Tin nóng
27.03.2018
Quí I năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh ta đạt nhiều kết quả khả quan. Kinh tế phát triển ổn định, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có nhiều thuận lợi. Du lịch tiếp tục trên đà tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển bền vững, các dự án nhà máy trong các khu công nghiệp đã phát huy cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn nhiều khó khăn như: sản xuất nông nghiệp do biến đổi khí hậu đã làm nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ảnh hưởng đến diện tích lúa vụ đông xuân bị thiệt hại ở nhiều nơi; một số nguồn thu chưa đạt theo kế hoạch đề ra...

Cụ thể từng lĩnh vực như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)[1] quý I năm 2018 theo (giá so sánh 2010) dự kiến tăng 7,87%. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản  tăng  10,22%, đóng góp cho tăng trưởng chung 2,17 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,84%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,76 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,95%, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,69 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I năm 2018 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 11.267,256 tỷ đồng, đạt 18,20% kế hoạch năm, tăng 7,87% so với quý I năm 2017.

Chia ra :

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính đạt 2.448,92 tỷ đồng, đạt 11,65% kế hoạch, tăng 10,22% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực I tăng 2,17 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp 1.213,08 tỷ đồng, đạt 8,58% kế hoạch, tăng 10,11% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng 1,07 điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng thêm ước đạt 1.200,78 tỷ đồng đạt 17,90% kế hoạch, tăng 10,58% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng là 1,10 điểm phần trăm. Ở khu vực I cho thấy: Vụ mùa năm nay, do diện tích tăng và không bị thiệt hại nên sản lượng đã tăng hơn 130,64 ngàn tấn, giá trị tăng hơn 600 tỷ đồng làm cho giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp tăng trên 10% so với quý I/2017.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 2.522,77 tỷ đồng, đạt 19,33% kế hoạch, tăng 7,84%, đóng góp cho tăng trưởng chung khu vực II là 1,76 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm  ước đạt 1.483,65 tỷ đồng, đạt 19,19% kế hoạch, tăng 8,13% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng là 1,068 điểm phần trăm; giá trị gia tăng ngành xây dựng 1.039,11 tỷ đồng, đạt 19,54% kế hoạch, tăng 7,44% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng là 0,389 điểm phần trăm.

- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước thục hiện 5.940,39 tỷ đồng, đạt 23,04% kế hoạch, tăng 6,95% so cùng kỳ, đóng góp cho tăng trưởng chung 3,69 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành du lịch, ăn uống tăng 9,31%, vận tải tăng 12,74%... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng tương đối ổn định.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2018

(Số liệu ước tính)

 

Quý I - 2018

(triệu đồng)

Tốc độ tăng so với  quý I năm 2017 (%)

Đóng góp điểm (%) các khu vực vào tăng trưởng quý I năm 2018

Theo giá

hiện hành

Theo giá

so sánh 2010

Tổng sản phẩm trên ĐB (GRDP)

Tổng giá trị tăng thêm (VA)

Phân theo khu vực kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

Riêng: - Nông nghiệp

 - Thủy sản

2. Công nghiệp, xây dựng

Riêng: - Công nghiệp

3. Dịch vụ

4.Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.  

 

15.409.073

14.924.037

3.473.862

1.553.739

1.837.785

3.455.379

2.023.649

7.994.796

485.036

 

11.267.256

10.912.087

2.448.921

1.213.078

1.200.776

2.522.772

1.483.656

5.940.394

355.169

 

7,87

7,87

10,22

10,11

10,58

7,84

8,13

6,95

7,76

 

7,87

7,63

2,17

1,07

1,10

1,76

1,068

3,69

0,24

2. Tài chính, ngân hàng

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng Ba ước tính thu ngân sách đạt 811,33 tỷ đồng, bằng 46,41% so tháng trước, tăng 4,80 % so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách quý I/2018 dự kiến 2.559,66 đồng, đạt 27,71% dự toán HĐND tỉnh giao, giảm 1,40% so quý I năm 2017. Trong đó: thu nội địa 2.537,95 tỷ đồng, đạt 27,89% dự toán, giảm 0,05% so cùng kỳ, chiếm 99,15% trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Một số khoản thu đạt cao so với dự toán như thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 264,89 tỷ đồng, đạt 88,30% dự toán, tăng 4,57 lần so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 69,25 tỷ đồng, đạt 30,11% dự toán, tăng 10,44% so cùng kỳ. Còn lại các khoản thu khác còn đạt thấp so với dự toán như thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 77,76 tỷ đồng, đạt 18,97% dự toán và bằng 63,59% so cùng kỳ; thu thuế bảo vệ môi trường 57,11 tỷ đồng, đạt 12,69% dự toán, bằng 61,47% cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất 245,43 tỷ đồng, đạt 24,54% dự toán, bằng 47,40% cùng kỳ...

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng Ba ước tính chi ngân sách địa phương 896,37 tỷ đồng, chỉ bằng 58,26% so tháng trước. Tổng chi ngân sách quý   I/2018 dự kiến là 2.434,94 tỷ đồng, đạt 16,99% dự toán năm, giảm 3,29% so với quý I năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 1.836,18 tỷ đồng, đạt 23,09% dự toán năm, tăng 16,04%; chi đầu tư phát triển 571,27 tỷ đồng, đạt 17,69% dự toán năm và chỉ bằng 62,47% so với quý I năm trước.

2.2. Hoạt động Ngân hàng

Nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn trong quý I/2018 ước đạt 74.900 tỷ đồng, tăng 4,56% so quý IV/2017. Trong đó, vốn huy động tại địa phương ước đạt 45.500 tỷ đồng, tăng 4,77% so với quý IV/2017; chiếm tỷ trọng 60,75%/tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tại địa phương trong quý tăng ở tất cả các thành phần: số dư tiền gửi tiết kiệm tăng 5,02%; số dư tiền gửi thanh toán tăng 3,69%, số dư nguồn vốn phát hành giấy tờ có giá tăng 9,56%.

Hoạt động tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2017. Ước đến cuối quý I/2018, doanh số và dư nợ tín dụng đạt cụ thể:

Doanh số cho vay trong quý I/2018 ước đạt 30.000 tỷ đồng. Trong đó: Cho vay ngắn hạn 22.500 tỷ đồng, chiếm 75,00% doanh số cho vay; Cho vay trung và dài hạn 7.500 tỷ đồng, chiếm 25,00% doanh số cho vay.

Dư nợ cho vay ước đạt 58.300 tỷ đồng, tăng 2,99% so với quý IV/2017. Cơ cấu dư nợ cho vay như sau: Dư nợ cho vay ngắn hạn 30.800 tỷ đồng, tăng 3,67% so với quý IV/2017, chiếm 52,83% tổng dư nợ; Dư nợ cho vay trung dài hạn 27.500 tỷ đồng, tăng 2,23% so với quý IV/2017, chiếm 47,17% tổng dư nợ.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, phù hợp; kết hợp đẩy mạnh triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, thu hồi nợ rủi ro đang theo dõi ngoại bảng. Nợ xấu tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn.

Nợ xấu 550 tỷ đồng, chiếm 0,94%/tổng dư nợ. Nợ tổn thất (nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng) 500 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay các chương trình tín dụng theo chỉ đạo tiếp tục tăng. Doanh số và dư nợ cho vay tính đến 28/02/2018 và ước đến cuối quý I/2018 của một số lĩnh vực như sau:

Cho vay nông nghiệp nông thôn: Doanh số cho vay tháng 2/2018 đạt 2.625 tỷ đồng, doanh số cho vay luỹ kế từ đầu năm 6.421 tỷ đồng; dư nợ đạt 30.335 tỷ đồng, tăng 2,40% so với tháng trước, tăng 4,05% so với đầu năm; chiếm 51,75% tổng dư nợ. Trong đó: Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt 20.342 tỷ đồng; Dư nợ cho vay chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ 344 tỷ đồng, tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 2,08% so với đầu năm. Uớc đến cuối quý I/2018, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 30.700 tỷ đồng, tăng 5,30% so với quý IV/2017.

Cho vay xuất khẩu trong tháng 2/2018 có xu hướng tăng trở lại ở cả hai lĩnh vực gạo và thủy sản so với tháng trước. Doanh số cho vay xuất khẩu tháng 02/2018 đạt 841 tỷ đồng, tính chung từ đầu năm đạt 1.859 tỷ đồng; dư nợ 4.483 tỷ đồng, tăng 1,89% so với tháng trước, tăng 2,42% so với đầu năm. Cụ thể: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo tháng 02/2018 đạt 305 tỷ đồng, luỹ kế từ đầu năm đạt 684 tỷ đồng; dư nợ 804 tỷ đồng, tăng 7,34% so với tháng trước, tăng 30,10% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản tháng 02/2018 đạt 536 tỷ đồng, luỹ kế từ đầu năm đạt 1.175 tỷ đồng; dư nợ 3.679 tỷ đồng, tăng 0,77% so với tháng trước, nhưng giảm 2,13% so với đầu năm. Ước đến cuối quý I/2018, dư nợ cho vay xuất nhập khẩu đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 5,09% so với quý IV/2017.

Cho vay phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67: Bắt đầu từ ngày 01/01/2018, kết thúc việc ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay theo đúng tinh thần Nghị định. Đến hết ngày 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 48 tàu đã được ký hợp đồng tín dụng, với số tiền cam kết giải ngân 334,47 tỷ (trong đó đã giải ngân theo Nghị định 67 đạt 302,04 tỷ đồng). Trong tháng 2/2018, các tổ chức tín dụng giải ngân 8,31 tỷ đồng theo lãi suất thương  mại của các hợp đồng đã ký trước thời điểm 31/12/2017, tổng số tiền đã giải ngân lũy kế từ đầu chương trình là 314,48 tỷ đồng (đạt 94% tổng số tiền cam kết cho vay). Đến 28/02/2018, dư nợ đạt 293,09 tỷ đồng và có 40/48 tàu đã hạ thủy.

Cho vay Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch: Đến 2/2018 dư nợ cho vay đạt 765 tỷ đồng, trong đó: cho vay nông nghiệp sạch 692,5 tỷ đồng, cho vay vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 72,5 tỷ đồng.

Chính sách Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục thu nợ, tính đến 28/02/2017, dư nợ còn 298 tỷ đồng của 635 HĐTD (01 DN và 634 cá nhân). Cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP: Đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Kiên Giang vẫn chưa được phân bổ chỉ tiêu để thực hiện.

Cho vay DN nhỏ và vừa tiếp tục được quan tâm. Ước đến cuối quý I/2018, dư nợ cho vay DN nhỏ và vừa đạt 12.400 tỷ đổng, tăng 1,85% so với quý IV/2017. Các DN nhỏ và vừa  đủ điều kiện đều được các ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay theo qui định của NHNNVN.    

Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Kiên Giang tiếp tục thực hiện giải ngân cho vay đối với các chương trình tín dụng chính sách xã hội trọng điểm. Ước đến cuối quý I/2018, dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Kiên Giang đạt 2.855 tỷ đồng, tăng 1,89% so với quý IV/2017, chiếm tỷ trọng 4,90%/tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn. Nợ xấu 91 tỷ đồng (trong đó nợ khoanh là 40 tỷ đồng), tỷ lệ nợ xấu là 3,19%.

Toàn tỉnh hiện có 22 QTDND đang hoạt động. Ước cuối quý I/2018, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 1.080 tỷ đồng, tăng 4,25% so với quý IV/2017. Trong đó, Vốn huy động đạt 700 tỷ đồng, chiếm 64,81% tổng nguồn vốn; Vốn vay tại Ngân hàng Hợp tác xã và TCTD khác ước 240 tỷ đồng, chiếm 22,22% tổng nguồn vốn; Vốn khác 140 tỷ đồng, chiếm 12,97% tổng nguồn vốn; Dư nợ cho vay ước đạt 920 tỷ đồng, tăng 2,56% so với quý IV/2017; Nợ xấu ước 6 tỷ đồng, tỷ lệ 0,65%. Dư nợ QTDND chiếm tỷ lệ 1,58%/tổng dư nợ toàn địa bàn.

3. Đầu tư và xây dựng

Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Ba ước tính 157,57 tỷ đồng. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 70 tỷ đồng; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 38,446 tỷ đồng, vốn xổ số kiết thiết 49,126 tỷ đồng. Tính chung quý I/2018, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước ước thực hiện 568,916  tỷ đồng, đạt 10,12% KH năm. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 282,74 tỷ đồng, đạt 23,66% KH năm; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 191,175 tỷ đồng, đạt 23,75% KH năm; vốn trái phiếu chính phủ 2,51 tỷ, đạt 0,23% KH năm; Vốn Xổ số kiến thiết 92,491 tỷ đạt 22,52% KH năm. Thực hiện vốn đầu tư XDCB ước thực hiện quí I/2018 rất thấp, tính tới 15/03/2018 giá trị giải ngân từ đầu năm đến nay chỉ mới đạt 8,35% so với kế hoạch vốn đầu XDCB do ngân sách địa phương quản lý.

Quí I/2018 tiến độ triển khai đầu tư tại các khu công nghiệp như sau:

Tổng số dự án đầu tư tại 02 KCN là 24 dự án, với tổng diện tích đăng ký 100,2 ha, vốn đăng ký đầu tư dự kiến là 6.236 tỷ đồng. Ước tính giá trị đầu tư trong quý đạt 625,33 tỷ đồng, tăng 481,17% so với quý I năm 2017 (chủ yếu KCN Thạnh Lộc, KCN Thuận Yên không phát sinh giá trị đầu tư). Trong đó, có 18 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng diện tích 89,7 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư 5.741 tỷ đồng, trong đó:

KCN Thạnh Lộc có 21 dự án đăng ký đầu tư, với diện tích đăng ký 66,12 ha, tỷ lệ lắp đầy (giai đoạn 1) đạt 61,40%, vốn đăng ký đầu tư dự kiến khoảng 5.610 tỷ đồng. Trong đó: 16 dự án đã cấp GCNĐKĐT, diện tích đăng ký là 57,43 ha, vốn đăng ký đầu tư là 5.154 tỷ đồng (có 06 dự án đã đi vào hoạt động; 05 dự án đang triển khai xây dựng; 02 dự án tạm dừng thực hiện, triển khai chậm; 03 dự án đang thực hiện thủ tục thuê đất, ký quỹ); 05 dự án đã thoả thuận đầu tư chờ giải phóng mặt bằng.

KCN Thuận Yên có 03 dự án đăng ký đầu tư, với diện tích đăng ký 33,90 ha, tỷ lệ lắp đầy đạt 38,76%, vốn đăng ký đầu tư dự kiến khoảng 626 tỷ đồng. Trong đó: 02 dự án đã cấp GCNĐKĐT, diện tích đăng ký là 32,27 ha (01 dự án đi vào hoạt động kinh doanh; 01 dự án triển khai chậm dự kiến sẽ thu hồi; 01 dự án đã thỏa thuận đăng ký nhưng chưa gửi hồ sơ đăng ký đầu tư).

Quý I, doanh thu của các doanh nghiệp trong 02 KCN Thạnh Lộc và Thuận Yên đạt 811,88 tỷ đồng, tăng 191% so với cùng kỳ. Nộp ngân sách tỉnh 130,29 tỷ đồng, tăng 119% so với cùng kỳ. Số lượng lao động hiện đang làm việc tại 02 KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên là 4.454 lao động.

4. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I năm 2018 (theo giá so sánh 2010) ước tính 7.790,95 tỷ đồng, đạt 13,32% kế hoạch, tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp 2.467,61 tỷ đồng, đạt 8,58% kế hoạch, tăng 10,11%; lâm nghiệp 56,78 tỷ đồng, đạt 19,99% kế hoạch, tăng 2,38%; thủy sản 5.266,56 tỷ đồng, đạt 17,89% kế hoạch, tăng 10,58% so cùng kỳ năm trước.

4.1. Nông nghiệp

* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 58.598 ha, đạt 106,54% kế hoạch, tăng 23,54 % so cùng kỳ (tăng 11.166 ha so cùng kỳ); tập trung ở các huyện như: An Biên 15.293 ha, An Minh 22.623 ha,Vĩnh Thuận 11.328 ha, Gò Quao 1.609 ha, U Minh Thượng 7.207 ha và Hà Tiên 538 ha.

    Diện tích lúa Mùa đến nay đã thu hoạch xong, năng suất gieo trồng bình quân đạt 4,547tấn/ha, tăng 1,678 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng 266.418 tấn, tăng 21,10% kế hoạch (tăng 46.418 tấn so KH), tăng 95,39% so với cùng kỳ (tăng 130.640 tấn).

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa vụ mùa năm nay đều tăng với tỷ lệ khá cao so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân do thời tiết thuận lợi mưa nhiều vào thời điểm cuối năm nên ít bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, không có diện tích bị thiệt hại ( mất trắng). 

* Vụ Đông xuân: Diện tích gieo trồng 289.970 ha, đạt 99,99% so với kế hoạch, bằng 97,05%  so với cùng kỳ tập trung ở các huyện như: Vĩnh Thuận 6.492 ha, U Minh Thượng 7.565 ha, An Biên 9.598 ha, An Minh 100 ha, Giang Thành 29.350 ha, Tân Hiệp 36.655 ha , Hòn Đất 80.329 ha, Rạch Giá 5.554 ha, Châu Thành 19.469 ha, Giồng Riềng 46.716 ha, Gò Quao 25.142 ha và Kiên Lương 23.000 ha, đến nay đã thu hoạch được 92.788 ha, năng suất ước đạt 6,25 tấn/ha.            

Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Đông xuân là 19.255 ha, các đối tượng gây hại chủ yếu gồm Đạo ôn lá 4.213 ha, Rầy nâu 6.004 ha, Muỗi hành 3.585 ha,                  ngoài ra còn các đối tượng gây hại khác như Lem lét hạt, đạo ôn cổ bông, Sâu cuốn lá, vàng lùn…. cũng xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ.

* Vụ Xuân hè: Tính đến nay đã gieo trồng được 8.670 ha, tập trung ở các huyện Giang Thành 5.000 ha, U Minh Thượng 3.670 ha.

* Cây rau màu vụ Đông Xuân: Tính từ đầu vụ đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng các loại cây màu chủ yếu như Dưa hấu trồng được 535 ha, đạt 36,90% kế hoạch năm, bằng 65,89% so cùng kỳ; khoai lang 610 ha, đạt 38,13% so kế hoạch, tăng 26,03% so cùng kỳ; rau đậu các loại 3.880 ha, đạt 40,84% so kế hoạch, tăng 10,89% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm ngày 01/01/2018 so với cùng thời điểm này năm trước như sau: Đàn trâu có 5.314 con, tăng 1,08% (tăng 57 con); Đàn bò 12.098 con tăng 6,69% (tăng 759 con); Đàn heo hiện có 328.220 con tăng 0,03% (tăng 112 con). Đàn gia cầm cũng đã có sự phát triển ổn định tăng trở lại với số lượng đàn trên 4,443 triệu con là tín hiệu tích cực đối với ngành chăn nuôi của tỉnh.

Nguyên nhân đàn trâu, bò tăng là do nhà nước có nhiều chương trình dự án hỗ trợ vốn vay chăn nuôi cho nông dân. Đàn heo, đàn gia cầm tăng nhẹ so với cùng kỳ do giá bán sản phẩm tăng nhẹ trở lại nên người nuôi cũng tăng thêm qui mô nuôi. Mặt khác nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, nên từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn.

4.2. Lâm nghiệp

Tháng Ba đang bước vào mùa khô hạn, gió mạnh nên dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Ở một số địa phương đang cảnh báo có nguy cơ cháy cao, lực lượng kiểm lâm đã bố trí lực lượng, quản lý các trang thiết bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, những nơi có nguy cơ cháy được tổ chức các chòi canh và thực hiện chế độ trực 24/24 giờ  đến hết mùa khô. Nhờ chủ động tích cực phòng cháy nên đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra vụ cháy nào. Tuy nhiên trong quí I vẫn còn xảy ra 7 vụ vi phạm chặt phá rừng ở Kiên Lương, Kiên hải và Phú Quốc với diện tích khoản 0,938 ha.

Ước tính trong quý I/2018 lượng gỗ khai thác (tính cả tràm) được 12.181 m3, bằng 98,11% so cùng kỳ năm trước; diện tích rừng được khoán bảo vệ 2.460 ha, tăng 6,96% so cùng kỳ năm trước.

4.3. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng Ba ước tính đạt 1.696,43 tỷ đồng, bằng 87,05% so với tháng trước, tăng 12,33% so với cùng kỳ năm trước, chia ra: giá trị khai thác 1.256,05 tỷ đồng, tăng 8,32% so tháng trước và giá trị nuôi trồng 440,37 tỷ đồng, giảm 44,20% so tháng trước.

Tính chung quý I/2018 giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng 5.266,56 tỷ đồng, đạt 17,90% so kế hoạch, tăng 10,58%  so với cùng kỳ, trong đó: giá trị  khai thác 3.643,02 tỷ đồng, đạt 23,16% so kế hoạch, tăng 6,20% và giá trị nuôi trồng 1.623,53 tỷ đồng, đạt 11,85% kế hoạch, tăng 21,86% so cùng kỳ.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) tháng Ba ước đạt 55.001 tấn, giảm 3,41% so tháng trước, tăng 7,94% so tháng cùng kỳ. Tính chung quý I/2018 là 168.131tấn, đạt 21,45% kế hoạch năm, tăng 7,36% (tăng 11.526 tấn) so với quý I/2017.

Sản lượng khai thác: Tháng Ba ước tính 47.129 tấn thủy hải sản các loại, tăng 8,04% so tháng trước, tăng 5,97% so cùng kỳ, trong đó: cá các loại 34.910 tấn, tăng 7,57% so tháng trước; tôm các loại 2.920 tấn, tăng 8,19%; mực 5.997 tấn, tăng 8,78%; thủy hải sản khác 3.302 tấn, tăng 11,63%.

Quý I/2018, sản lượng khai thác 137.258 tấn, đạt 24,78% kế hoạch năm, tăng 5,21% (tăng 6.802 tấn) so quý I năm trước. Gồm: cá các loại 101.948 tấn, tăng 7,12% (tăng 6.774 tấn); tôm 8.494 tấn, giảm 0,02%; mực 17.390 tấn, tăng 3,48% (tăng 585 tấn); thủy sản khác 9.426 tấn, giảm 5,56% (giảm 555 tấn).

Sản lượng nuôi trồng: Tháng Ba ước đạt 7.872 tấn, bằng 59,11%  so tháng trước (giảm 5.446 tấn). Trong đó: cá nuôi được 3.796 tấn, giảm 4,84%; tôm nuôi 2.321 tấn, giảm 52,28% (giảm 2.543 tấn), bao gồm: tôm sú đạt 947 tấn, giảm 932 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 1.247 tấn, giảm 232 tấn; thủy sản khác 1.755 tấn, giảm 66,57% (giảm 2.710 tấn).

Trong quý I/2018, sản lượng nuôi trồng được 30.873 tấn, đạt 13,42% kế hoạch năm, tăng 18,07% (tăng 4.724 tấn) so quý I năm trước, trong đó: Cá nuôi 11.756 tấn, đạt 18,60% kế hoạch, tăng 6,34% (tăng 701 tấn); tôm các loại 9.733 tấn, đạt 14,11% kế hoạch, tăng 48,96% (tăng 3.199 tấn), trong đó: tôm sú 3.475 tấn, tăng 63,84% (tăng 1.354 tấn); tôm thẻ chân trắng 3.876 tấn, đạt 22,15% kế hoạch, tăng 33,24% (tăng 967 tấn)…

Sản lượng 3 tháng đầu năm tăng là do thời tiết thuận lợi, tình hình dịch bệnh ít xảy ra và nhân dân tập trung thu hoạch các diện tích đã thả nuôi cuối năm 2017, trong đó tăng cao là sản lượng tôm các loại ở các địa phương như tôm thẻ (Hà Tiên, Kiên Lương), tôm sú, tôm càng xanh (vùng U Minh, Vĩnh Thuận)…

Hiện nay, các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm công nghiệp đang tích cực đầu tư cải tạo vuông, ao để thả giống nuôi vụ mới. Tính đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi được 124.509 ha các loại, trong đó diện tích nuôi tôm 102.357 ha (Nuôi tôm công nghiệp 851 ha). Một số địa phương thả nuôi tôm gần đạt kế hoạch năm như An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận. Tuy nhiên còn một số huyện tiến độ thả nuôi còn chậm như (Hà Tiên 513 ha, Gò Quao 573 ha, U Minh Thượng 3.544 ha...)

5. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tháng Ba chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng  8,49% so tháng trước, tăng 10,94% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao so tháng trước là chế biến, chế tạo tăng 8,86%, trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 10,20%, ngành sản xuất đồ uống tăng 9,04%; kế đến là ngành khai khoáng tăng 7,84%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 5,81% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 3,22% so tháng trước .

Tính chung quý I/2018, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 8,05% so quý I năm trước, tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 12,38%; kế đến là ngành khai khoáng tăng 9,64%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,02%, trong đó ngành sản xuất đồ uống tăng 38,98%, ngành sản xuất xi măng tăng 13,09%, riêng ngành chế biến thực phẩm giảm 0,37%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 6,61%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng Ba ước tính 2.986,69 tỷ đồng, tăng 8,71% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2.835,7 tỷ đồng, chiếm 94,94% trong tổng số, tăng 8,86%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 85,16 tỷ đồng, tăng 5,81%; ngành khai khoáng đạt 42,08 tỷ đồng, tăng 7,84%. 

Tính chung quý I/2018, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước thực hiện 8.587,7 tỷ đồng, đạt 18,81% kế hoạch năm, tăng 8,07% so với quý I/2017, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 8.154,34 tỷ đồng, chiếm 94,95% trong tổng số, tăng 8,05%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 244,00 tỷ đồng, tăng 6,61%; ngành khai khoáng 121,21 tỷ đồng, tăng 9,64%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 68,14 tỷ đồng, tăng 12,38%.

Một số sản phẩm công nghiệp trong quý I có mức tăng khá cao so cùng kỳ như: xi măng Trung ương đạt 395,28 ngàn tấn, tăng 21,69%; xi măng Địa phương đạt 362,31 ngàn tấn, tăng 22,12%; Tôm đông 1.006 tấn, tăng 16,98%;  Bia các loại 26.224 ngàn lít, tăng 67,57%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 3 tháng đầu năm đạt khá so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên so với kế hoạch năm vẫn còn đạt thấp mới chỉ đạt 18,81% kế hoạch.      

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo tháng Ba bằng 95,28% so tháng trước và bằng 99,27% so với cùng kỳ năm trước. Một số  ngành có chỉ số tiêu thụ  tháng Ba tăng cao so với cùng kỳ năm trước như sản xuất đồ uống tăng 69,29%, sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,44%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ là ngành sản xuất xi măng giảm 7,73%, sản xuất sản phẩm từ plastic giảm 11,06%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tháng Ba tăng 18,92% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: chế biến thực phẩm tăng 24,21%, sản xuất xi măng tăng 28,27%, sản xuất đồ uống tăng 9,55%. Điều này cho thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm nhất là mặt hàng xi măng trong những tháng đầu năm có chậm hơn so với những tháng cuối năm.  

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/03/2018 tăng 50,21% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,92%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước lại tăng 72,78%.

* Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):

Theo công bố chỉ số PCI năm 2017 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Kiên Giang đạt điểm số chung là 63,65 điểm, tăng 2,84 điểm nhưng lại giảm 07 bậc so với năm 2016, xếp thứ hạng 20/63 tỉnh, thành trong cả nước và xếp thứ hạng 06/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2017, Kiên Giang có 07 chỉ số tăng điểm so với cùng kỳ trong đó có 2 chỉ số tăng cao đó là chỉ số chi phí không chính thức đạt 6,85 điểm, tăng 0,93 điểm so với năm 2016; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đạt 7,10 điểm, tăng 0,93 điểm; còn lại như chỉ số chi phí về thời gian đạt 7,56 điểm, tăng 0,64 điểm; cạnh tranh bình đẳng đạt 5,75 điểm, tăng 0,40 điểm; đào tạo lao động đạt 5,79 điểm, tăng 0,50 điểm; tiếp cận đất đai đạt 6,52 điểm, tăng 0,37 điểm; gia nhập thị trường đạt 8,39 điểm, tăng 0,01 điểm.

Có 3 chỉ số thành phần giảm so với năm 2016 đó là chỉ số tính minh bạch đạt 5,78 điểm, tăng 0,79 điểm; tính năng động của chính quyền đạt 4,56 điểm, giảm 0,5 điểm; thiết chế pháp lý và ANTT đạt 6,15 điểm, giảm 0,05 điểm. Nhìn chung, chỉ số PCI của tỉnh được đánh giá nằm trong nhóm các tỉnh xếp thứ hạng “Tốt” nhưng lại giảm đến 7 bậc; trong các chỉ số thành phần có tăng hơn so với năm trước nhưng không cao. Chỉ số tính minh bạch giảm sâu, riêng chỉ số tính năng động của chính quyền chỉ đạt 4,56 điểm nằm trong nhóm thấp nhất cả nước, đây là những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới để nâng chỉ số PCI năm 2018 tăng cao hơn.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả

6.1. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng tháng Ba ước đạt 7.027,06 tỷ đồng, bằng 91,2% so tháng trước, tăng 6,54% so cùng kỳ. Tính chung quý I/2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ phục vụ tiêu dùng ước thực hiện 22.599,46 tỷ đồng, đạt 23,66% kế hoạch năm, tăng 8,66% so quý I năm 2017.

Cụ thể doanh thu quý  I/2018 trên từng loại hình kinh tế và ngành kinh tế đạt được như sau:

Kinh tế nhà nước 1.229,4 tỷ đồng, tăng 59,67% so quý I năm trước; kinh tế tập thể 9,13 tỷ đồng, tăng 9,80%; kinh tế cá thể 7.931,56 tỷ đồng, tăng 2,83%; kinh tế tư nhân 13.429,38 tỷ đồng, tăng 8,10%.

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng Ba ước đạt 5.260,84 tỷ đồng, bằng 88,57% so tháng trước, tăng 4,10% so cùng kỳ. Tính chung quý I/2018 tổng mức bán lẻ hàng hóa ước thực hiện 16.906,56 tỷ đồng, đạt 23,71% kế hoạch, tăng 9,71% so quý I năm trước.

Nhìn chung hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm diễn ra bình thường, không có đột biến về cung, cầu vì lượng hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý, không tăng đột biến, các doanh nghiệp lớn trong tỉnh tham gia chương trình đưa hàng bình ổn giá về các huyện vùng sâu, biên giới, hải đảo theo kế hoạch đã đề ra nên giá cả trước, trong và sau tết năm nay tương đối ổn định gần ngang bằng nhau, không có tình trạng hiếm hàng, cháy hàng vì vậy không ảnh hưởng lớn đến giá cả thị trường trong tỉnh.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Dự kiến tháng Ba là 896,84 tỷ đồng, giảm 0,83% so tháng trước, tăng 10,01% so tháng cùng kỳ. Tính chung cả quý I/2018 dự kiến doanh thu thực hiện 2.920,97 tỷ đồng, đạt 23,54% so kế hoạch năm, tăng 5,32% so quý I năm 2017.

* Doanh thu hoạt động du lịch lữ hành: Tháng Ba ước thực hiện 12,85 tỷ đồng, tăng 3,49% so tháng trước. Tính chung quý I/2018 doanh thu du lịch lữ hành đạt 42,66 tỷ đồng, đạt 14,71% kế hoạch năm, tăng 28,07% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu hoạt động dịch vụ khác: Tháng Ba ước thực hiện 856,53 tỷ đồng, tăng 0,94% so với tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 332,54 tỷ đồng, tăng 0,55%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 383,64 tỷ đồng, bằng 94,96%; dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình 21,24 tỷ đồng, tăng 4,40%....

Tính chung quý I/2018 doanh thu các hoạt động dịch vụ thực hiện 2.729,28 tỷ đồng, đạt 23,73% so kế hoạch năm, tăng 15,09% so quý I năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 1.034,48 tỷ đồng, tăng 8,32%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí 1.265,09 tỷ đồng, tăng 52,51%; dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân gia đình 60,98 tỷ đồng, tăng 16,68%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 69,41 tỷ đồng, tăng 8,64%....

Về công tác quản lý thị trường: Quý I năm 2018, Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng đã được tăng cường, đã kiểm tra 525 vụ việc, trong đó đã xử lý 111 vụ, gồm 46 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 11 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng; 31 vụ vi phạm trong kinh doanh; 09 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và 14 vụ vi phạm khác. Đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 3,18 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng Ba ước tính trên 48 triệu USD, tăng  2,61% so với tháng trước, tăng 95,76% so cùng kỳ năm trước, trong đó: hàng nông sản 19,33 triệu USD, bằng 74,77% so tháng trước, tăng 90,85%  so cùng kỳ năm trước; hàng thủy sản 13,15 triệu USD, tăng 15,44% so tháng trước, tăng 6,49% so cùng kỳ 2017.

Tính chung quý I/2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu dự kiến 137,02 triệu USD, đạt 26,35% kế hoạch năm, tăng 81,41% so với quý I năm trước. Trong đó: hàng nông sản 59,77 triệu USD, đạt 31,46% kế hoạch năm, tăng 58,99% so quý I/2017; hàng thủy sản 38 triệu USD, đạt 18,10% kế hoạch, tăng 18,00%; hàng hóa khác 39,24 triệu USD, đạt 32,71% kế hoạch, tăng 6,84 lần so cùng kỳ năm 2017.

Các mặt hàng xuất khẩu quý I/2018 đạt khá so cùng kỳ năm trước như: mặt hàng Gạo dự kiến xuất 113.325 tấn, đạt 28,33% kế hoạch năm, tăng 46,05% so cùng kỳ (tăng 35.734 tấn); thủy sản đông khác 3.377 tấn, đạt 23,29% kế hoạch, tăng 39,26%; cá cơm sấy 141 tấn, đạt 25,64% kế hoạch, tăng 33,02%. Riêng mặt hàng tôm đông chỉ mới xuất được 348 tấn, đạt 9,94% so kế hoạch năm giảm 42,48%; mực và bạch tuộc đông 2.539 tấn, đạt 14,51% kế hoạch, giảm 2,31%.

Tình hình xuất khẩu trong quý I/2018 diễn ra thuận lợi hơn năm trước, Kim ngạch xuất khẩu tăng khá là do các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gạo đã thực hiện được nhiều hợp đồng mới. Tuy nhiên, hiện nay lúa gạo trong dân không còn nhiều, lúa đông xuân chưa thu hoạch nhiều phần nào cũng ảnh hưởng đến nguồn thu mua nguyên liệu của các doanh nghiệp.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng Ba ước tính đạt 0,52 triệu USD, bằng 10,86% so với tháng trước, bằng 10,13% so cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2018 trị giá hàng hóa nhập khẩu ước thực hiện 8,86 triệu USD, đạt 17,72% kế hoạch năm, chỉ bằng 54,27%  so quý I năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất.

6.3 Vận tải

Quý I/2018 doanh thu vận tải ước thực hiện 3.084,44 tỷ đồng, tăng 14,37% so quý I năm trước.

Vận tải hành khách: Tháng Ba ước tính 6,25 triệu lượt khách, giảm 7,12% so tháng trước; luân chuyển 435,93 triệu HK.km, giảm 7,05% so tháng trước. Tính chung quý I/2018 vận tải hành khách ước thực hiện 19,42 triệu lượt khách, đạt 23,21% kế hoạch, tăng 4,97% so quý I năm trước, luân chuyển 1.355,64 triệu HK.km, đạt 27,72%  kế hoạch, tăng 5,14%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 15,63 triệu lượt khách, tăng 4,95% so cùng kỳ, luân chuyển 1.081,12 triệu lượt khách.km, tăng 5,01%; vận tải hành khách đường sông 3,15 triệu lượt khách, tăng 4,02%, luân chuyển 201,85 triệu lượt khách.km, tăng 4,26%; Vận tải hành khách đường biển 0,629 triệu lượt khách, tăng 10,54%, luân chuyển 72,65 triệu lượt khách.km, tăng 9,76% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Tháng Ba ước tính 894 ngàn tấn, bằng 85,14% so tháng trước; luân chuyển 117,99 triệu tấn.km, bằng 84,59% so tháng trước. Tính chung quý I/2018, vận tải hàng hóa ước tính 2,92 triệu tấn, đạt 24,84% kế hoạch năm, tăng 9,53% so quý I năm trước, luân chuyển 385,80 triệu tấn.km, đạt 24,18% kế hoạch, tăng 9,46%. Gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 914 ngàn tấn, tăng 8,04%, luân chuyển 124,44 triệu tấn.km, tăng 8,45%; Vận tải hàng hóa đường sông 1.127 ngàn tấn, tăng 7,44%, luân chuyển 140,67 triệu tấn.km, tăng 6,98%; vận tải hàng hóa đường biển 879 ngàn tấn, tăng 14,01%, luân chuyển 120,68 triệu tấn.km, tăng 13,63% so quý I năm trước.

6.4. Bưu chính - Viễn thông

Trong quý I/2018, Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông đạt 639,4 tỷ đồng, đạt 25,39% kế hoạch, trong đó doanh thu viễn thông 584,2 tỷ đồng, đạt 25,42%; doanh thu bưu chính 55,2 tỷ đồng, đạt 25,09% so kế hoạch năm.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực viễn thông gồm VNPT Kiên Giang, Mobifone Kiên Giang, Viettel Kiên Giang, Vietnamobile, Gmobile, FPT Kiên Giang (trong đó 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động) và 11 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính chuyển phát.

Số lượng điểm thu phát sóng thông tin di động (BTS): 2G là 1.593 điểm, 3G là 1.245 điểm, 4G là 1.012 điểm. Số lượng trạm BTS tăng 26 trạm so với năm 2017.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn quý I/2018 như sau: Có 191 điểm phục vụ (trong đó: 01 Bưu cục cấp I; 14 bưu cục cấp II;  29 bưu cục cấp III; 131 điểm BĐ-VHX; 13 thùng thư công cộng).

Phát hành báo trung ương: 261.692 tờ, cuốn; báo địa phương: 417.684 tờ; phát hành báo chí công ích: 581.116 tờ.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn như sau: Có 1.902.504 thuê bao với mật độ thuê bao điện thoại, trong đó: Thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến 50.293 thuê bao (giảm 401 thuê bao); thuê bao điện thoại cố định vô tuyến 9.029 thuê bao (giảm 53 thuê bao). Thuê bao điện thoại di động trả trước 1.828.137 thuê bao (tăng 106.690 thuê bao); thuê bao điện thoại di động trả sau 64.255 thuê bao (giảm 12 thuê bao).

Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 177.360 thuê bao (tăng 3.102 thuê bao).

6.5. Du lịch

Tổng lượt khách du lịch tháng Ba ước tính  533,44 ngàn lượt khách, bằng 85,77% so tháng trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 258,29 ngàn lượt khách, tăng 10,56%, trong đó khách quốc tế  58,84 ngàn lượt khách, tăng 6,86%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 244,55 ngàn lượt khách, tăng 11,09% so với tháng trước; khách du lịch đi theo tour đạt 13,74 ngàn lượt khách, tăng 1,91% so tháng trước.

Tính chung quý I/2018, tổng lượt khách du lịch đến Kiên Giang là 1.542,17 ngàn lượt khách, đạt 21,72% kế hoạch, tăng 3,69% so quý I năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 702,5 ngàn lượt khách, đạt 22,30% kế hoạch, tăng 13,73%. Trong đó:  Số khách quốc tế 172,87 ngàn lượt khách, đạt 40,20% kế hoạch, tăng 59,58% so với cùng kỳ; khách du lịch đi theo tour 40,72 ngàn lượt khách, đạt 19,86% kế hoạch, tăng 21,64% so cùng kỳ.

   Trong quý I năm nay, số khách du lịch đến tỉnh  ta tăng chủ yếu từ một số tuyến du lịch trên các đảo như Nam Du, Lại Sơn, Quần đảo Bà Lụa … và huyện đảo Phú Quốc. Ngày 29/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 2931, 2932, 2933/QĐ-UBND , công nhận các Quần đảo Nam Du, Lại Sơn (huyện Kiên Hải) và Quần đảo Hải Tặc(TX Hà Tiên) là các khu du lịch địa phương. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương nói trên cũng như các ngành chức năng của huyện, tỉnh tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh ta nhiều hơn trong thời gian tới.

6.6. Chỉ số giá

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Ba tăng 2,33% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 2,76%, khu vực nông thôn tăng 2,07%. CPI tháng 03 tăng nhẹ là do có 3 nhóm hàng tăng, trong đó nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, tăng 37,86%, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,06% và nhóm hàng thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,03%. Có 3 nhóm hàng giảm đó là nhóm giao thông giảm -0,75%; nhóm nhà ở, chất đốt giảm -0,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm -0,03%. Còn lại các nhóm hàng khác không tăng, không giảm.

Tính đến tháng 12 năm trước (sau 03 tháng) chỉ số giá tiêu dùng (PCI) tăng 2,88%; Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng, trong đó tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 37,85%; kế đến là nhóm Văn hóa giải trí và du lịch tăng 4,77%; nhóm Giao thông tăng 1,48%; nhóm ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 0,52%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%... Có 1 nhóm hàng giảm là nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,51%. Còn lại các nhóm khác không tăng, không giảm.

* Chỉ số giá vàng: giảm -0,41% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng +7,63%. Giá vàng bình quân tháng 03/2018 là 3.644.000 đồng/chỉ.

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: tăng 0,34% so tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 0,23%. Giá USD bình quân tháng 03/2018 là 2.280.666 đồng/100 USD.

7. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

7.1. Tình hình đời sống dân cư

Trong những tháng đầu năm, đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh tương đối ổn định. Công tác an sinh xã hội các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp quan tâm kịp thời.

Các địa phương trong tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất về thiết chế văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ nhu cầu cấp thiết của nhân dân trong sinh hoạt. Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân được nâng lên, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên bên cạnh đó, thì đời sống vật chất của một bộ phận công nhân, người lao động cũng còn rất nhiều khó khăn, nhất là những vùng nông thôn thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người.

7.2. Lao động, việc làm

Tháng Ba giải quyết việc làm cho 4.638 lượt lao động, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 1.943 lượt lao động; ngoài tỉnh 2.688 lượt lao động, xuất khẩu lao động 07 lao động. Tính chung quý I/2018 giải quyết việc làm cho 8.645 lượt lao động, đạt 24,7% so kế hoạch, trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh 3.913 lượt lao động; ngoài tỉnh 4.696 lượt lao động, xuất khẩu lao động 36 lao động. Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 376 lao động (lũy kế là 1.444 lao động). Cấp 31 giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (trong đó cấp mới 21, cấp lại 03, xác nhận 07).

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 6.275 người, nâng tổng số học sinh dự kiến từ đầu năm đến quí I/2018 lên 7.072 người, đạt 28.3% so kế hoạch, tăng 12,65% so cùng kỳ năm trước,  trong đó: Trung cấp nghề 31 người, sơ cấp nghề 835 người, dạy nghề thường xuyên 6.206 người.     

7.3. Về chính sách an sinh xã hội

Công tác giảm nghèo: Theo kết quả khảo sát điều tra hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tính đến tháng 10 năm 2017, toàn tỉnh có 26.833 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo 6,20%, hộ cận nghèo có 20.781 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo 4,80%.

Trong quý I/2018, toàn tỉnh thực hiện trợ cấp xã hội và cấp bảo hiểm y tế cho 49.500 đối tượng, với tổng kinh phí trên 52,8 tỷ. Tỷ lệ bao phủ BHYT quí I/2018 đạt 81,06%, tăng 7% so năm trước.

Nhân dịp tết cổ truyền của dân tộc, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các địa phương trong tỉnh đều tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà, chúc Tết Mậu Tuất năm 2018 cho các gia đình chính sách tiêu biểu, Bà mẹ VN anh hùng, Anh hùng LLVT, cán bộ hưu trí, người có công với nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, bệnh viện, trường, trại, trung tâm, người cao tuổi và hộ nghèo, nhân dân địa phương vùng đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn… tổng số trên 53 ngàn suất quà với tổng trị giá 53,79 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 33,52 tỷ đồng và nguồn vận động xã hội 20,27 tỷ đồng).

Quỹ Bảo trợ Trẻ em đã tổ chức tặng 240 suất quà, 21 xe đạp, trao100 suất bổng cho học sinh vượt khó học giỏi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh với số tiền 217 triệu đồng; hỗ trợ đột xuất cho 03 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 3 triệu đồng.

Trong tháng xác lập, thẩm định 437 hồ sơ người có công, nâng tổng số hồ sơ xác lập và thẩm định trong quý I là 661 hồ sơ.

7.4. Tình hình Giáo dục

Giáo dục Mầm non: Thành lập Đoàn kiểm tra cấp tỉnh, thẩm định kết quả đề nghị công nhận 04 trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc  gia (Mẫu giáo Sóc Sơn, Mẫu giáo Vĩnh Bình Nam, Mẫu giáo Họa Mi, Mầm non Thị trấn Tân Hiệp) và công nhận lại Trường Mẫu giáo Vĩnh Phong thuộc huyện Vĩnh Thuận đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành hồ sơ đánh giá ngoài trường Mầm non Sơn Ca Thị trấn Tân Hiệp; trường Mẫu giáo Tân Hiệp A (Tân Hiệp); trường Mầm non Giục Tượng (Châu Thành); trường Mẫu giáo Hương Sen (Rạch Giá.

Giáo dục tiểu học: Thực hiện rà soát thống kê tình hình học sinh học 2 buổi/ ngày, thống kê trường, lớp, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học. Phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện thẩm định 13 trường đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành công tác đánh giá ngoài 11 trường. Kiểm tra tiến độ phổ cập giáo dục tiểu học tại Kiên Lương và Hòn Đất. Kiểm tra thực tế phổ cập giáo dục tiểu học tại 4 huyện (Giồng Riềng, Tân Hiệp, U Minh Thượng và Rạch Giá).

Giáo dục Trung học: Tham gia tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh THCS, THPT năm học 2017-2018; tổ chức cuộc thi tiếng Anh trực tuyến 4 kỹ năng dành cho học sinh phổ thông - OSE lần thứ hai; tham gia Đoàn thanh tra, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông tại trường THCS Mỹ Đức - Thị xã Hà Tiên; tham dự Ngày hội Pháp ngữ năm 2018 khu vực ĐBSCL tại Bến Tre (từ ngày 10 đến ngày 11/3/2018); tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, năm học 2017-2018.

7.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao

Trong quý I/2018, Ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc đảm bảo yêu cầu về chất lượng nghệ thuật, nội dung như: Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên, huyện Phú Quốc và An Minh; Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất; Lễ kỷ niệm 282 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736 - 2017) tại thị xã Hà Tiên; kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2018); Tổ chức Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng huyện Tân Hiệp năm 2018. Tổ chức các lễ hội đầu năm tại các di tích lịch sử văn hóa, các di tích có cơ sở tôn giáo đảm bảo an toàn, trang trọng, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa tâm linh của nhân dân, nhưng đảm bảo thực hiện nghiêm Quy chế tổ chức lễ hội.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Bảo tàng tỉnh phục vụ 1.600 lượt khách đến tham quan, trong đó có 130 lượt khách nước ngoài. Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động trưng bày lưu động; nổi bật như trưng bày lưu động phục vụ Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất, thu hút khoảng 7.000 lượt người xem. Sưu tầm được 16 hình ảnh, tư liệu bổ sung, chỉnh lý phòng trưng bày cố định Bảo tàng. Hoàn chỉnh hồ sơ lý lịch gốm Hòn Dầm (phân loại, khảo tả, đo đạc) được 600 hiện vật. Hoàn chỉnh đề cương sưu tầm văn hóa Khmer tại huyện Kiên Lương và Giang Thành.

Thư viện tỉnh: Bổ sung 1.820 loại sách, báo, tạp chí mới và đưa 29.136 lượt sách báo, tạp chí phục vụ 17.264 lượt bạn đọc. Tổ chức 05 cuộc trưng bày, giới thiệu sách mới, sách chuyên đề nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn; trong đó, tổ chức trưng bày triển lãm Báo Xuân, sách chuyên đề về Đảng, Bác Hồ, địa chí Kiên Giang với chủ đề “Mừng Đảng - Mừng Xuân Mậu Tuất năm 2018” và nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2018).

Thể thao thành tích cao: Ban hành kế hoạch tham dự các giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế năm 2018. Tham dự Giải Cờ vua Quốc tế Việt Nam mở rộng Cúp HD Bank tại Hà Nội.

Thể dục thể thao quần chúng: Phối hợp tổ chức Giải Việt dã leo núi Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2018 nhân dịp Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2018) tại huyện Hòn Đất; với gần 400 vận động viên đến từ các cơ quan, ban ngành, các huyện, thị xã trong tỉnh; thu hút khoảng 1.500 lượt người xem và cổ vũ.

Phong trào thể thao tại các huyện, thị xã, thành phố được tổ chức đa dạng, sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, tạo được không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân, đã tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và cổ vũ.

7.6 Tình hình y tế

Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 370.164 lượt người; điều trị nội trú 18.610 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung là 74,90%; Tỷ lệ khỏi bệnh 90,82%, tỷ lệ tử vong 0,19%. Số lượt khám chữa bệnh bằng YHCT hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT là 43.243 lượt, chiếm 12,51 %/ tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng.

Tính chung 3 tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 1.212.082 lượt người, đạt 26,94% kế hoạch năm; điều trị nội trú 61.762 bệnh nhân, đạt 26,85% kế hoạch; công suất sử dụng giường bệnh chung là 85,91%; Tỷ lệ khỏi bệnh 89,73%, tỷ lệ tử vong 0,15%. Số lượt khám chữa bệnh bằng YHCT hoặc kết hợp YHHĐ và YHCT là 148.933 lượt, chiếm 13,25 % tổng số lượt khám chữa bệnh trong quý.

Tình hình dịch bệnh quý I/2018 (từ ngày 01/01/2018 – 15/03/2018):

Bệnh Sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận có 137 cas mắc, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 09 cas.

Bệnh Tay Chân Miệng: Toàn tỉnh  có 69 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 giảm 27 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Số cas mắc lũy kế từ đầu năm như sau: Tả (0), Thương hàn (18), Viêm não virus (1), Viêm màng não do NMC (0), Cúm A H5N1 (0), Sởi (0).  

Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng Ba thực hiện xét nghiệm 5.575 mẫu máu, phát hiện mới 03 cas HIV dương tính. Tính chung quý I, thực hiện xét nghiệm 18.972 mẫu máu, phát hiện mới 21 cas HIV dương tính. Trong tháng, điều trị ARV cho 37 bệnh nhân HIV/AIDS, không có trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.551 người, trong đó có 111 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.394 người, trong giai đoạn AIDS là 1.593 người.

Số người điều trị Methadone mới trong quý I là 20 người, lũy kế có 93 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng

Trong tháng phát hiện 0 BN phong, 157 BN lao, 01 BN tâm thần phân liệt và 03 BN động kinh. Điều trị khỏi bệnh 196 BN lao, tính chung từ đầu năm số điều trị khỏi bệnh lao là 559 người. Số quản lý đến nay là 404 BN phong, 3.327 BN lao, 2.183 BN tâm thần phân liệt và 2.725 BN động kinh.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Quý I/2018 đã thẩm định, cấp 64 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký 28 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 56 hồ sơ hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP. Thực hiện thanh tra, kiểm tra 3.266 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 446 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, xử lý 26 cơ sở, phạt tiền 18 cơ sở với số tiền 24 triệu đồng, phạt phụ bằng hình thức tiêu hủy sản phẩm của 76 cơ sở với trên 30 sản phẩm quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ với khối lượng 591,6 kg, nhắc nhở 402 cơ sở.

Trong quý I không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào được ghi nhận, có 144 cas ngộ độc thực phẩm mắc lẻ do tác dụng độc của cồn.

7.7. Tình hình an toàn giao thông

Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh  tính từ ngày 16/02/2018 đến 15/03/2018. Toàn tỉnh xảy 21 vụ tai nạn giao thông, làm 13 người chết, 17 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 12 vụ, làm 13 người chết và 06 người bị thương. So với tháng trước số vụ tai nạn giao thông không tăng, không giảm,  nhưng lại tăng 02 người chết, tăng 03 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 06 vụ, nhưng lại tăng 02 người chết, giảm 06 người bị thương.

Tính chung quý I trên toàn tỉnh xảy ra 65 vụ tai nạn giao thông, làm 46 người chết, 45 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 51 vụ, 46 người chết và 30 người bị thương. So với năm trước, tăng 04 vụ TNGT, tăng 12 người chết và giảm 01 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 01 vụ, nhưng tăng 12 người chết và giảm 01 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm trước đã tăng cả về số vụ cũng như số người chết, đây là điều mà các ngành, các cấp cần phải lưu ý để có những biện pháp về tuyên truyền, kiểm tra kiểm soát hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới nhằm làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại hạnh phúc cho mọi nhà cũng như cho toàn xã hội.

7.8.  Tình hình cháy, nổ

Từ ngày 16/02/2018 đến 15/03/2018 toàn tỉnh xảy ra 03 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 55 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Không có vụ nổ nào xảy ra, nguyên nhân gây cháy là do bất cẩn khi đốt nhang thờ cúng 01vụ; do kho tự bốc cháy 01 vụ; đang điều tra 01 vụ. Cháy xảy ra ở các huyện Gò Quao 01 vụ, thị xã Hà Tiên 01 vụ, Kiên Lương 01 vụ.

Tính chung quý I/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 09 vụ cháy, làm 02 người chết, không có người bị thương. Thiệt hại ước tính 625 triệu đồng. Các vụ cháy xảy ra ở các địa phương như TP Rạch Giá 04 vụ,  thị xã Hà Tiên 01 vụ, Gò Quao 01 vụ, Kiên Lương 01 vụ và Giang Thành 02 vụ.

8. Đề xuất kiến nghị

Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018, nhìn tổng thể đạt khá so với kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà  Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra, Cục Thống kê kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trước tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nhất là vụ Đông Xuân 2017-2018 đang ở giai đoạn đòng, trổ trên các địa bàn huyện Kiên Lương và Giang Thành gần đây. Đề nghị tăng cường sự chỉ đạo đối với các ngành chuyên môn trong việc thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi mực nước, diễn biến xâm nhập mặn trên địa bàn để hướng dẫn các địa phương và nhân dân chủ động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là không để mặn xâm nhập gây hại lúa, thiếu nước ngọt giai đoạn cuối vụ Đông Xuân, ảnh hưởng năng suất, chất lượng lúa.

 2. Về lĩnh vực thủy sản: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn giống thủy sản, nhất là giống tôm nuôi. Hướng dẫn quy trình sản xuất, thu hoạch, phòng chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh trên trên tôm nuôi. Đồng thời, tích cực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ kịp thời và vận động các doanh nghiệp người dân tăng thêm diện tích nuôi tôm công nghiệp; Các ban, ngành chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ngư dân khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm quy trình đánh bắt hải sản trên biển theo hướng dẫn của Ủy ban Châu Âu.

3. Tình hình xuất khẩu, cần phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; chú trọng thông tin về thị trường; tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; tạo điều kiện hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

4. Về lĩnh vực công nghiệp – Đầu tư: Duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến. Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp hiện có, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ tiềm lực để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, có công nghệ thích hợp, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.

5. Ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thường xuyên thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, tổ chức nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung quản lý tốt các điểm du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm phục vụ khách; xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện, ứng xử tốt với khách du lịch nhằm thu hút nhiều khách đến tỉnh ta trong thời gian tới.

Tải về:  - Số liệu tinh hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý 1 năm 2018 của tỉnh KIên Giang

             - Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2018 của tỉnh Kiên Giang.


[1] Thực hiện QĐ 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" và QĐ số 1026/QĐ-TCTK ngày 26/10/2015 của Tổng cục Thống kê về ban hành Quy định biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước. Theo đó, TCTK sẽ công bố chỉ tiêu GRDP cho tỉnh, thành phố 2 kỳ trong năm, 6 tháng đầu năm và ước cả năm bắt đầu từ năm 2017. (Theo chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh, Cục Thống kê tạm ước tính chỉ tiêu GRDP quí I/2018 phục vụ sự lãnh đạo và điều hành của Tỉnh ủy và UBND tỉnh).

 

Số lần đọc: 2718
Cục Thống Kê Kiên Giang
Tin liên quan