05% kế hoạch và tăng 10,23% (Nếu loại trừ yếu tố giá thì tốc độ tăng khoảng 8,28%) so quý I năm trước.

Nhìn chung hoạt động thương nghiệp trong quý I/2016 lượng hàng hóa phục vụ nhân dân dồi dào, giá cả hợp lý, không tăng đột biến, sức mua trong dân tuy có ổn định, nhưng do nông dân mất mùa nên sức mua ở khu vực cá thể có giảm sút, các doanh nghiệp lớn trong tỉnh tham gia chương trình đưa hàng bình ổn giá về các huyện vùng sâu, biên giới, hải đảo và gắn với khâu tuyên truyền “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nên đã  góp phần nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa trên toàn tỉnh tăng 10,23% so với năm 2015.

* Hoạt động lưu trú, ăn uống: Dự kiến doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trong tháng 3 được 960,93 tỷ đồng, giảm 3,15% so tháng trước. Tuy nhiên tính cả quý I/2016 dự kiến doanh thu thực hiện được 2.874,49 tỷ đồng, đạt 41,06% so kế hoạch năm, tăng 40,04% so quý I năm 2015. Bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 1.538,28 tỷ đồng, tăng 5,67% và doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 1.336,20 tỷ đồng, giảm 6,15%.

* Hoạt động du lịch lữ hành: Doanh thu hoạt động du lịch lữ hành tháng 3/2016 thực hiện  trên 20,66 tỷ đồng, giảm 24,25% so tháng trước. Nguyên nhân trong tháng không vào dịp nghỉ lễ nào nên số lượng du khách giảm, kỳ vọng trong dịp lễ 30/4 được nghỉ dài ngày nâng số lượt khách và doanh thu tăng cao hơn. Quý I/2016 doanh thu du lịch lữ hành đạt 63,77 tỷ đồng, đạt 27,73% kế hoạch năm, tăng 2,19 lần so cùng kỳ năm trước. Dự kiến quý I/2016: số lượt khách theo tour đạt 40,96 nghìn lượt, trong đó khách quốc tế 9,96 ngàn lượt và khách trong nước 31 ngàn lượt.

* Hoạt động dịch vụ: Tháng 3/2016 doanh thu dịch vụ khác ước tính được  638,53 tỷ đồng, giảm 2,83% so với tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 333,78 tỷ đồng, tăng 7,76%; dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình 11 tỷ đồng, tăng 5,56%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 26,84 tỷ đồng, tăng 13,38%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 13,86 tỷ đồng, tăng 1,35% ....

Tính chung quý I/2016 doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 1.943,97 tỷ đồng, đạt 21,60% so kế hoạch năm, tăng 13,47% so quý I năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 939,78 tỷ đồng, tăng 68,59%; dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình 31,42 tỷ đồng, tăng 0,23%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 85,12 tỷ đồng, giảm 6,72%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 40,38 tỷ đồng, giảm 49,62% ....

Về công tác quản lý thị trường: Trong tháng 2/2016  kiểm tra 113 vụ việc, phát hiện 55 vụ vi phạm qui định của nhà nước, trong đó có 34 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 02 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm; 01 vụ vi phạm hàng giả, hàng kém chất lượng và 18 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý, thu phạt, nộp Ngân sách nhà nước 1,49 tỷ  đồng. Tính chung 2 tháng kiểm tra được 272 vụ, đã xử lý, thu phạt nộp ngân sách nhà nước  2,2 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 3 ước tính đạt 34,98 triệu USD, tăng  0,61% so với tháng trước và tăng 52,73% so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nông sản 25,53 triệu USD, tăng 2,20% so tháng trước, tăng hơn 2 lần so cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản 8,23 triệu USD, giảm 5,69% so tháng trước và tăng 2,40% so cùng kỳ 2015.

Trong  tháng 3 những Công ty xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh dự kiến xuất khá cao, dự kiến xuất là 58.265 tấn  bao gồm:  Công ty Du lịch- Thương mại dự kiến xuất 21.318 tấn với trị giá trên 7,7 triệu USD; Công ty CP kinh doanh nông sản ước xuất 6.196 tấn với trị giá trên 2,3 triệu USD; Công ty MTV Thương mại-dịch vụ dự kiến xuất 5.750 tấn với trị giá trên 2 triệu USD;  Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang dự kiến xuất trực tiếp 25.000 tấn với trị giá trên 10,4 triệu USD; Công ty CP Nông lâm sản không dự kiến xuất.

Tính chung quý I/2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 104,71 triệu USD, đạt 23,80% kế hoạch năm và tăng 63,04% so với quý I năm trước. Trong đó: hàng nông sản 69,80 triệu USD, đạt 27,38% kế hoạch năm và tăng 2,4 lần so quý I/2015; hàng thủy sản 29,70 triệu USD, đạt 19,16% kế hoạch và tăng 0,87%; hàng hóa khác 5,19 triệu USD, đạt 17,33% kế hoạch và giảm 14,35% so cùng kỳ năm 2015.

Các mặt hàng xuất khẩu quý I/2016 đạt khá so cùng kỳ năm trước như: Gạo dự kiến xuất 158.057 tấn, đạt 25,49% kế hoạch năm, tăng 2,24 lần so quý I năm 2015; tôm đông 582 tấn, đạt 25,30% so kế hoạch năm, tăng 41,26%; mực và tuộc đông 2.690 tấn, tăng 16,70%; hàng hóa khác gồm mì gói, nước rửa chén, cá đóng hộp... xuất sang thị trường Campuchia từ các công ty ở cửa khẩu Hà Tiên hoạt động kinh doanh bình thường.

Tình hình xuất khẩu trong quý I/2016 của tỉnh tương đối khả quan, nhất là mặt hàng nông sản kim ngạch đạt cao so cùng kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản của tỉnh đầu năm đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn với các nước như Philippin, Trung Quốc...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng 3 ước tính đạt 2,25 triệu USD, tăng 1,17% so với tháng trước, giảm 62,20% so cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2016 trị giá nhập ước được 6,62 triệu USD, đạt 10,19% kế hoạch năm và giảm 35,93% so quý I năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất, lượng nhập trong quý I gồm: thạch cao 19,15 ngàn tấn, tăng 2,96% so cùng kỳ; giấy Kratp 250 tấn, không tăng ; hạt nhựa 267 tấn, tăng 16,09%.

6.3 Vận tải

Vận tải hành khách: Tháng 3 vận tải hành khách ước tính 5,38 triệu lượt khách, giảm 5,94% so tháng trước; luân chuyển 373,77 triệu HK.km, giảm 6,12% so tháng trước. Tính chung quý I/2016 vận tải hành khách ước thực hiện 16,48 triệu lượt khách, đạt 24,05% kế hoạch và tăng 7,99% so quý I năm trước và luân chuyển 1.147,69 triệu HK.km, đạt 28,45%  kế hoạch và tăng 8,10%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 13,16 triệu lượt khách, tăng 8,67% so cùng kỳ và luân chuyển 911,32 triệu lượt khách.km, tăng 8,83%; vận tải hành khách đường sông 2,85 triệu lượt khách, tăng 5,28% và luân chuyển 181,51 triệu lượt khách.km, tăng 5,38%; Vận tải hành khách đường biển 0,46 triệu lượt khách, tăng 5,95% và luân chuyển 54,85 triệu lượt khách.km, tăng 5,48% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Tháng 3 vận tải hàng hóa ước tính 795 ngàn tấn, giảm 6,47% so tháng trước; luân chuyển 104,18 triệu tấn.km, giảm 6,60% so tháng trước. Quý I/2016,  vận tải hàng hóa ước tính 2,41 triệu tấn, đạt 23,97% kế hoạch năm và tăng 6,39% so quý I năm trước và luân chuyển 317,02 triệu tấn.km, đạt 23,23% kế hoạch và tăng 6,21%. Gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 761 ngàn tấn, tăng 7,94% so quý I/2015 và luân chuyển 103,08 triệu tấn.km, tăng 8,05%; Vận tải hàng hóa đường sông 979 ngàn tấn, tăng 4,37% và luân chuyển 121,98 triệu tấn.km, tăng 4,22% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 673 ngàn tấn, tăng 7,68% và luân chuyển 91,95 triệu tấn.km, tăng 6,89% so quý I năm trước.

Trong quý I doanh thu vận tải thực hiện trên 2.356,98 tỷ đồng, tăng 12,88% so quý I năm trước.

6.4. Bưu chính - Viễn thông

Trong quý I/2016, hoạt động Bưu chính, Viễn thông vẫn phát triển, thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho mọi tầng lớp nhân dântrong tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tăng cường các chương trình khuyến mãi thuận lợi cho nhu cầu người sử dụng. Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông trong quý I năm 2016 đạt 452,66 tỷ đồng, đạt 20,96% kế hoạch, trong đó doanh thu viễn thông ước tính 436,86 tỷ đồng, đạt 21,32%; doanh thu bưu chính được 15,8 tỷ đồng, đạt 14,36% so kế hoạch năm.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh trong quý I/2016 như sau: Tổng số Bưu cục các cấp là 28. Trong đó, Bưu cục cấp I: 1; cấp II: 13; cấp III: 12 và 02 Ki ốt. Có 140 điểm Bưu điện - Văn hóa xã (có 21 điểm hoạt động Internet) và 40 Đại lý Bưu điện; bán kính phục vụ: 3,2 Km; dân số phục vụ: 8.359 người/điểm; phát hành báo trung ương: 671.098 tờ; báo địa phương: 465.574 tờ; phát hành báo chí công ích: 657.502 tờ.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh trong quý I/2016 như sau: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.973.423 thuê bao. Trong đó thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 60.275 thuê bao; thuê bao điện thoại cố định vô tuyến 13.641 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả trước 1.851.324 thuê bao; thuê bao điện thoại di động trả sau 48.183 thuê bao.

Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 120.565 thuê bao.

6.5. Du lịch

 Tổng lượt khách du lịch trong tháng 3 ước tính  359,18 ngàn lượt khách, giảm 38,48% so tháng trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 138,94 ngàn lượt khách, giảm 29,56%; số khách quốc tế  21,44 ngàn lượt khách, giảm 26,51%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 127,61 ngàn lượt khách giảm 30,74% so với tháng trước; khách du lịch đi theo tour đạt 11,32 ngàn lượt khách, giảm 12,85% so tháng trước.

 Tính chung quý I/2016, tổng lượt khách du lịch được 1.291,37 ngàn lượt khách, đạt 26,14% kế hoạch và tăng 12,38% so quý I năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 511,35 ngàn lượt khách, đạt 20,21% kế hoạch và tăng 21,98%. Trong đó  Số khách quốc tế đạt 88,59 ngàn lượt khách, đạt 31,64% kế hoạch, tăng 4,84% so với cùng kỳ; khách du lịch đi theo tour đạt 36,92 ngàn lượt khách, đạt 18,93% kế hoạch, tăng 13% so quý I năm 2015.

 Trong quý I năm nay, số khách du lịch đến tỉnh tăng cao từ lượt khách quốc tế cũng như tổng số ngày khách lưu trú. Sự phát triển mở thêm đường bay tại sân bay quốc tế Phú Quốc và một số tuyến du lịch trên các đảo như: Nam Du, Quần đảo Bà Lụa … Là một trong những điều kiện thuận tiện cho ngành du lịch tỉnh nhà, tuy nhiên số khách trong nước đến tỉnh con số còn khiêm tốn, điều này đặt ra cho ngành du lịch cần có biện pháp phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh, đồng thời tìm giải pháp thu hút khách đến tỉnh ngày càng nhiều, nhằm  đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

6.6. Chỉ số giá

  * Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng (tính từ 15/2 đến 15/3/2016) tăng 0,74% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 1,66%, khu vực nông thôn tăng 0,18%.

Những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng  là do nhóm hàng thuốc và dịch cụ y tế tăng cao so với tháng trước, tăng 16,67% (do tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, ngày 29/10/2015 do liên bộ Bộ Y tế - Tài chính ban hành, áp dụng từ ngày 1/3/2016); kế đến là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ tăng 0,12%; nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%...

Các nhóm còn lại đều giảm như nhóm giao thông giảm -4,01% (do giảm giá cước vận tải cả đường bộ và đường biển); nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,50%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,32%...

Sau 1 năm (Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2016 so với tháng 3/2015) tăng 2,39%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 25,74%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 8,17%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 7,94%... Các nhóm giảm mạnh nhất là nhóm giao thông giảm -11,17% và nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm -10,27%...

* Chỉ số giá vàng: Sau tết Âm lịch giá vàng vẫn tiếp tục tăng theo giá thế giới, Tính đến ngày 15/3/2016 giá vàng 9999 giá bán ra 3.310.000 đ/chỉ, bình quân giá bán trong tháng là 3.304.000đ/chỉ (tăng 210.000 đ/chỉ). Chỉ số giá vàng tháng 3 so cùng kỳ (3/2015) tăng 4,25%.

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tính đến thời điểm điều tra 15/3/2016 giá USD được điều chỉnh giảm nhẹ, tại thị trường tự do bán 2.228.000 đ/100USD, giá bình quân trong kỳ bán ra 2.229.333 đ/100 USD (giảm 1.620 đ/100 USD). Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này so với cùng kỳ (tháng 3/2015)  tăng 3,30%.

7. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

7.1. Tình hình đời sống dân cư: Trong những tháng đầu năm, đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh tương đối ổn định. Là quý có tết âm lịch và người lao động được nghỉ nhiều ngày, được sự quan tâm và chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân các cấp đời sống dân cư được chú trọng về tinh thần, lẫn vật chất. Công tác an sinh xã hội các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được quan tâm kịp thời. Tất cả đã tạo không khí vui tươi, sinh động, phấn khởi, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, du ngoạn và hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.

Nguồn hàng hóa trước trong và sau tết Bính Thân trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý, sức mua tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tuy có tăng nhưng không đột biến.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu, thiếu nước ngọt đã làm cho 1 số bộ phận dân cư nông thôn gặp không ít khó khăn, thu nhập giảm dẫn đến đời sống sinh hoạt bị đảo lộn.

Đối với đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương: Nhìn chung đời sống cán bộ công chức người lao động có cải thiện hơn, thu nhập tăng lên, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công nhân viên chức, người lao động. Các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ, cuối năm… được chú trọng, quan tâm đầu tư hơn các năm trước. Tuy nhiên bên cạnh đó, thì đời sống vật chất của một số bộ phận công nhân người lao động trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp còn rất nhiều khó khăn, chưa được chú trọng nhiều về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Đời sống dân cư nông thôn trong quý I có phần đi xuống, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài, mặn xâm nhập sâu, thiếu nước ngọt làm ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa, nuôi tôm. Lúa xuống giống bị nhiễm mặn sâu làm nhiều hộ dân mất trắng không thu hoạch được, tôm bị dịch bệnh do thời tiết khô nóng khiến đời sống bà con một số huyện bị ảnh hưởng trầm trọng. Nhiều hộ gia đình trắng tay tiền vay nợ ngân hàng đầu tư không trả được, một số bộ phận dân cư bỏ ruộng vườn đi làm thuê kiếm sống.

7.2. Lao động, việc làm: Tháng 3 giải quyết việc làm cho 7.661 lượt người, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh: 2.283 lượt người; ngoài tỉnh: 5.376 lượt người, xuất khẩu lao động 02 người (Hàn Quốc 01, Nhật Bản 01). Tính chung quý 1 giải quyết việc làm cho 9.118 lượt người, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh: 3.191 lượt người; ngoài tỉnh: 5.925 lượt người, xuất khẩu lao động 02 người. Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 118 lao động (lũy kế quý 1 là 945 lao động). Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 8 giấy phép (trong đó: cấp mới 4, cấp lại 02 và xác nhận 02).

Tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm, đã thu hút với 2.534 lao động tham gia, số lao động được tuyển dụng 177 lao động. Số doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng tại phiên giao dịch là 32 doanh nghiệp.

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 1.347 người (trong đó: Trung cấp nghề 164 người, sơ cấp nghề 855 người, dạy nghề dưới 3 tháng 328 người), nâng tổng số học sinh từ đầu năm đến nay lên 2.178 người,  trong đó: Trung cấp nghề 164 người, sơ cấp nghề 1.282 người, dạy nghề dưới 3 tháng 732 người.     

7.3. Về chính sách an sinh xã hội:

Công tác giảm nghèo: Theo kết quả điều tra hộ nghèo[2], cận nghèo giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 41.200 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,78%, hộ cận nghèo có 13.699 hộ chiếm tỷ lệ 3,25% (Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

Phòng Lao động - TB&XH các huyện, thị xã tiếp nhận 3.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinpearl Phú Quốc hỗ trợ. Tham mưu UBND tỉnh tặng quà tết Nguyên đán cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với tổng số tiền 14.939 triệu đồng (trị giá 500.000đ/suất).

Bảo trợ xã hội: Trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đưa đại biểu người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu tham dự Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ V năm 2016 tại Hà Nội.         

Thực hiện chính sách với người có công: Tổ chức các đoàn đi thăm hỏi, tặng 98.451 suất quà tổng trị giá 29.275 triệu đồng cho đơn vị lực lượng vũ trang, bệnh viện, trường, trại, trung tâm và các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi nhân dịp tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

7.4. Tình hình Giáo dục: Ngành giáo dục đang tiến hành tổng hợp số liệu và thông báo kết quả kiểm tra học kỳ I các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử  lớp 12 THPT toàn tỉnh; kết quả kiểm tra môn Ngữ văn: 62,34%, tiếng Anh: 49,06%, Toán 77,03%, Lịch sử 61,23%. Tham gia và tổng hợp kết quả thi HSG quốc gia năm 2016: toàn tỉnh đạt 9 giải: 03 giải Ba, 06 giải khuyến khích (tăng 6 giải so với năm 2015). Chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2015-2016; thi giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia năm 2016 tại Long An vào cuối tháng 3/2016.

Trình UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận lại 15 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn Phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2015. Kiểm tra, thẩm định các trường TH đạt chuẩn quốc gia: Hưng Yên 1 và Đông Yên 3, huyện An Biên; Thạnh Đông A1, huyện Tân Hiệp, Sơn Kiên 1 và Thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất; Trưng Vương và Trương Định, TP. Rạch Giá. Toàn tỉnh hiện có 101 trường TH đạt chuẩn quốc gia.

7.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao: Trong quý I/2015, Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, tạo ấn tượng tốt như: Lễ kỷ niệm 54 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (1962 - 2016); Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán tại thành phố Rạch Giá, huyện Phú Quốc, Kiên Lương, U Minh Thượng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân; Lễ công bố Năm Du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu long, Lễ đón nhận Bằng công nhận Khu Ramsar, Vườn quốc gia U Minh Thượng và Lễ hội kỷ niệm 280 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736- 2016); tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, kiểm tra tiến đọ công tác tổ chức Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng huyện Tân Hiệp năm 2016.

Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) huyện, thị xã và thành phố tổ chức hơn 124 chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí như: Hội chợ - triển lãm, hội hoa xuân, hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng, giao lưu các nhóm nhảy hiện đại và khiêu vũ, hội thi hoa lan, gói bánh tét, thi ẩm thực ngày tết, thi viết thư pháp, trưng bày triển lãm…nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (06/01/1946 - 06/01/2016),  kỷ niệm 106 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910 - 08/3/2016); các hoạt động "Mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Bính Thân 2016" và chào đón Năm Du lịch quốc gia 2016, phục vụ khoảng 250 ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.

Thể thao thành tích cao:  Đội tuyển Cờ vua tham dự 02 giải: Cờ vua - Cờ tướng mừng Đảng, mừng Xuân khu vực ĐBSCL mở rộng, Cờ vua Quốc tế mở rộng HD Bank lần thứ VI-2016, đạt 05 huy chương (02 HCB, 03 HCĐ); Đội tuyển Quần vợt tham dự giải vô địch Quần vợt nữ toàn quốc 2016, đạt 02 huy chương (01 HCV, 01 HCĐ). Phối hợp hỗ trợ tổ chức giải đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình Bến Tre lần thứ XVIII năm 2016 (chặng 2,3).Tiếp tục quản lý và kiểm tra quá trình tập luyện của các vận động viên đang tập trung tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia.

- Thể dục thể thao quần chúng: Xây dựng báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2014-2020; ban hành lịch thi đấu các giải thể thao tỉnh Kiên Giang và tham gia các giải thể thao khu vực, toàn quốc, quốc tế năm 2016; tổ chức họp mặt truyền thống và Hội thi Văn nghệ-Thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Ngành Thể dục Thể thao Việt Nam (27/3/1946-27/3/2016); phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo, tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2016 và tổ chức giải Câu cá thể thao tại Công viên Văn hóa An Hòa; phối hợp tổ chức buổi gặp mặt và giới thiệu báo chí chuẩn bị cho Giải đua thuyền buồm Kiên Giang mở rộng – Phú Quốc 2016.

Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch) huyện, thị xã và thành phố đã tổ chức 36 giải thi đấu thể dục thểthao từ huyện đến xã, đa dạng, phong phú và thiết thực, phục vụ khá tốt nhu cầu vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe của nhân dân như: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, đá cầu lưới, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, dẫn bóng qua cọc, ném bóng vào rổ, kéo co, thể dục dưỡng sinh, chạy xe đạp chậm… và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng và thi đấu.

7.6 Tình hình y tế: Theo Ngành Y tế trong tháng 3 trên địa bàn tỉnh Bệnh Tay chân miệng: Ghi nhận 47 trường hợp mắc, giảm 72 trường hợp so với tháng trước. Trong đó tập trung nhiều ở Tp.Rạch Giá (10), Hòn Đất (8), Hà Tiên (5), Giồng Riềng (5), Gò Quao (4), An Minh (4), Vĩnh Thuận (4). Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 401, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 218 trường hợp.

Các bệnh truyền nhiễm: Bệnh tiêu chảy ghi nhận 584 trường hợp mắc. So với tháng trước tăng 132 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 1.503, So với cùng kỳ giảm 90 trường hợp; Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn có 2 trường hợp mắc. So với tháng trước, tăng 1 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 8 trường hợp mắc, So với cùng kỳ giảm 01 trường hợp; Bệnh Lỵ trực trùng lũy kế từ đầu năm mắc 46 trường hợp; Bệnh Lỵ Amip mắc 22 trường hợp; Bệnh Thủy đậu mắc 28 trường hợp, giảm 2 trường hợp so với quý I/2015.

Chương trình phòng chống sốt xuất huyết: Trong tháng 3 toàn tỉnh ghi nhận có 40 trường hợp mắc, giảm 15 trường hợp so với tháng trước. Các địa phương có số mắc trong tháng là Phú Quốc (17), Hòn Đất (2), Rạch Giá (11), Vĩnh Thuận (2), Kiên Lương (1), Giồng Riềng (1), Châu thành (3), Tân Hiệp (1), Gò Quao (1), Kiên Hải (1). Tích lũy từ đầu năm đến nay là 187 trường hợp, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 113 trường hợp.

Chương trình phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khám phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả, quản lý chặt chẽ các bệnh phong, lao, tâm thần. Trong tháng phát hiện 01 BN phong, 165 BN lao, 03 BN tâm thần phân liệt và 10 BN động kinh. Lũy kế từ đầu năm đến nay phát hiện 01 BN phong, 584 BN lao, 19 BN tâm thần phân liệt, 32 BN động kinh. Số BN quản lý điều trị đến nay là 460 BN phong, 2.600BN lao 2.263 BN tâm thần phân liệt và 2.813 BN động kinh.

Chương trình phòng, chống  HIV/AIDS: Trong quý I thực hiện xét nghiệm 5.232 người, phát hiện mới 4 cas HIV dương tính. Theo số liệu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.875 người, trong giai đoạn AIDS là 1.304 người. Trong tháng, điều trị ARV cho 2 bệnh nhân HIV/AIDS, tích lũy số bệnh nhân điều trị là 27 người, trong đó  trẻ dưới 15 tuổi là 0.

7.7. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Tính từ đầu năm đến nay đã thẩm định, cấp 127 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ký 01 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 76 hồ sơ hợp quy, phù hợp quy định ATTP; Thực hiện thanh tra, kiểm tra 5.235 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó 4.411 cơ sở đảm bảo VSATTP theo quy định và 824 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP. Qua đó nhắc nhở 698 cơ sở, xử lý 126 cơ sở trong đó phạt tiền 64 cơ sở với tổng số tiền phạt 127.750.000đ, số cơ sở bị cảnh cáo 08 cơ sở, số cơ sở cam kết 54 cơ sở. Ngoài ra đề nghị tiêu hủy sản phẩm của 164 cơ sở với 760 kg thực phẩm/132 loại không đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm. Theo số liệu từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong quý ghi nhận 05 cas mắc lẻ ngộ độc thực phẩm.

7.8. Tình hình an toàn giao thông: Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh  tính từ ngày 16/02/2016 đến 15/03/2016. Toàn tỉnh xảy 16 vụ tai nạn giao thông, làm 09 người chết, 12 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên là 12 vụ, làm 09 người chết và 05 người bị thương. So với tháng trước Số vụ tai nạn giao thông giảm 20 vụ, giảm 15 người chết và giảm 19 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên giảm 21 vụ, giảm 15 người chết, số người bị thương giảm 23 người.

Trong quý I trên toàn tỉnh xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông, làm 48 người chết, 62 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên là 62 vụ, 48 người chết và 47 người bị thương. So với quý I năm trước, giảm 23 vụ TNGT, tăng 8 người chết và giảm 47 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng trở lên tăng 17 vụ, tăng 8 người chết và tăng 8 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông chưa có dấu hiệu giảm do số vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn tăng hơn so năm trước, dẫn đến số người chết tăng lên, do vậy các ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giáo dục, tuyên truyền cho người dân có ý thức tôn trọng Luật lệ giao thông khi tham gia giao thông.

7.9.  Tình hình cháy, nổ: Từ ngày 16/02/2016 đến 15/03/2016 toàn tỉnh xảy ra 08 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 14,288 tỷ đồng, không có thiệt hại về người. Không có vụ nổ nào xảy ra. Trong đó: có 03 vụ cháy rừng (U Minh Thượng; Giang Thành; Phú Quốc). Những nguyên nhân gây cháy là do chập điện 03vụ; bất cẩn trong hàn điện: 01 vụ; đang điều tra:  04 vụ. Cháy xảy ra ở các huyện như: Phú Quốc: 01 vụ, Rạch Giá 02 vụ, Vĩnh Thuận 01 vụ; U Minh Thượng 02 vụ; Giang Thành 01 vụ; Hòn Đất 01 vụ.

Số lũy kế trong quý I/2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy. Thiệt hại lũy kế ước tính 15 tỷ 399 triệu đồng. Số người bị thương do cháy, nổ là 03 người. Năm nay,  mùa khô hạn kéo dài, phức tạp, công tác phòng cháy, chữa cháy được các ngành, các cấp trong tỉnh tích cực tuyên truyền và hướng dẫn trong nhân dân, tuy nhiên điều quan trọng là ở từng người dân, cần cẩn thận, không chủ quan, lơ là với vật dụng dễ gây cháy nổ, gây tác hại nguy hiểm về tài sản và sinh mạng con người.

8. Đề xuất kiến nghị:

Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2016, nhìn chung có nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà  Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra, Cục Thống kê kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm nay sản xuất lúa 2 vụ đông xuân và vụ mùa năng suất và sản lượng đều đạt thấp so với kế hoạch. Ngoài yếu tố tác động của thời tiết diễn biến phức tạp ra, giải pháp về dự báo, tuyên truyền và có kế hoạch cụ thể về phòng chống biến đổi khí hậu như: thông báo mưa bão, nước biển dâng gây ngập úng, khô hạn gây xâm nhập mặn... Tăng cường khuyến cáo nông dân gieo sạ đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống, nhất là giống lúa chất lượng cao, giống sản xuất phù hợp với lịch thời vụ và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng.

Trung tâm Giống của tỉnh hướng dẫn bà con nông dân sử dụng lúa giống phù hợp cho sản xuất, nhất là các loại giống thích nghi với điều kiện hạn mặn ở vùng U Minh Thượng và ven biển Tứ giác Long Xuyên; có kế hoạch cung ứng giống có chất lượng và năng suất cao, kịp thời và sẳn sàng hỗ trợ giống dự phòng thiên tai cho nhu cầu sản xuất.

2. Về lĩnh vực thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh, về giá cả đầu ra thiếu ổn định nhất là thời điểm thu hoạch rộ, vì vậy cần có sự liên kết sản xuất, giữa người dân với nhà Khoa học và Nhà nước trong chỉ đạo điều hành sản xuất và ổn định giá cả; thực hiện tốt Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, cụ thể cần có chính sách hỗ trợ vốn để cải hoán, nâng cấp phương tiện nhỏ phát triển đánh bắt xa bờ đạt hiện quả, xây dựng cụ thể kế hoạch đầu tư xử lý hệ thống kênh mương thủy lợi dẫn nước và thoát nước thải, tăng cường  đầu tư cho hoạt động của Trung tâm giống, quan trắc, kiểm định nhằm hỗ trợ khoa học trong phát triển nuôi trồng thủy sản.

3. Tình hình xuất khẩu tuy có khởi sắc hơn, nhưng vẫn cần tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; tăng cường công tác thông tin thị trường; nỗ lực tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định nguồn hàng; từng bước xây dựng thương hiệu xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vốn, tín dụng, để có biện pháp xử lý tháo gỡ kịp thời phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

4. Đối với các khu công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nhằm đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh trong tương lai, là các ngành có công nghệ thích hợp, dễ tiếp thu và có nhu cầu cao trong tương lai, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động. Duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa..

5. Để có thể thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2016 – Phú Quốc – Đồng bằng sông Cửu Long, đảm báo đúng yêu cầu và theo kịp tiến độ; đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức được nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh; đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2016 phải chuyên nghiệp, luôn thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình và nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Tải về: - Số liệu Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và Quý 1 năm 2016

              - Chỉ số Giá (CPI) thang 3 năm 2016 


[1] GRDP tính theo giá cơ bản.

[2] Kết quả điều tra hộ nghèo được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 617/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang ngày 17/3/2016. Phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh.

 

 

Số lần đọc: 1890
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan