Tin nóng
24.10.2016

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

a. Nông nghiệp:

* Vụ Hè thu: Kết thúc gieo trồng toàn tỉnh được 295.389 ha, đạt 97,80% kế hoạch, giảm 1,64% (4.933 ha) so với cùng kỳ. Đến nay đã thu hoạch 292.596 ha, năng suất ước đạt 5,46 tấn/ha.Tiến độ thu hoạch vụ hè thu năm nay kết thúc chậm so với mọi năm, nguyên nhân là do thời tiết phức tạp, đầu vụ khô hạn kéo dài, mùa mưa đến trễ dẫn đến nước mặn lấn sâu vào nội đồng và tình trạng ngộ độc phèn, mặn xảy ra khá phổ biến nên bà con nông dân xuống giống chậm và kéo dài.

Hiện nay, tình hình thời tiết mưa giông, bảo xảy ra bất thường, làm lúa bị ngã đổ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cũng như tiến độ thu hoạch của bà con. Ngành nông nghiệp cần tăng cường chỉ đạo các huyện, thị và các cơ quan chuyên môn có biện pháp hướng dẫn nông dân thu hoạch, bảo quản lúa hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

* Vụ Thu Đông (vụ 3): Tính đến nay, diện tích gieo trồng được 92.182 ha, đạt 102,42% so kế hoạch và tăng 4,54% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Giồng Riềng 40.005 ha, Tân Hiệp 33.699 ha, Châu Thành 7.276 ha, Hòn Đất 7.690 ha, Gò Quao 2.462 ha,  Rạch Giá 650 ha và Giang Thành 400 ha. Đến nay đã thu hoạch 88.281ha, năng suất ước đạt 5,23 tấn/ha.

* Vụ mùa (2016-2017): Một số huyện có diện tích canh tác lúa mùa cũng đã tiến hành chuẩn bị đất, gieo mạ để chuẩn bị gieo trồng vụ Mùa 2016-2017, đến nay diện tích gieo trồng 22.797 ha, đạt 34,54% so với  kế hoạch, bằng 56,20 % so với cùng kỳ, gồm các huyện như: An Minh 4.676 ha, Vĩnh Thuận 4.100 ha, U Minh Thượng 6.520 ha, An Biên 7.000 ha, và Hà Tiên 501ha.

* Vụ Đông Xuân (2016-2017): Diện tích gieo sạ 10.500 ha, đạt 3,49 % so với kế hoạch, và tăng 15,26% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện như: U Minh Thượng 7.500 ha, Giang Thành 3.000 ha.

* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã trồng được 1.535 ha dưa hấu, đạt 95,94% kế hoạch và tăng 10,19% so với cùng kỳ; khoai lang 1.478 ha, đạt 95,35% kế hoạch, tăng 2,57% so với cùng kỳ; bắp 175 ha, đạt 58,33% so với kế hoạch, giảm 15,05% so với cùng kỳ; rau đậu các loại 8.032 ha, đạt 94,49% kế hoạch, tăng 22,07% so cùng kỳ năm trước ...

* Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc,  gia cầm từ đầu năm đến nay phát triển ổn định và có tăng nhẹ so với cùng kỳ, một phần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, giá cả tiêu thụ đàn gia súc, gia cầm ổn định và có tăng nhẹ làm cho người nuôi có lãi nên bà con yên tâm tái đàn, mặt khác là do ngành Thú y tỉnh đã quản lý tốt dịch bệnh, từ đầu năm đến nay chưa phát hiện ổ dịch lớn nào xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, hiện nay thời tiết diễn biến bất thường nên dễ phát sinh dịch bệnh (tỉnh Hậu Giang hiện đang có dịch heo tai xanh); để phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền cho nông dân thực hiện việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm.

b. Lâm nghiệp:

Các ngành chức năng thường xuyên thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc rừng, tuy nhiên trong tháng đã xảy ra 03 vụ vi phạm chặt phá rừng với diện tích khoản 0,448 ha (Phú Quốc 03 vụ). Tính chung từ đầu năm đến nay, trên toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng với diện tích 5,7 ha; 33 vụ chặt phá rừng với diện tích 4,448 ha. Chủ yếu là chặt phá rừng lấn chiếm đất để nuôi trồng thủy sản.

c. Thủy sản:

Giá trị sản xuất  thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng 10 ước 2.213,59 tỷ đồng, bằng 76,66%  so với tháng trước và tăng 16,99% so với cùng kỳ năm trước. Chia ra: Giá trị khai thác 1.197,52 tỷ đồng, bằng 98,12% so tháng trước và tăng 11,92% so cùng kỳ; giá trị nuôi trồng 1.016,06 tỷ đồng, bằng 60,95 % so tháng trước và tăng 23,58% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng giá trị sản xuất cả khai thác và nuôi trồng là 20.984,07 tỷ đồng, đạt 86,90% kế hoạch năm và tăng 11,78% so cùng kỳ năm trước. Chia ra: khai thác 11.886,48 tỷ đồng, đạt 93,84% kế hoạch và tăng 13,87% so cùng kỳ; nuôi trồng 9.097,58 tỷ đồng, đạt 79,25% kế hoạch, tăng 9,17% so cùng kỳ năm trước.

Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng) tháng 10 ước đạt 60.658 tấn, bằng 87,53% so tháng trước và tăng 7,81% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đạt 590.516 tấn, đạt 85,30% kế hoạch và tăng 4,44% so cùng kỳ năm trước.

Sản lượng khai thác: Tháng 10 ước tính đạt 43.127 tấn thủy hải sản các loại, giảm 2,02% (giảm 890 tấn) so tháng trước. Trong đó: cá các loại được 30.795 tấn, giảm 1,89% (giảm 592 tấn); tôm 3.275 tấn, giảm 1,92% (giảm 64 tấn); mực: 5.783 tấn, giảm 2,76% (giảm 164 tấn)...

Luỹ kế sản lượng khai thác 10 tháng là 432.745 tấn, đạt 86,68% kế hoạch năm và tăng 5,17% so cùng kỳ năm trước (tăng 21.290 tấn), trong đó: Cá các loại 310.288 tấn, tăng 8,39% (tăng 24.025 tấn); tôm: 31.125 tấn, giảm 8,37% (giảm 2.843 tấn); mực: 55.892 tấn, tăng 5,59% (tăng 2.960 tấn) so cùng kỳ...

Từ đầu năm đến nay tuy thời tiết có tốt hơn, chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm khai thác ổn định nên ngư dân luôn bám biển khai thác thường xuyên, tuy nhiên, sản lượng khai thác những tháng gần đây đang có xu hướng giảm chủ yếu do nguồn các loại cá tạp chất lượng thấp dần cạn kiệt, nhưng lại tăng các loại cá, mực, ghẹ có chất lượng cao. 

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 10 ước đạt 17.531 tấn thủy sản các loại, bằng 69,34% so tháng trước (giảm 7.750 tấn) và tăng 23,82% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, cá các loại 9.084 tấn, bằng 134,14% so tháng trước; tôm thẻ chân trắng 1.333 tấn, bằng 90,31% so tháng trước và bằng 67,70% so với cùng kỳ; riêng tôm sú được 3.147 tấn, bằng 47,22% so tháng trước (giảm 3.517 tấn); thủy sản khác như sò các loại 2.085 tấn, bằng 94,34%; cua: 1.364 tấn, bằng 37,96% so tháng trước ... Luỹ kế 10 tháng sản lượng nuôi trồng là 157.771 tấn, đạt 81,75% kế hoạch, tăng 2,48% (tăng 3.814 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi các loại 52.301 tấn, giảm 1,35% (giảm 715 tấn); tôm các loại 45.912 tấn, tăng 7,95% (tăng 3.383 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 9.274 tấn, giảm 9,97% (giảm 1.027 tấn); thủy sản khác như: sò nuôi 26.463 tấn, giảm 9.332 tấn; cua 12.549 tấn, tăng 3.508 tấn ...

Sản lượng nuôi trồng 10 tháng có tăng nhẹ so với cùng kỳ, chủ yếu là tăng sản lượng tôm sú, do năm nay thời tiết biến đổi, diện tích tôm lúa vùng U Minh Thượng bị xâm nhập mặn nên không thể cấy lúa được, bà con chuyển sang nuôi tôm 2 vụ. Tuy nhiên, sản lượng tôm thẻ lại giảm và đạt thấp so với kế hoạch là do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến thường xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nên các doanh nghiệp và hộ dân chỉ thả nuôi cầm chừng, không dám đầu tư mở rộng ao nuôi, cũng như không dám nuôi luân canh nhiều vụ như các năm trước. Dự báo sản lượng tôm thẻ sẽ không đạt kế hoạch đề ra. đồng thời, sản lượng cá nuôi nước ngọt cũng giảm so với cùng kỳ là do thời tiết khô hạn kéo dài, nước mặn vào sâu trong đất liền làm giảm diện tích thả nuôi các loại cá nước ngọt vùng bán đảo Cà Mau. Các loại thủy sản khác cũng giảm mạnh từ sản lượng các loại sò nuôi của huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên và An Minh.  

2. Công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Trong tháng 10, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 10,77% so tháng trước và tăng 21,54% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất là khai khoáng tăng 14,91%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 10,74%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 12,70%, ngành sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng  8,50%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 7,52%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 6,12%.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,97% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 12,93%; ngành khai khoáng tăng 9,73%; ngành chế biến, chế tạo tăng 9,91%, trong đó: ngành sản xuất xi măng, vôi và thạch cao tăng 22,59%, ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 7,36%, xay xát tăng 5,36%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 10,43%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 10, ước đạt 3.379,44 tỷ đồng, tăng 10,63% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.198,55 tỷ đồng, chiếm 94,65% tổng giá trị toàn ngành, tăng 10,71% so với tháng trước; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 118,74 tỷ đồng, tăng 7,54%; ngành khai khoáng đạt 47,04 tỷ đồng, tăng 14,90%.

Tính chung 10 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 28.792,29 tỷ đồng, đạt 73,66% kế hoạch năm và tăng 9,97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 27.297,67 tỷ đồng, chiếm 94,81%/tổng giá trị toàn ngành, tăng 9,94%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 951,55 tỷ đồng, tăng 10,43%; ngành khai khoáng 381,75 tỷ đồng, tăng 9,73%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 161,32 tỷ đồng, tăng 12,93% so cùng kỳ.

   Một số sản phẩm công nghiệp 10 tháng đầu năm có mức tăng khá cao so cùng kỳ năm trước như: xi măng địa phương đạt 940,51 ngàn tấn, tăng 24,44%; xi măng Trung ương đạt 1.171,75 ngàn tấn, tăng 40,92%; cá đông 2.955 tấn, tăng 10,72%; bột cá 99.849 tấn, tăng 13,61%...

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng đầu năm tăng 9,26% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ  9 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: ngành chế biến chế tạo tăng 9,26%, trong đó ngành bảo quản thủy sản ướp đông tăng 17,32% , ngành sản xuất nước mắm tăng 10,18% và ngành xay xát tăng 10,45%; Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 20,87%, trong đó sản xuất xi măng vôi và thạch cao tăng 21,32%.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/10/2016 bằng 46,92% so cùng kỳ năm trước. Ngành chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản bằng 54,72% so cùng kỳ, trong đó: các ngành chế biến cá, tôm, mực đông lạnh đều giảm so với cùng kỳ, riêng mặt hàng nước mắm lại tăng 3,55 lần so cùng kỳ; Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2,2 lần so cùng kỳ. Chỉ số tồn kho công nghiệp tại thời điểm đầu tháng 10/2016 cho thấy: Tình hình tiêu thụ  sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản 10 tháng năm 2016 tăng khá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng năng suất, sản lượng sản xuất trong thời gian tới. Tuy nhiên, chỉ số hàng tồn kho của mặt hàng nước mắm, xi măng đã giảm so với tháng trước nhưng mức tiêu thụ còn chậm so với sản lượng sản xuất ra của 2 mặt hàng này.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/10/2016 giảm 3,20% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 2,04%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 4,46% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, không giảm.

3. Vốn đầu tư:

    Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 ước tính 320,9 tỷ đồng, so tháng trước tăng 0,52%. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 142,7 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 63 tỷ đồng; vốn khác từ ngân sách 102 tỷ đống; vốn ngoài nước (ODA) được 13,2 tỷ đồng. Lũy kế  10 tháng vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước được 2.784,8 tỷ đồng, đạt 53,32% kế hoạch năm và bằng 88,33% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.092,65 tỷ đồng, đạt 63,27% kế hoạch; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương được 619,82 tỷ đồng, đạt 61,28% kế hoạch, bằng 68,89% cùng kỳ; vốn khác từ ngân sách 938,99 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch, tăng 6,63%; vốn ngoài nước ODA 133,34 tỷ đồng, đạt 73,07% kế hoạch, bằng 97,23% so với cùng kỳ năm 2015.

     Tiến độ triển khai các dự án sản xuất tại các Khu Công nghiệp: Trong tháng, giá trị đầu tư của các dự án đang triển khai sản xuất trong các khu công nghiệp Thạnh Lộc, Thuận yên ước đạt 147 tỷ đồng, luỹ kế từ khi triển khai đến nay là 2.770 tỷ đồng. Trong đó: Khu công nghiệp Thạnh Lộc có 4 dự án đang hoạt động sản xuất gồm các nhà máy Bia Sài Gòn, Giày da, Gỗ MDF và nhà máy cấp nước; còn 8 dự án đang triển khai xây dựng, giá trị đầu tư trong tháng 107 tỷ đồng, luỹ kế từ khi triển khai đến nay là 2.570 tỷ đồng; Khu công nghiệp Thuận Yên hiện có 01 dự án đang triển khai xây dựng, giá trị đầu tư trong tháng 40 tỷ đồng, luỹ kế từ khi triển khai đến nay đạt khoảng 200 tỷ đồng.

4. Thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng 10 ước tính thu ngân sách 440,93 tỷ đồng, tăng  45,38% so tháng trước và giảm 1,39% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân  sách 10 tháng  là  6.264,92  tỷ đồng, đạt 97,41% dự toán HĐND tỉnh giao và bằng 101,64% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó: thu nội địa 5.115,63 tỷ đồng, đạt 101,47% dự toán và tăng 20,19% so cùng kỳ, chiếm 81,65% / tổng thu ngân sách của tỉnh. Qua 10 tháng, một số các khoản thu đạt được cụ thể như sau: thu tiền sử dụng đất 1.038,46 tỷ đồng, vượt  27,2% dự toán nhưng giảm 11,49% so với cùng kỳ; thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 426,08 tỷ đồng, vượt 49,5% dự toán, tăng 35,08% so cùng kỳ;  thu thuế công, thương nghiệp ngoài nhà nước 1.631,3 tỷ đồng, đạt 108,75% dự toán, tăng 66,30%;  thu phí trước bạ 211,34 tỷ đồng, đạt 85,39% dự toán và tăng 5,07% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân 398,83 tỷ đồng, đạt 79,77% dự toán, bằng 100,89%; thu xuất nhập khẩu, TTĐB thuế VAT 88,74 tỷ đồng, đạt 73,95% kế hoạch và giảm  6,91% so cùng kỳ năm 2015.

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng 10 ước chi ngân sách địa phương là 793,18 tỷ đồng, bằng 90,35% so tháng trước và bằng 89,80% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm, tổng chi ngân sách 8.221,16tỷ đồng, đạt 76,94% dự toán năm và bằng 66,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 5.212,70 tỷ đồng, đạt 88,76% dự toán năm và bằng 100,88% so cùng kỳ; chi đầu tư phát triển 2.178,19 tỷ đồng, đạt 70,62% dự toán năm và tăng 60,67% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng:

Ước  đến cuối tháng 10/2016, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng trên địa bàn đạt 55.400 tỷ đồng, tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 10,08% so với đầu năm. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 32.250 tỷ đồng, tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 14,59% so với đầu năm, chiếm 58,21% tổng nguồn vốn hoạt động

Ước doanh số cho vay tháng 10/2016 đạt 8.500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 31/10/2016 ước đạt 42.650 tỷ đồng, tăng 0,98% so với tháng trước và tăng 10,72% so với đầu năm. Dư nợ xấu ước 610 tỷ đồng, chiếm 1,43%/tổng dư nợ

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay tính đến 30/9/2016 của một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Doanh số cho vay xuất khẩu tháng 9/2016 đạt 1.130 tỷ đồng, luỹ kế từ đầu năm đạt 9.315 tỷ đồng; dư nợ 3.882 tỷ đồng, tăng 8,92% so tháng trước và tăng 24,58% so với đầu năm và chiếm 9,19% tổng dư nợ. Doanh số và dư nợ chủ yếu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu thuỷ sản và gạo: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo tháng 9/2016 đạt 470 tỷ đồng, luỹ kế từ đầu năm đạt 4.024 tỷ đồng; dư nợ 1.081 tỷ đồng, tăng 11,79% so với tháng trước và tăng 44,33% so với đầu năm; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản tháng 9/2016 đạt 660 tỷ đồng, luỹ kế từ đầu năm đạt 5.291 tỷ đồng; dư nợ 2.801 tỷ đồng, tăng 7,86% so với tháng trước và tăng 18,29% so với đầu năm.

Cho vay theo phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP:  Trong tháng 9, các ngân hàng tiếp tục ký hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới, nâng cấp 1 tàu dịch vụ hậu cần, nâng tổng số tàu được ký kết và giải ngân là 20 tàu; tổng số số tiền cam kết cho vay là 126,22 tỷ đồng; trong tháng tiếp tục giải ngân thêm 9,22 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đã giải ngân đạt 114,73 tỷ đồng. Dư nợ đến 30/9/2016 là 114,37 tỷ đồng.

Chính sách Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục được thực hiện giải ngân đối với các hợp đồng đã ký kết hợp đồng trước ngày 31/3/2016. Tính đến 30/9/2016, các ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện giải ngân 417 tỷ đồng cho 711 HĐTD (01 DN và 710 cá nhân), dư nợ đạt 365 tỷ đồng. 

Hoạt động NHCSXH: Doanh số cho vay tháng 9/2016  đạt 159 tỷ đồng, dư nợ 2.572 tỷ đồng, giảm 2,63% so với tháng trước và tăng 6,41% so đầu năm.

6.Thương mại – Dịch vụ:

a. Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tính tháng 10 đạt 6.618,22 tỷ đồng, tăng 4,13% so tháng trước và tăng 17,69% so cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 10 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 58.461,69 tỷ đồng, đạt 80,97% kế hoạch và tăng 12,80% so cùng kỳ năm trước. Trong đó:

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 10 ước được 5.139,77 tỷ đồng, tăng 3,60% so tháng trước và tăng 18,04% so cùng kỳ.  Lũy kế 10 tháng ước tính 44.993,95 tỷ đồng, đạt 80,39% kế hoạch và tăng 12,77% so cùng kỳ.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng 10 ước 644,13 tỷ đồng, tăng 2,39% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng được 5.935,23 tỷ đồng, đạt 84,79% so kế hoạch và tăng 7,23% so cùng kỳ năm trước. Chia ra:

Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 10 ước được 106,39 tỷ đồng, bằng 94,82% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng được 1.126,61 tỷ đồng, tăng 7,25% so cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ ăn uống: Thực hiện tháng 10 ước được 537,73 tỷ đồng, tăng 4,03% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng được 4.808,61 tỷ đồng, tăng 7,23% so cùng kỳ năm trước

* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng 10 ước tính đạt 19,191 tỷ đồng, tăng 12,41% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 177,56 tỷ đồng, đạt 77,20% so kế hoạch và tăng 30,97% so cùng kỳ năm trước, doanh thu lữ hành tăng cao chủ yếu là tăng từ khách quốc tế và khách trong nước đến du lịch tại huyện đảo Phú Quốc và các tuyến biển đi các đảo Nam du, Lại sơn thuộc huyện Kiên Hải và quần đảo bà lụa thuộc huyện Kiên Lương.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 10 thực hiện  ước đạt 815,13 tỷ đồng, tăng 8,92% so với tháng trước. Nhiều nhóm doanh thu dịch vụ tăng như: nhóm dịch vụ hành chính và hỗ trợ tăng 4,02%; dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 5,64%; dịch vụ sửa chữa máy tính, đồ dùng tăng 6,67%; nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí tăng 18,03%...

Lũy kế 10 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 7.354,95 tỷ đồng, đạt 81,72% so kế hoạch và tăng 16,77% so cùng kỳ năm trước. Đa số các hoạt động dịch vụ doanh thu đều tăng khá cao như: Nhóm dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng cao nhất 57,48%; kế đến nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 24,36%; nhóm hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 26,11%...

* Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường: Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng. Qua 9 tháng đã kiểm tra 1.818 vụ việc, phát hiện 438 vụ vi phạm quy định nhà nước, gồm: 118vụ vi phạm hàng cấm, 142 vụ hàng nhập lậu; 32 vụ gian lận thương mại; 16 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, quyền sở hữu trí tuệ; 22 vụ vi phạm về vệ sinh an tòan thực phẩm và 279 vụ vi phạm khác trong kinh doanh. Đã xử lý các vụ vi phạm, phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 7,48 tỷ đồng.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 10 dự tính đạt 38,37 triệu USD, tăng  94,51% so với tháng trước, bằng 85,19% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 23,18 triệu USD, tăng 3,96 lần so tháng trước; hàng thủy sản 13,74 triệu USD, tăng 9,69% so tháng trước; hàng hóa khác 1,43 triệu USD, tăng 6,85% so tháng trước.

Luỹ kế 10 tháng kim ngạch xuất ước thực hiện 296,34 triệu USD, đạt 67,35% kế hoạch năm, bằng 99,31% so cùng kỳ năm trước, bao gồm: Hàng nông sản đạt 174,09 triệu USD, đạt 68,27% kế hoạch năm, tăng 2,33% so cùng kỳ; hàng thủy sản 106,73 triệu USD, đạt 68,86 % kế hoạch, giảm 1,87% ; hàng hóa khác được 15,51 triệu USD, đạt 51,72% kế hoạch,bằng 79,54% so cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân xuất khẩu tháng này dự kiến tăng cao so với tháng trước là do các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã thực hiện hợp đồng mới. Tổng lượng gạo dự kiến xuất trong tháng 10 là 50.938 tấn với trị giá trên 23 triệu USD. Bao gồm: Công ty Du lịch – Thương mại dự kiến xuất trực tiếp 14.645 tấn, trị giá trên 5,7 triệu USD và xuất uỷ thác 1.141 tấn, trị giá trên 410 ngàn USD; Công ty Cp kinh doanh nông sản ước xuất 5.602 tấn, trị giá trên 2,2 triệu USD; Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang dự kiến xuất trực tiếp 26.000 tấn, trị giá trên 13,4 triệu USD; Công ty Cp Nông, Lâm sản dự kiến uỷ thác xuất 650 tấn, trị giá trên 234 ngàn USD;  Công ty Dịch vụ thương mại dự kiến xuất 1.650 tấn, trị giá 664 ngàn USD, Công ty Thuận Phát dự kiến không xuất,  Công ty Kiên An Phú chưa có dấu hiệu hoạt động xuất khẩu trở lại.

 Mặt hàng thủy hải sản dự kiến xuất khẩu tháng 10 năm 2016 chủ yếu như: Tôm đông 265 tấn, tăng 11,81% so tháng trước; Mực, tuộc  đông 1.025 tấn, tăng 10,69%; Cá đông 181 tấn, tăng 11,73%; thuỷ, hải sản đông khác 1.015 tấn, tăng 9,73%; Cá cơm sấy 31 tấn, không tăng.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu:

Thực hiện nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2016 ước đạt 3,1 triệu USD, tăng 11,11% so với tháng trước, bằng 62%  so cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính được 40,87 triệu USD, đạt 62,88% kế hoạch năm, bằng 93,50% so cùng kỳ.

c. Chỉ số giá:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2016 tăng 0,15% so với tháng trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,20%, khu vực nông thôn tăng 0,12%.

Ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng  nhẹ là do các nguyên nhân cụ thể sau:

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 so tháng trước có 2 nhóm hàng tăng là: Nhóm giao thông tăng 1,94%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt tăng 0,10%; các nhóm còn lại chỉ số giá không tăng và có giảm nhẹ nhưng không lớn như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,04%; nhóm đồ uống, thuốc lá giảm 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2016 so với tháng 12/2015 (sau 10 tháng) tăng 2,66%; so với cùng kỳ (tháng 10/2015) tăng 2,85%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 25,15%; nhóm giáo dục tăng 7,59%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,67%...

Chỉ số giá vàng: Tính đến ngày 15/10/2016, chỉ số giá vàng so tháng trước giảm -2,69% với giá bán ra 3.428.000 đ/chỉ (vàng 9999). Chỉ số giá vàng tháng 10 so cùng kỳ (tháng 10/2015) tăng 11,39%.

Chỉ số giá Đô la Mỹ: Tháng 10 so tháng trước  tăng 0,24%. Tính đến thời điểm điều tra 15/10/2016, tại thị trường tự do bán 2.238.000 đ/100 USD, Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng 10/2016 so với tháng 10/2015  tăng 0,07%.

d. Vận tải:

Vận tải hành khách: Tháng 10 vận tải hành khách ước tính đạt 5,80 triệu lượt khách, tăng 3,55% so tháng trước; luân chuyển 259,67 triệu HK.km, tăng 3,57% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng vận tải hành khách ước tính được 58,11 triệu lượt khách, đạt 84,79% kế hoạch và tăng 10,68% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 3.582 triệu HK.km, đạt 88,8%  kế hoạch và tăng 9,87% so cùng kỳ. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 46,78 triệu lượt khách, tăng 10,84% so cùng kỳ và luân chuyển 2.847,86 triệu lượt khách.km, tăng 9,85% so cùng kỳ; Vận tải hành khách đường sông 9,57 triệu lượt khách, tăng 8,84% và luân chuyển 550,30 triệu lượt khách.km, tăng 8,95%; Vận tải hành khách đường biển 1,76 triệu lượt khách, tăng 16,87% và luân chuyển 183,83 triệu lượt khách.km, tăng 13,22% so cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Tháng 10 vận tải hàng hóa ước tính đạt 854 ngàn tấn, tăng 2,28% so tháng trước; luân chuyển 117,75 triệu tấn.km, tăng 2,35% so tháng trước. Lũy kế 10 tháng vận tải hàng hóa ước tính đạt 8,27 triệu tấn, đạt 82,23% kế hoạch năm và tăng 7,33% so cùng kỳ năm trước; luân chuyển 1.116,26 triệu tấn.km, đạt 81,79% kế hoạch và tăng 6,88% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 2,52 triệu tấn, tăng 8,03% so cùng kỳ và luân chuyển 350,27 triệu tấn.km, tăng 7,39%; Vận tải hàng hóa đường sông 3,41 triệu tấn, tăng 6,96% và luân chuyển 426,97 triệu tấn.km, tăng 6,74% so với cùng kỳ; Vận tải hàng hóa đường biển 2,33 triệu tấn, tăng 7,11% và luân chuyển 339,01 triệu tấn.km, tăng 6,54% so cùng kỳ năm trước.

đ. Du lịch:

   Trong tháng tổng lượt khách  du lịch ước tính  332,10 ngàn lượt khách, bằng 90,11% so tháng trước, tăng 11,09% so cùng kỳ, trong đó: Số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, đạt 198,96 ngàn lượt khách, giảm 3,49% so với tháng trước; số khách quốc tế đạt 16,05 ngàn lượt khách, giảm 14,83% so với tháng trước. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch gồm: Số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 183,2 ngàn lượt khách, giảm 3,56% so tháng trước và số lượt khách du lịch đi theo tour đạt 15,76 ngàn lượt khách, giảm 2,66% so tháng trước.

   Tính từ đầu năm, tổng lượt khách du lịch dự kiến 4.913,3 ngàn lượt khách, đạt 99,46% kế hoạch năm và tăng 28,83% so cùng kỳ năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 2.258,81 ngàn lượt khách, tăng 37,12% so cùng kỳ. Số khách quốc tế đạt 244,16 ngàn lượt khách, tăng 32,03% so với cùng kỳ. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch gồm: khách cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 2.136,61 ngàn lượt khách, tăng 41,12% và khách du lịch đi theo tour đạt 122,20 ngàn lượt khách, giảm 8,27% so cùng kỳ năm 2015.

7. Một số tình hình xã hội:

a. Lao động, việc làm: Tháng 10/2016 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 3.195 lượt lao động, (trong tỉnh 1.317 lượt lao động, ngoài tỉnh 1.868 lượt lao động, xuất khẩu 10 lao động). Lũy kế từ đầu năm đến nay 27.549/33.000 lượt người đạt 83,48% kế hoạch, trong đó trong tỉnh 11.492 lượt lao động, ngoài tỉnh 15.991, xuất khẩu lao động 66 người (Nhật Bản 25 người, Hàn Quốc 26 người, Đài Loan 14 người, Ả Rập 01 người). Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 06 giấy phép, nâng tổng số từ đầu năm đến nay lên 41 giấy phép (cấp mới 23, cấp lại 04 và xác nhận 14).

Trung tâm Giới thiệu việc làm: Đã tư vấn việc làm cho 3.463 lượt lao động, nâng tổng số tư vấn việc làm từ đầu năm đến nay lên 24.039 lượt lao động. Trong tháng giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 460 lao động, lũy kế từ đầu năm đến nay lên 5.380 lao động. Tổ chức mở phiên giao dịch việc làm lần 4 năm 2016 tại huyện U Minh Thượng, kết quả tư vấn cho 601 lao động, giới thiệu cho các công ty phỏng vấn trực tiếp 125 người và giới thiệu việc làm cho 02 lao động.

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở đã tổ chức đào tạo nghề cho 6.336 người (Cao đẳng: 360, Trung cấp: 1.135, Sơ cấp nghề: 1.299 người, Dạy nghề dưới 3 tháng: 3.542 người). Nâng tổng số đào tạo lên 19.337/28.000 người đạt 69,06% so với kế hoạch, trong đó: Cao đẳng nghề: 360 người, Trung cấp nghề: 1.315 người, sơ cấp nghề: 5.390 người, dạy nghề dưới 3 tháng: 12.272 người.

Các Trường trung cấp nghề: Tổ chức tuyển sinh và đào tạo các lớp trình độ trung cấp nghề theo chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm học 2016-2017 cụ thể: TCN Dân tộc nội trú 317/240 học viên, đạt 132%; TCN Tân Hiệp 107/100 học viên, đạt 107%; TCN vùng Tứ Giác Long Xuyên 110/130 học viên, đạt 84,6% và TCN vùng U Minh Thượng 150/120 học viên, đạt 125%. Khai giảng và bế giảng 102 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 2.820 học viên (Trường TCN Tân Hiệp 22 lớp với 587 học viên; TCN vùng Tứ Giác Long Xuyên 25 lớp với 680 học viên; TCN dân tộc nội trú 43 lớp với 1.238 học viên, TCN vùng U Minh Thượng 12 lớp với 315 học viên).

b. Tình hình giáo dục:

     Trong tháng 10, ngành giáo dục đã thực hiện tốt kế hoạch đề ra như sau:

Giáo dục mầm non: Tham mưu với Ban chỉ đạo PCGD-XMC tỉnh hoàn thành hồ sơ phổ cập GDMNTENT (giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi) gửi Bộ GDĐT kiểm tra công nhận tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn PCGDMNTENT (phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi). Hoàn thành báo cáo 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 24/7/2012 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ chính trị về PCGDMNTNT, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi, tăng cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.

Giáo dục tiểu học: Tổng hợp số liệu thống kê học sinh đầu năm học; số liệu triển khai mở rộng mô hình trường học mới, Chương trình Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục. Làm việc (tại Phú Quốc) với Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của Trung ương về y tế trường học; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tác hại của thuốc lá; nước sạch vệ sinh môi trường; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Kiểm tra chuyên đề về việc dạy học sinh hòa nhập, dân tộc, dạy Tiếng Anh, Tin học và y tế trường học. Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên giảng dạy Công nghệ giáo dục, hỗ trợ chuyên môn các trường thực hiện mô hình trường học mới tại U Minh Thượng, Giồng Riềng, An Minh và Phú Quốc. Chỉ đạo điều chỉnh việc dạy và học theo mô hình trường học mới. Tổ chức khảo sát chất lượng đọc – viết theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Giáo dục trung học: Tổ chức triển khai tập huấn và hội thảo về chuyên môn cấp Tỉnh cho các trường THCS và trường THPT. Tổ chức Hội nghị triển khai phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 kèm theo Công văn số 4818/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28/9/2016 của Bộ GDĐT hướng dẫn các trường THPT và các trung tâm GDTX công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Tổ chức và phối hợp các cuộc thi theo kế hoạch: Thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh  có 51/52 trường THPT với 286 giáo viên đăng ký dự thi, 06/14 trung tâm GDTX với 20 giáo viên đăng ký dự thi; Thi học sinh giỏi vòng tỉnh lần 2 lớp 12 THPT chọn đội tuyển tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2017. Tiếp nhận và thẩm định cấp phép dạy thêm, học thêm trong trường (21 giấy phép) và ngoài nhà trường (23 giấy phép). Kiểm tra kỹ thuật trường THCS đạt chuẩn quốc gia và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học ở các trường: THPT Võ Văn Kiệt, THPT Thạnh Tây; THCS Hùng Vương, TP. Rạch Giá; THCS Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp.

 c. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao:

Ngành văn hóa thể thao trên địa bàn đã tập trung tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị nhất là hoạt động kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của liệt sĩ - AHLLVTND Mai Thị Nương (Mai Thị Hồng Hạnh) với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2016) và kỷ niệm 06 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010-20/10/2016); tổ chức Hội thi Văn nghệ - Thể thao người cao tuổi tỉnh Kiên Giang lần thứ XVII năm 2016 và hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2016 - Phú Quốc - Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức thành công, quy mô được nâng lên, chất lượng nghệ thuật và năng lực tổ chức ngày càng tiến bộ, đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, trong đó có nhiều sự kiện lớn được tổ chức tại Kiên Giang như: Phối hợp đăng cai tổ chức giải Vô địch bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2016 tại thị xã Hà Tiên. Đồng thời, triển khai kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ X năm 2016, Lễ hội Nghinh Ông huyện Kiên Hải năm 2016.

- Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức Hội thi Văn nghệ - Thể thao người cao tuổi tỉnh Kiên Giang năm 2016 với các môn thi: Văn nghệ, Cờ tướng, Thể dục dưỡng sinh, Bóng chuyền hơi nam - nữ và Ném bóng vào rổ nam - nữ; với sự tham gia của 27 Câu lạc bộ (167 nam, 366 nữ) đến từ các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.Tiếp tục phối hợp Liên đoàn Vovinam Việt Nam tổ chức Đại hội Liên đoàn Vovinam tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ II (2016 - 2020). Hỗ trợ Liên đoàn Quần vợt tỉnh Kiên Giang tổ chức giải Quần vợt mở rộng LP lần IV - tranh cup BMB Việt Nam năm 2016. Hỗ trợ công tác tổ chức, trọng tài giải Taekwondo, giải Đua ghe ngo tỉnh Kiên Giang năm 2016 tại huyện Giồng Riềng; giải Vovinam mở rộng năm 2016 tại thành phố Rạch Giá.

 Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao (Du lịch)  các huyện, thị xã và thành phố tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, đá cầu lưới, cầu lông, cờ tướng, bóng bàn, dẫn bóng qua cọc, ném bóng vào rổ, kéo co, đua thuyền truyền thống, thể hình...nhân dịp kỷ niệm 56 năm Ngày hy sinh của liệt sĩ - AHLLVTND Mai Thị Nương; kỷ niệm 86 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2016) và kỷ niệm 06 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010-20/10/2016), phục vụ hàng ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.

 - Thể thao thành tích cao: Phối hợp đăng cai tổ chức giải Vô địch bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2016 tại thị xã Hà Tiên, có 14 tỉnh, thành phố trong cả nước tham dự.Tham dự cácgiải: Bóng đá vô địch U21 Quốc gia Báo Thanh Niên lần thứ 20 năm 2016 - Cúp Clear Men, giải Cung thủ xuất sắc năm 2016 tại Trà Vinh, giải Vô địch bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2016 tại thị xã Hà Tiên, giải Vô địch cử tạ toàn quốc năm 2016 tại Đà Nẵng, Festival Văn hóa và Thể thao Người cao tuổi mở rộng lần II năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, giải Quần vợt mở rộng lần thứ IV năm 2016 tranh cúp BMB Việt Nam.

d. Tình hình y tế:

Kết quả phòng chống dịch bệnh: (tính từ ngày 01/9/2016 – 30/9/2016)

Sốt xuất huyết: Ghi nhận có 136 trường hợp mắc, có 01 trường hợp tử vong tại huyện An Minh,  tăng 20 trường hợp so với tháng trước. Các địa phương có số mắc trong tháng là Kiên Hải (18), Phú Quốc (11), Tp.Rạch Giá (30), An Biên (17), Vĩnh Thuận (22), Châu Thành (11), An Minh (9),  Giồng Riềng (3), Kiên Lương (3), U Minh Thượng (1), Hòn Đất (6), Hà Tiên (1), Tân Hiệp (2). Tích lũy từ đầu năm đến nay là 792 trường hợp, có 02 cas tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 440 trường hợp, tử vong tăng 02 cas.

Tay chân miệng: Ghi nhận 99 trường hợp mắc, tăng 51 trường hợp so với tháng trước. Trong đó tập trung nhiều ở Tp.Rạch Giá (18), Châu Thành (7), Hòn Đất (12), An Biên (10), Giồng Riềng (5)... Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 703 trường hợp, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2015 tăng 73 trường hợp.

Thủy đậu: Ghi nhận 08 trường hợp mắc, tăng 05 cas so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 74.

Quai bị: Ghi nhận 17 trường hợp mắc. So với tháng trước tăng 16 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 86 cas.

Bệnh Thương hàn và Phó Thương hàn: không có trường hợp mắc trong tháng. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 13.

Bệnh tiêu chảy: Ghi nhận 409 trường hợp mắc. So với tháng trước giảm 32 trường hợp. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 4.453 cas.

Các bệnh khác số mắc/tích lũy đầu năm đến nay như sau: lỵ trực trùng (13/134), lỵ Amip (07/80), Đau mắt đỏ (1/17), Sởi (0/0).   

Kết quả thực hiện chương trình Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, khám phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả, quản lý chặt chẽ các bệnh phong, lao, tâm thần. Trong tháng phát hiện 213 BN lao, và 06 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 464 BN phong, 4.774 BN lao, 2.243 BN tâm thần phân liệt và 2.790 BN động kinh.

Kết quả thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS: Thực hiện xét nghiệm 6.275 người, phát hiện mới 14 cas HIV dương tính. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 1.991 người, trong giai đoạn AIDS là 1.360 người. Trong tháng, điều trị ARV cho 16 bệnh nhân HIV/AIDS, tích lũy số bệnh nhân điều trị từ đầu năm là 131 người, trong đó trẻ em điều trị ARV là 0, tích luỹ từ đầu năm là 4 em.

Kết quả thực hiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Thẩm định, cấp 99 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ký 108 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 56 hồ sơ hợp quy, xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP; Thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.712 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó 664 cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, nhắc nhở và  xử lý 175 cơ sở bằng hình thức phạt tiền 07 cơ sở với số tiền 9,65 triệu  đồng; cam kết 43 cơ sở, đóng cửa 03 cơ sở, tiêu hủy sản phẩm của 23 cơ sở với số lượng 148,75kg thực phẩm không đảm bảo ATTP và 99 cơ sở đang chờ xử lý thuộc địa bàn huyện U Minh Thượng. Theo số liệu BVĐK tỉnh trong tháng ghi nhận 10 cas ngộ độc thực phẩm (09 cas do tác dụng độc của cồn, 01 cas tác dụng độc do ăn thực phẩm).

đ. Tình hình an toàn giao thông: tính từ ngày 16/9/2016 đến 15/10/2016 trên toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông, làm 8 người chết, 14 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT nghiêm trọng là 13 vụ, làm 8 người chết và 10 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT không tăng, không giảm số vụ, nhưng số người chết giảm 01 người, số người bị thương tăng 02 người. Tính từ đầu năm, xảy ra 204 vụ tai nạn giao thông, làm 114 người chết, 160 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 43 vụ (chủ yếu giảm những vụ va chạm); số người chết giảm 02 người, số người bị thương giảm 79 người. Tình hình tai nạn giao thông từ đầu năm đến nay có xu hướng tăng số vụ nghiêm trọng so với năm trước  (tăng 16 vụ), số người chết giảm so với năm trước. Các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền kết hợp với kiểm tra thường xuyên nhằm nâng cao ý thức văn hóa giao thông cho người dân khi tham gia giao thông để kéo giảm số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến giảm số người chết.

e. Tình hình cháy, nổ và thiên tai:

   Từ ngày 16/09/2016 đến 15/10/2016 toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy. Thiệt hại do cháy gây ra ước tính 49 triệu đồng, không có thiệt hại về người. Không có vụ nổ nào xảy ra. Về thiên tai, trong tháng do ảnh hưởng của bảo số 7 nên từ đêm 15 đến sáng 16/10 đã có mưa lớn trên diện rộng đã làm một số tuyến đường nội ô thành phố Rạch Giá bị ngập sâu làm rất nhiều nhà dân và trụ sở cơ quan bị ngập làm hư hỏng nhiều đồ đạc và tài liệu của cơ quan.

   Số lũy kế 10 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 45 vụ cháy, 01 vụ nổ. Thiệt hại lũy kế ước tính 24 tỷ 322 triệu đồng. Số người bị thương do cháy, nổ là 05 người. Từ đầu năm đến nay do xảy ra mưa lớn, kèm theo giông và lốc xoáy đã làm sập hoàn toàn 274 căn nhà, tốc mái 391 căn nhà, làm chết 03 người và làm bị thương 02 người, ước thiệt hại 9,4 tỷ đồng; bị thiệt hại nặng nhất là các huyện Hòn Đất, An Minh, An Biên và Gò Quao. Chính quyền các địa phương đã chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra và kịp thời hỗ trợ cho các hộ dân có nhà bị sập, tốc mái và có người bị thương, sớm ổn định cuộc sống.

Tải về:  - Số liệu kinh tế xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2016

             - Chỉ số giá tháng 10 năm 2016

Số lần đọc: 1596
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan