Tin nóng
28.08.2013
Cục Thống kê Kiên Giang

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

a. Nông nghiệp:

- Vụ Hè Thu: Lúa hè thu năm 2013 đã kết thúc gieo sạ, diện tích gieo sạ đạt 294.432 ha, trong đó có 194 ha của huyện An Biên bị thiệt hại không thể gieo xạ lại do trễ mùa vụ nên diện tích thực tế còn 294.238 ha, tăng 0,83% so kế hoạch và tăng 4.453 ha so với vụ hè thu năm trước; diện tích tăng chủ yếu ở huyện Hòn Đất với 2.175 ha, huyện Kiên Lương tăng 1.932 ha, Gò Quao tăng 465 ha, An Biên tăng 223 ha... Nguyên nhân tăng là do người dân tận dụng một phần diện tích rừng chưa sử dụng và một phần diện tích trồng tràm kém hiệu quả chuyển sang trồng lúa, ngoài ra một số địa phương của huyện Giồng Riềng và Gò Quao chuyển từ đất vườn tạp sang trồng lúa. Hòn Đất là huyện có diện tích gieo sạ cao nhất tỉnh với  77.047 ha. Đến nay diện tích lúa Hè thu bị nhiễm sâu bệnh 13.271 ha, giảm 8.300 ha so vụ hè thu năm trước, chủ yếu là bệnh cháy lá chiếm gần 5.000 ha; bệnh lem lép hạt trên 4.000 ha và một số bệnh khác như: nhện Gié trên 1.300 ha; đạo ôn trên 1.000ha; cháy bìa lá trên 600 ha; chuột phá hại trên 1.000 ha....huyện có diện tích nhiễm cao nhất là huyện Giang Thành trên 5.500 ha; Hòn Đất trên 2.300 ha; Gò Quao trên 1.900 ha, Vĩnh Thuận  trên 1.200 ha...

Tính đến trung tuần tháng 8 diện tích thu hoạch lúa Hè thu trên toàn tỉnh được 146.696 ha, (gần 50% diện tích gieo sạ), có 2 huyện thu hoạch dứt điểm là Giồng Riềng 44.027 ha và Tân Hiệp 36.655 ha, huyện Hòn Đất đã thu hoạch được 23.500 ha. Dự kiến thời điểm kết thúc thu hoạch vào đầu tháng 10. Năng suất trên trà lúa đã thu hoạch ước tính đạt từ 4,80 đến 5,25 tấn/ ha, giảm so với năm trước từ trước từ 0,7 - 1,5 tạ/ ha. Nguyên nhân do gần đây ảnh hưởng của bảo và áp thấp gây mưa, giông lớn lúa gãy đổ, thu hoạch khó khăn, bị hao hụt nhiều.

Hiện giá bán lúa tươi tại ruộng còn ở mức thấp, không tăng so năm trước: Tại huyện Hòn Đất giống IR 50404 có giá từ 4.300đ đến 4.450 đồng/kg, (giảm 200đ/kg so với tháng trước), giống IR 2517 có giá bán từ 4.700đ- 4.800đ/kg.

- Vụ Thu Đông: Diện tích gieo sạ lúa thu đông (vụ 3) được 86.812 ha, đạt 108,52% kế hoạch, tăng 34.711 ha so vụ thu đông năm 2012; huyện Giồng Riềng có diện tích gieo sạ nhiều nhất là 34.171 ha, kế đến là Tân Hiệp 29.952 ha và Châu Thành 9.087 ha…

Diện tích bị nhiễm sâu bệnh vụ này ở mức báo động hiện có trên 3.000 ha bị nhiễm bệnh, như huyện Giồng Riềng nhiễm cháy lá 1.635 ha và nhiễm vàng lá vi khuẩn 380 ha;  rầy nâu trên 500 ha; các huyện còn lại lại bị nhiễm Ốc bươu vàng 720 ha; sâu đục bẹ….

Thời tiết biến đổi, dịch bệnh làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa, lúa hè thu ngả đổ khó thu hoạch, giảm chất lượng; diện tích gieo xạ vụ thu đông bị trôi, chết phải gieo xạ lại, ước tính diện tích bị thiệt hại gieo xạ lại gần 15.000 ha; dịch bệnh phá hại vừa giảm năng suất vừa phải sử dụng thuốc phòng trị, gây không ít khó khăn cho nông dân.

- Cây màu vụ hè thu: Tổng diện tích các loại rau màu gieo trồng được 4.133 ha, tăng 1.696 ha so cùng kỳ năm trước; trong đó: dưa hấu trồng được 158 ha, bằng 77,07% cùng kỳ; khoai lang 812 ha, bằng 85,29%; khoai mì 258 ha, bằng 62,92%; rau các loại 2.870 ha, tăng 3,4 lần so cùng kỳ năm trước. Hiện nay việc hgieo trồng rau màu các loại đang được nông dân quan tâm hơn do giá cả tương đối ổn định, chi phí thấp, thu hoạch nhanh và có lãi hơn trồng lúa.

- Chăn nuôi: Trong tháng 8 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra dịch lớn, chỉ xuất hiện một số bệnh thông thường hay mắc trong chăn nuôi như: Tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy, Ecoli... nhờ ngành chức năng có kế hoạch tiêm phòng thường xuyên, điều trị kịp thời, quan tâm đến kiểm soát giết mổ... nên không để lây lan dịch bệnh.

Tình hình chăn nuôi vẫn còn không ít khó khăn, giá sản phẩm chăn nuôi còn bấp bênh, giữ ở mức thấp, như vịt hơi 37.000- 42.000 đồng/kg, heo hơi 36.000-38.000đ/kg, trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi còn cao, người chăn nuôi không có lãi, nông dân chưa yên tâm đầu tư mở rộng chăn nuôi.

b. Lâm nghiệp:

Đến nay, tỉnh vẫn chưa triển khai trồng rừng mà chỉ tập trung chăm sóc bảo vệ rừng trên diện tích 9.336 ha. Nhân kỹ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 vừa qua, các địa phương trong tỉnh đã triển khai trồng được gần 490,3 ngàn cây lâm nghiệp các loại và có kế hoạch chăm sóc tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Ngành Lâm nghiệp cùng các địa phương luôn chú trọng công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền, vận động người dân chăm sóc và bảo vệ rừng, nên từ đầu năm đến nay không để xảy ra vụ nào cháy rừng hay bị chặt phá rừng nghiệm trọng.

c. Thủy sản:

          Sản lượng khai thác và nuôi trồng tháng 8 ước tính đạt trên 50,8 ngàn tấn, giảm 8,83% so với tháng trước và tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 30,3 ngàn tấn, tăng 1,22%; tôm đạt 6 ngàn tấn, giảm 19,52%. Tính chung 8 tháng ước tính đạt 379,9 ngàn tấn, bằng 64,52% kế hoạch năm và tăng 7,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá các loại gần 225,7 ngàn tấn, tăng 8,33%; tôm đạt 53,7 ngàn tấn, tăng 4,79%; mực 38 ngàn tấn, tăng 5,62% so cùng kỳ năm 2012.

          Về khai thác: Tháng 8 sản lượng ước tính đạt 37,8 ngàn tấn, giảm 0,28% so với tháng trước và tăng 0,29% so cùng kỳ. Trong đó, cá các loại đạt 25,1 ngàn tấn, giảm 2,47%;  tôm đạt 3,1 ngàn tấn, tăng 0,88%; mực đạt 4,6 ngàn tấn, tăng 8,34%. Tính chung 8 tháng tổng sản lượng khai thác ước tính đạt 288,4 ngàn tấn, bằng 66,23% kế hoạch năm và tăng 4,7% (tăng 12.949 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 190,7 ngàn tấn, tăng 7,82%; tôm đạt 27,7 ngàn tấn, tăng 7,74%; mực đạt 38 ngàn tấn, tăng 5,62% so cùng kỳ năm 2012.

          Tình hình khai thác hải sản trong tháng 8 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng mưa bão, tàu thuyền phải neo đậu nhiều ngày, nên sản lượng đạt thấp hơn tháng trước.

Về nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng thủy sản đến nay ước tính đạt 151.233 ha, đạt 90,43% kế hoạch năm và tăng 11,37% so với cùng kỳ năm trước. Riêng diện tích tôm nuôi nước lợ 87.611 ha, đạt 99,91% kế hoạch năm và tăng 2,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi công nghiệp 1.132 ha. Tháng 8 sản lượng thủy sản nuôi trồng ước tính đạt trên 13 ngàn tấn, chỉ bằng 73,02% sản lượng của tháng trước nhưng vẫn tăng 33,62% so cùng kỳ năm trước. Sản lượng nuôi trồng tháng này thấp hơn tháng trước chủ yếu do mùa vụ thu hoạch của một số sản phẩm tháng trước chính vụ hơn. Trong đó: Cá nuôi các loại đạt 5,2 ngàn tấn, tăng 23,87%; tôm các loại trên 2,9 ngàn tấn, giảm 33,75%.

Tính chung sản lương nuôi trồng 8 tháng ước tính đạt 91,4 ngàn tấn, bằng 59,67% kế hoạch năm và tăng 17,22% so cùng kỳ năm trước (tăng 13,4 ngàn tấn). Trong đó, cá các loại ước đạt 34,9 ngàn tấn, tăng 11,22%; tôm đạt 25,9 ngàn tấn, tăng 2,59% (riêng tôm thẻ chân trắng đạt 6,9 ngàn tấn, giảm 18,68%).

          2. Công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tháng 8 ước tính tăng 7,09% so tháng trước và tăng 17,54% so cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai thác đá tăng 24,79%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 17,59%; ngành sản xuất phân phối điện tăng 5,83%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 9,55%. Tính chung 8 tháng chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành ước tính tăng 7,91%, trong đó, tăng cao nhất là ngành khai khoáng tăng 31,9%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 6,9%; ngành sản xuất phân phối điện tăng 6,34% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải với mức tăng 5,09%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 8 ước tính đạt 2.280,4 tỷ đồng, tăng 4,4% so tháng trước và tăng 15,09% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng ước đạt 16.876,7 tỷ đồng, tăng 9,67% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 15.853,1 tỷ đồng, tăng 10,09%; ngành sản xuất và phân phối điện đạt 649,9 tỷ đồng, tăng 2,6%; ngành khai khoáng 287,8 tỷ đồng, tăng 4,44%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải đạt 85,8 tỷ đồng tăng 7,39% .

Các sản phẩm công nghiệp có mức sản xuất trong 8 tháng tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như: Tôm đông 2.637 tấn, tăng 12,69%; cá đông 2.397 tấn, tăng 89,19%; cá hộp 5.886 tấn, tăng 12,93%; bột cá 27.650 tấn, tăng 10,76%; đá chẻ 171 ngàn viên, tăng 11,04%; khai thác đá 1.976 ngàn m3, tăng 9,11%; trang in 3.248 triệu trang, tăng 10,85%; clinker gần 1,2 triệu tấn, tăng 62,38%...Bên cạnh đó cũng còn một số sản phẩm có mức sản xuất thấp hơn cùng kỳ như: Mực đông 6.703 tấn, giảm 14,95%; đường các loại 4.950 tấn, giảm 17,47%; nước đá (khu vực nhà nước) 78,4 ngàn tấn, giảm 10,45%; xi măng 2,1 triệu tấn, giảm 0,83%.

3. Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tháng 8 ước đạt 351,2 tỷ đồng, giảm 1,3% so tháng trước và tăng 7,9% so cùng kỳ năm 2012. Tính chung 8 tháng ước thực hiện 2.666,1 tỷ đồng, đạt 67,99% kế hoạch năm và tăng 15,1% so cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Vốn cân đối ngân sách địa phương 804 tỷ đồng, tăng 5,77%; nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương 516,3 tỷ đồng, tăng 0,69%; vốn trái phiếu Chính phủ 825,8 tỷ đồng, tăng 63,6%; vốn ODA 47 tỷ đồng, bằng 64,68% so cùng kỳ năm trước.

4. Thu, chi ngân sách Nhà nước

 Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tháng 8 ước tính thực hiện thu trên 423,7 tỷ đồng, lũy kế 8 tháng trên 3.113,5 tỷ đồng, đạt 65,88% dự toán thu cả năm và tăng 16,35% so với cùng kỳ năm 2012.

Một số khoản thu đạt khá so với dự toán và tăng so cùng kỳ năm 2012 như: Thu thuế công thương nghiệp ngoài Nhà nước gần 759,5 tỷ đồng, đạt 62,77% dự toán, tăng 23,66% so cùng kỳ; thu phí lệ phí 35,42 tỷ đồng, đạt 80,5% dự toán, tăng 32,6%; thu tiền sử dụng đất 441,3 tỷ đồng, đạt 56,22% dự toán, tăng 48,84%; thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt 41,8 tỷ đồng, đạt 68,59% dự toán, tăng 23,21%. Bên cánh đó còn một số khoản thu đạt thấp so dự toán và giảm so cùng kỳ như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 110,6 tỷ đồng, bằng 56,72% dự toán, giảm 5,88%; thuế thu nhập cá nhân 217,7 tỷ đồng, bằng 52,47% dự toán, giảm 16,16%; thu từ các doanh nghiệp nhà nước 233,5 tỷ đồng, bằng 59,88% dự toán, giảm 6,88%; thu tiền thuê mặt đất, mặt nước 18,48 tỷ đồng, bằng 51,32% dự toán và giảm 84,64%.

     Tổng chi ngân sách địa phương tháng 8 ước tính chi 657,1 tỷ đồng, tăng 4,86% so tháng trước. Tính chung 8 tháng ước tính chi trên 5.082,9 tỷ đồng, bằng 61,17% dự toán năm và tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, chi thường xuyên 3.355,4 tỷ đồng, bằng 72,06%  dự toán năm và tăng 4,48%; chi đầu tư phát triển trên 826,2 tỷ đồng, bằng 41,31% dự toán năm và giảm 17,8% so cùng kỳ năm trước.

5. Thương mại - dịch vụ:

a. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

          Trong tháng 8 thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ tương đối ổn định, sức mua vẫn tăng và giá cả có xu hướng tăng nhẹ do giá điện và giá xăng có điều chỉnh tăng.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 3.812,1 tỷ đồng, tăng 1,97% so tháng trước và tăng 16,34% so cùng kỳ năm 2012. Tính chung 8 tháng tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 31.034,3 tỷ đồng, bằng 63,32% kế hoạch năm và tăng 17,56% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng, chia theo loại hình kinh tế: Kinh tế Nhà nước đạt trên 853,6 tỷ đồng, giảm 11,23%; kinh tế tập thể đạt 28,8 tỷ đồng, tăng 1,74%; kinh tế cá thể đạt 19.928,6 tỷ đồng, tăng 21,64% và kinh tế tư nhân đạt 10.223,2 tỷ đồng, tăng 13,28%. Chia theo ngành kinh doanh: Thương nghiệp đạt 26.111,5 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 84,1% và tăng 15,58%; khách sạn nhà hàng 3.795,3 tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 28,1%; dịch vụ đạt 1.100,9 tỷ đồng, chiếm 3,6% và tăng 33,67%; du lịch đạt 26,4 tỷ đồng, chiếm 0,1% và tăng 23,78%.

Công tác quản lý thị trường trong tháng 7, Chi Cục Quản lý Thị trường kiểm tra được 34 vụ việc, phát hiện 15 vụ vi phạm, gồm 7 vụ buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; 01 vụ gian lận thương mại; 07 vụ vi phạm trong kinh dooanh. Đã xử lý thu nộp ngân sách Nhà nước 333,5 triệu đồng. Lũy kế 7 tháng đã kiểm tra 1.094 vụ việc, phát hiện 332 vụ vi phạm gồm: 94 vụ vi phạm hàng cấm, hàng nhập lậu; 38 vụ gian lận thương mại; 30 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 11 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và 159 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý và thu nộp ngân sách Nhà nước 4,1 tỷ đồng.Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu ngày một gia tăng, UBND tỉnh có kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 8/7/2013 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, mua bán vận chuyển trái phép đối với mặt hàng thủy sản, nhằm hạn chế buôn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 ước tính đạt trên 56,5 triệu USD, tăng 9,16% so với tháng trước và giảm 7,92% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: hàng nông sản đạt 40 triệu USD, tăng 7,33% so tháng trước và giảm 18,85%; hàng thủy sản 13,6 triệu USD, tăng 15,15% so tháng trước và tăng 31,29% so cùng kỳ. Tính chung 8 tháng giá trị xuất khẩu ước tính được hơn 401,6 triệu USD, bằng 60,86% kế hoạch năm và tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Hàng nông sản đạt 294,7 triệu USD, bằng 66,23% kế hoạch năm và tăng 1,92%; hàng thủy sản đạt 90,5 triệu USD, bằng 48,94% kế hoạch năm, tăng 8,85%...

Cả hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản xuất khẩu trong tháng 8 đều có mức xuất tăng khá hơn tháng trước. 7 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo của tỉnh, tháng 8 ước tính xuất 91.922 tấn gạo, tăng hơn tháng trước 0,78%, gồm: Cty thương mại du lịch xuất 11.350 tấn, Cty kinh doanh nông sản xuất 11.854 tấn, Cty Thuận Phát xuất 5.088 tấn, Cty xuất nhập khẩu Kiên Giang xuất 36.915 tấn, Cty Kiên An Phú xuất 6.120 tấn, Cty lâm sản xuất 16.175 tấn, và Cty dịch vụ thương mại xuất 4.000 tấn. Lượng gạo xuất tháng này tuy đạt khá nhưng vẫn giảm đáng kể so cùng kỳ năm 2012 (giảm 23,06 %). Tính chung 8 tháng lượng gạo xuất khẩu ước tính đạt 720.957 tấn, đạt 72,1% kế hoạch năm và tăng 5,39% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng có một số mặt hàng tăng khá cao như: Tôm đông đạt trên 2,6 ngàn tấn, tăng 91,01%; cá đông trên 1,3 ngàn tấn, tăng 64,62%. Và cũng còn một số mặt hàng xuất giảm so cùng kỳ năm trước như: Mực đông, tuộc đông đạt trên 6,5 ngàn tấn, giảm 14,83%; cá cơm sấy 229 tấn, giảm 3,38%; nước mắm 40 ngàn lít, giảm 62,26%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước tính đạt trên 1,7 triệu USD, giảm 34,79% so tháng trước và giảm 7,46% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, kim ngạch nhập đạt 21 triệu USD, bằng 60,13% kế hoạch năm và tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu dùng cho sản xuất như: Thạch cao 58,4 ngàn tấn, giảm 9,9% so cùng kỳ năm trước; giấy Kratp 1.559 tấn, tăng 2 lần và hạt nhựa 1.589 tấn, tăng 49,34%.

c. Chỉ số giá tiêu dùng:

          Sự điều chỉnh tăng giá điện, giá xăng dầu, giá gas đã tác động làm tăng giá cả một số hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 8. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,84% so với tháng trước, cao hơn những tháng gần đây (tháng 7 tăng 0,19%, tháng 6 tăng 0,09%; tháng 5 giảm 0,2%...). Tăng nhiều nhất là mặt hàng lương thực với mức tăng 2,44% (do giá lúa, gạo tăng); kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu XD tăng 2,19% (từ đầu tháng 8 giá gas tăng 8.000đ/bình, giá điện tăng 5%) và nhóm giao thông tăng 1,16% (do giá xăng dầu tăng từ 410-500 đ/lít). Còn lại các nhóm khác đều tăng dưới mức tăng chung như đồ uống, thuốc lá tăng 0,19%; nhóm may mặc, mũ nón giày dép tăng 0,38%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,55%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%; nhóm giáo dục tăng 0,05%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,43%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,23%. Chỉ có nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,09%.

          So với tháng 12 năm trước (sau 8 tháng) chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,57%. Trong đó, tăng cao nhất là hàng thực phẩm với mức tăng 5,27%; kế đến là nhóm may mặc, mũ nón giày dép tăng 4,27%;  ăn uống ngoài gia đình tăng 4,04%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 3,78%;  nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,77%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,71%... Giảm mạnh nhất là nhóm hàng lương thực giảm 3,94%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,95%.

So với cùng kỳ năm trước (sau một năm) chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,37%. Trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 70,75% (do điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh); kế đến là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt tăng 8,34%; nhóm giao thông tăng 7,71%; nhóm may mặc, mủ nón, giày dép tăng 7,53%; còn lại các nhóm khác có mức tăng dưới mức tăng chung. Duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,58%.

Bình quân 8 tháng so với cùng kỳ chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,68%. Tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 73,41%, hai nhóm giảm là mặt hàng lương thực giảm 3,37% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,53%.

Chỉ số giá vàng: Giá vàng những tháng gần đây giảm mạnh theo giá vàng thế giới,  trong tháng 8 chỉ số giá vàng tăng 1,85% so với tháng trước; giảm 20,35% so với tháng 12/2012 (sau 8 tháng) và giảm 15,2% so cùng kỳ năm trước. Bình quân giá bán trong tháng là 3.423.000đ/chỉ vàng nhẫn.

Chỉ số giá đô la Mỹ: So với tháng trước đô la Mỹ gỉam 0,59%; so tháng 12/2012 tăng 1,86% và so với cùng kỳ năm trước tăng 1,89%. Thời điểm 16/8/2013 giá bán tại Ngân hàng Ngoại thương là 21.120 đồng/đô la Mỹ, so tháng trước giảm 126 đồng/USD và thấp hơn thị trường tự do 60 đồng/ USD.

d. Du lịch:

          Trong tháng 8 thời tiết mưa nhiều không thuận lợi cho khách tham quan du lịch,  số lượt khách giảm hơn tháng trước đáng kể. Ước tính lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước tính đạt 250 ngàn lượt khách, giảm 10,35% so tháng trước và tăng 1,59% so cùng kỳ, gồm: Khách đến các điểm tham quan du lịch được 150,2 ngàn lượt khách, giảm 12,67% so với tháng trước và giảm 0,58% so với cùng kỳ; khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch trên 99,7 ngàn lượt khách, giảm 6,62% so tháng trước và tăng 5,04% so cùng kỳ (trong đó khách du lịch đi theo tour có xu hướng tăng lên, ước tính đạt 10,4 ngàn lượt khách, tăng 0,87% so với tháng trước và tăng 9,47% so cùng kỳ).

Tính chung 8 tháng tổng khách du lịch trên địa bàn ước tính được 2.628 ngàn lượt khách, đạt 63,76% kế hoạch năm và giảm 4,83% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 819,2 ngàn lượt khách, đạt 72,37% kế hoạch và tăng 15,56%. Riêng khách quốc tế đến Phú Quốc chỉ đạt gần 62,5 ngàn lượt khách, bằng 86,38% cùng kỳ năm trước.

d. Vận tải:

             Vận tải hành khách: Trong tháng 8, lượng khách vận chuyển ước tính đạt 4,2 triệu lượt người, giảm 3,5% so tháng trước và giảm 2,79 % so với cùng kỳ năm trước; luân chuyển 218,7 triệu lượt người.km, giảm 2,99% so tháng trước và giảm 2,62% so với cùng kỳ. Vận tải hành khách 8 tháng ước tính 35,6 triệu lượt người, đạt 73,59% kế hoạch và tăng 4,12% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, vận tải hành khách đường bộ đạt 28,5 triệu lượt khách, tăng 3,7%; đường sông đạt 5,9 triệu lượt khách, tăng 4,41%; đường biển gần 1,1 triệu lượt khách, tăng 14,33%.

            Vận tải hàng hóa: Trong tháng 8, lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 638 ngàn tấn, giảm 4,35% so tháng trước và giảm 3,2 % so với cùng kỳ năm trước; Vận tải hàng hóa 8 tháng ước tính 5,4 triệu tấn, đạt 78,01% kế hoạch năm và tăng 9,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó vận tải đường bộ đạt 1,6 triệu tấn, tăng 9,68%; đường sông đạt 2,2 triệu tấn, tăng 8,72%; đường biển trên 1,5 triệu tấn, tăng 9,04%.

          6. Một số tình hình xã hội

 Lao động việc làm, đào tạo nghề: Trong tháng, trên toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 2.960 lượt người, trong đó lao động trong tỉnh 1.090 lượt người, lao động ngoài tỉnh 1.869 lượt người, xuất khẩu lao động 01 người. Tính chung 8 tháng giải quyết việc làm cho 22.714 lượt người, đạt 69% kế hoạch (trong tỉnh 12.120 lượt người, ngoài tỉnh 10.580 lượt người, xuất khẩu lao động 14 người); trợ cấp thất nghiệp cho 254 người, nâng tổng số người được trợ cấp từ đầu năm đến nay lên 2.487 người.

Trong tháng các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tổ chức dạy nghề cho 2.870 người (sơ cấp nghề 528, dạy nghề dưới 03 tháng 2.342). Nâng tổng số người được đào tạo nghề từ đầu năm đến nay lên 14.132 người, đạt 47% KH, trong đó: sơ cấp nghề 4.387 người, dạy nghề dưới ba tháng 9.745 người.

Thực hiện chính sách-Người có công: Tính từ đầu năm đến nay, lập thủ tục di chuyển 31 hài cốt liệt sỹ; thực hiện mai táng phí đối với hồ sơ người có công với cách mạng 563 hồ sơ; thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục 7 hồ sơ, dụng cụ chỉnh hình 03 hồ sơ; Cứu trợ đột xuất cho 20 người (5.150.000 đ); thẩm định, tổng hợp đề nghị Bộ LĐTB&XH cấp kinh phí cho 108 hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, 44 hồ sơ người có công giúp đỡ cách mạng; tổng hợp hồ sơ trình UBND tỉnh mua Bảo hiểm Y tế cho 139 đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc; phối hợp với Bộ CHQS tỉnh tổ chức khảo sát tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở 3 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hà Tiên; tổ chức đưa 70 người có công với cách mạng đi điều dưỡng tại thành phố Nha Trang đợt 3 năm 2013.

 Giáo dục: Trong tháng , các cấp học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo trong tỉnh đã tập trung học sinh đến trường,  ổn định trường lớp, bắt đầu bước vào năm học mới 2013 – 2014; đồng thời chuẩn bị tổ chức ngày Lễ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9/2013 cùng chung với cả nước

Văn hóa -Thể dục, thể thao: Trong tháng 8, tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là tập trung chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 68 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9). Tổ chức Lễ hội kỷ niệm 145 năm ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực (1868 – 2013), Trung tâm Văn hóa tỉnh phục vụ tốt Lễ khánh thành Nhà trưng bày về thân thế sự nghiệp anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và xây dựng chương trình chuẩn bị tham gia Liên hoan Đờn ca tài tử Kiên Giang năm 2013 do đài  PTTH Kiên Giang tổ chức.

Ngành VH-TT-DL phối hợp với Liên đoàn điền kinh Việt Nam tổ chức giải vô địch điền kinh trẻ Quốc gia năm 2013, tham dự giải có 350 vận động viên đến từ 46/63 tỉnh, thành trong cả nước. Tiếp tục tuyển chọn Vận động viên các môn thể thao dự tuyển trẻ Quốc gia năm 2013 gồm 7 môn: bắn cung, cử tạ, billiards – snooker, điền kinh, boxing, bóng chuyền, bãi biển và đua thuyền. Đội điền kinh trẻ tham dự giải vô địch điền kinh trẻ Quốc gia năm 2013, tham gia giải có 12 vận động viên, kết quả đạt được 01 HCV.

Tiến hành kiểm tra tổng số 35 cơ sở hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, kết quả lập biên bản làm việc nhắc nhở, cam kết khắc phục cả 35 cơ sở, tịch thu 6.358 đĩa không dán tem nhãn theo quy định và 03 trò chơi điện tử mang tính chất cờ bạc trá hình.

Tình hình dịch bệnh: Nhìn chung, trong tháng các bệnh truyền nhiễm đều giảm hơn tháng trước;  không ghi nhận trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm cũng như cúm A(H1N1), A(H5N1), A(H7N7) nào trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế đã chủ động, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Tính từ ngày 01/7 đến 31/7/2013 có 85 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 75 ca (giảm 46,8%)  so với tháng trước. Các địa phương có số mắc cao là Phú Quốc (42 ca), Hòn Đất (14 cas), TP Rạch Giá (11 cas). Tính từ đầu năm đến ngày 31/7/2013 toàn tỉnh có 602 cas mắc SXHD, giảm 2.349 cas (giảm 74%) so với cùng kỳ năm 2012, trong đó SXHD có dấu hiệu cảnh báo 497 cas, SXHD nặng 105 cas, chưa có trường hợp nào tử vong.

Bệnh Tay Chân Miệng: Trong tháng có 84 cas mắc TCM, so với tháng trước giảm 10 cas (11%), số mắc TCM tập trung nhiều ở Tp. Rạch Giá, Hòn Đất, Tân Hiệp, Phú Quốc. Tính từ đầu năm đến ngày 31/7/2013 số mắc TCM toàn tỉnh là 740 cas, giảm 92 cas (11,1%) so với cùng kỳ năm 2012 (832 cas), chưa ghi nhận có cas tử vong. 

Trong tháng xét nghiệm máu 1.742 ca, kết quả có 43 ca HIV dương tính, các đối tượng có số cas dương tính cao là: Phạm nhân 8/43;  Phụ nữ mang thai 5/43; bệnh nhân lao 04/43; mẹ truyền sang con 01/43; đối tượng khác 25/43. Mắc nhiều nhất ở nhóm tuổi  25-49  tuổi có 26 cas dương . Phát hiện mới 43 người nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 18 cas, tử vong 02 ca. Tính từ đầu năm đến nay trong tỉnh phát hiện mới 203 người nhiễm HIV (trong đó: trong tỉnh 194; ngoài tỉnh 9). Theo số liệu tích lũy tính đến ngày 31/7/2013 toàn tỉnh có 4.380 người nhiễm HIV (trong đó: trong tỉnh 3.923; ngoài tỉnh 121);  chuyển sang AIDS 1.487 ca (trong đó: trong tỉnh 1.393; ngoài tỉnh 94); tử vong 603 ca (trong đó: trong tỉnh 553; ngoài tỉnh 50).

 An toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng đã cấp mới 35 chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể và dịch vụ ăn uống, nhà hàng (tuyến tỉnh 07, tuyến huyện 28 ); 11 Giấy công bố phù hợp, 05 Giấy công bố hợp quy ATTP.

Thực hiện thanh, kiểm tra 1.148 cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh, trong đó có 1.024 cơ sở đạt, 160 vi phạm, nhắc nhở 150 cơ sở. Các vi phạm chủ yếu về điều kiện vệ sinh cơ, trang thiết bị, dụng cụ, điều kiện về con người, chưa có giấy Chứng nhận Đủ điều kiện VSATTP.

 Tai nạn giao thông: Trong tháng 7 trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn giao thông đường bộ (không xảy ra trên đường thủy), làm 7 người chết và 6 người bị thương. So tháng trước không tăng số vụ, tăng 2 người chết và tăng 2 người bị thương. So cùng kỳ năm 2012 giảm 1 vụ,  tăng 2 người chết và tăng 1 người bị thương. Tính chung 7 tháng qua xảy ra 69 vụ tai nạn giao thông, làm 54 người chết và làm 44 người bị thương, so cùng kỳ năm 2012 tăng 2 vụ, chết giảm 1 người, bị thương tăng 8 người.

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn Giao thông tỉnh, cùng các Sở, Ngành liên quan thực hiện tăng cường kiểm tra điều kiện an toàn giao thông đường thủy đối với hoạt động vận chuyển hành khách ngang sông, ven biển, đảo; đình chỉ các phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật,không trang bị áo phao, hoạt động trái phép và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quy định an toàn giao thông đường thủy.

Hỏa hoạn, thiên tai: Tính từ ngày 16/7 đến 15/8/2013 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ cháy nhà dân, nguyên nhân cháy do chập điện 01 vụ, 01 vụ thắp nhang thờ cúng và 03 vụ chưa rõ nguyên nhân đang điều tra. Ước tính thiệt hại khoảng 244 triệu đồng.

Từ ngày 24/7  đến ngày 14/8 trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của bảo xảy ra mưa giông lớn, làm sập 6 căn nhà và tốc mái 20 căn nhà ở ba huyện: An Minh,  U Minh Thượng và Vĩnh Thuận. Ước tính tổng thiệt hại 263 triệu đồng, huyện Vĩnh Thuận hỗ trợ 3 triệu đồng cho hộ có nhà bị sập và 1 triệu đồng cho nhà bị tốc mái, các huyện khác đang đánh giá mức độ thiệt hại để hỗ trợ sớm ổn định cuộc sống nhân dân./.

 

Tải về:  - Số liệu kinh tế xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2013

              - Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 năm 2013

Số lần đọc: 1784
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan