Tin nóng
04.01.2019

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

a. Nông nghiệp

* Về các vụ lúa SX năm 2018: Kết quả sản xuất lúa các vụ (Mùa, Đông xuân, Hè thu, sơ bộ Thu đông) tổng diện tích gieo trồng 728.415 ha, đạt 103,32% so kế hoạch, giảm 0,93% so với năm 2017. Diện tích thu hoạch 727.397 ha, đạt 103,18% so kế hoạch (tăng 22.397 ha) và so với chính thức các vụ năm 2017 tăng 0,36% (tăng 2.586 ha). Diện tích sử dụng các giống lúa chất lượng cao chiếm 76,54%.

Năng suất gieo trồng đạt gần 5,85 tấn/ha, so kế hoạch giảm 2,98% (giảm -0,179 tấn/ha), tăng 5,95% (tăng 0,329 tấn/ha) so với năm 2017.

Tổng sản lượng lúa đạt 4.260.185 tấn, đạt 100,24% kế hoạch, tăng 4,96% so năm 2017 (tăng 201.472 tấn).

*Vụ mùa (2018-2019): Diện tích gieo trồng 64.075 ha, tăng 9,35% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện như: An Biên 17.642 ha, An Minh 26.713 ha,Vĩnh Thuận 9.964 ha, Gò Quao1.324 ha, U Minh Thượng 7.917 ha và Hà Tiên 695 ha. Đến nay đã thu hoạch được 9.271 ha, năng suất ước đạt 4,23 tấn/ha.

Diện tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa mùa là 1.700 ha, chủ yếu một số bệnh như đạo ôn lá 185 ha, lem lép hạt 797 ha, Cháy bìa lá 418 ha.   

*Vụ Đông Xuân (2018-2019): Diện tích gieo trồng 286.709 ha, đạt 100,60% so với kế hoạch, giảm 1,12% so với cùng kỳ, tập trung ở các huyện Vĩnh Thuận 5.860 ha, U Minh Thượng 7.468 ha, An Biên 8.849 ha, An Minh 100 ha, Giang Thành 29.500 ha, Châu Thành 18.854 ha, Gò Quao 25.230 ha, Kiên Lương 23.500 ha, Hòn Đất 78.808 ha, Rạch Giá 5.437 ha, Tân Hiệp 36.803 ha và Giồng Riềng 46.300 ha, đến nay đã thu hoạch được 3.000 ha, năng suất ước đạt 6,00 tấn /ha.

Diện  tích bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Đông xuân là 3.618 ha, chủ yếu là một số bệnh như: đạo ôn lá 1.429 ha, Lem lét hạt 460 ha, cháy bìa lá: 400 ha…

* Cây màu: Tính từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh, một số cây màu khác cũng được nhân dân quan tâm sản xuất như Dưa hấu 1.243 ha, giảm 11,84% so với cùng kỳ; Khoai lang 1.352 ha, giảm 11,75%; Khoai mì  551 ha, giảm 15,23 %; Bắp 252 ha, giảm 8,36 %; Rau các loại 9.102 ha, tăng 1,40% so với cùng kỳ.

* Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1/10/2018, đàn trâu hiện có 5.013 con, giảm 5,66% (giảm 301con) so cùng kỳ; Đàn bò 13.366 tăng 10,48% (tăng1.268 con); Đàn heo 340.303 con, tăng 0,03% (tăng 96 con). Đàn gia cầm cũng đã có sự phát triển ổn định với số lượng 5.439 ngàn con. Nguyên nhân đàn bò tăng là do các tổ chức như: Đoàn kinh tế quốc phòng 915, Tập đoàn VinGup, Ngân hàng bò đã hỗ trợ bò giống cho nông dân nuôi tại huyện Giang Thành. Đàn heo, tăng nhẹ so với cùng kỳ, hiện nay giá heo hơi tiếp tục tăng (52.000- 53.000 đ/kg), dự báo đàn heo sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.

Từ đầu năm đến nay công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm phòng bổ sung vác xin cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ và buôn bán sản phẩm động vật ở các địa phương trong tỉnh được quan tâm thực hiện tốt nên không có phát sinh dịch bệnh nghiêm trọng và lây lan ra ở diện rộng.Tuy nhiên vào khoảng thời gian cuối tháng 10 năm 2018 trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất đã xảy ra 03 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 trên đàn gà 815 con của 03 hộ nuôi,cơ quan Thú y đã chủ động triển khai các biện phát xử lý kịp thời theo quy định, đến nay không phát sinh thêm ổ dịch bệnh mới.

b. Lâm nghiệp

Tình hình chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện nghiêm túc, ngành Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân bảo vệ rừng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, sẳn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Tuy nhiên trong tháng 12 xảy ra 2 vụ vi phạm chặt phá đất rừng (Phú Quốc 2 vụ) với diện tích khoảng 0,734 ha, tăng 2 vụ so với cùng kỳ. Tính chung từ đầu năm đã xảy ra 35 vụ phá rừng với diện tích khoảng 6,88 ha.

c. Thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh 2010): Tháng Mười Hai ước đạt 2.209,14 tỷ đồng, giảm 4,58% so với tháng trước, tăng 21,79% so với cùng kỳ năm trước. Gồm: Giá trị khai thác 1.425,78 tỷ đồng, giảm 1,06% so tháng trước, tăng 16,51% so cùng kỳ. Giá trị nuôi trồng 783,36 tỷ đồng, bằng 89,63% so tháng trước, tăng 32,75%. Tính chung cả năm 2018 giá trị sản xuất thuỷ sản ước tính 29.549,21 tỷ đồng, đạt 100,93% so kế hoạch, tăng 9,58% so với năm 2017, trong đó giá trị khai thác 15.805 tỷ đồng, đạt 100,48% so kế hoạch, tăng 10,06% và giá trị nuôi trồng 13.744 tỷ đồng, đạt 100,32% kế hoạch, tăng 9,03%.

Tổng sản lượng thủy sản (khai thác và nuôi trồng): Tháng Mười Hai ước đạt 63.084 tấn, giảm 7,22% so tháng trước, tăng 11,97% so cùng kỳ. Tính chung cả năm 2018 đạt 815.423 tấn, đạt 104,01% kế hoạch, tăng 6,82% (tăng 52.047 tấn). Chia ra

Sản lượng khai thác: Tháng Mười Hai ước đạt 49.186 tấn thủy sản các loại, giảm 2,81% so tháng trước. Trong đó: cá các loại 36.139 tấn, giảm 2,82%; tôm 3.243 tấn, giảm 3,17%; mực 6.354 tấn, giảm 0,89%...

Tính chung cả năm sản lượng khai thác ước tính 589.535 tấn, đạt 106,41% kế hoạch, tăng 7,53% (tăng 41.301tấn) so với năm trước. Bao gồm cá các loại 438.108 tấn, tăng 9,29% (tăng 37.257 tấn); tôm 36.966 tấn, tăng 0,93% (tăng 339 tấn); mực 73.282 tấn, tăng 5,04% (tăng 3.516 tấn) và thủy sản khác tăng 0,46% (tăng 189 tấn).

Sản lượng nuôi trồng: Tháng Mười Hai ước đạt 13.898 tấn thủy sản các loại, bằng 79,94%  so tháng trước (giảm 3.488 tấn), tăng 28,21% so cùng kỳ. Trong đó, cá các loại 7.332 tấn, giảm 8,12% so tháng trước, tăng 83,21% so tháng cùng kỳ; tôm các loại 2.543 tấn, chỉ bằng 72,51%, giảm 19,53% so cùng kỳ. Trong đó: tôm thẻ chân trắng giảm 398 tấn; tôm sú giảm 444 tấn...

Tính chung cả năm ước đạt 225.888 tấn, đạt 98,21% kế hoạch năm, tăng 4,99% (tăng 10.746 tấn) so với năm trước, trong đó: Cá nuôi 75.148 tấn, đạt 118,91% kế hoạch, tăng 10,07%; tôm các loại 73.390 tấn, đạt 106,36% kế hoạch, tăng 10,71% (tăng 7.100 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 23.069 tấn, đạt 131,82% kế hoạch, tăng 33,25% …

2. Công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tháng Mười Hai, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 9,23% so tháng trước, tăng 15,82% so cùng tháng năm trước. So với tháng trước, ngành tăng cao nhất là ngành chế biến, chế tạo tăng 9,85%, trong đó: ngành chế biến thực phẩm tăng 9,12%, ngành sản xuất đồ uống tăng 19,78%...; kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 5,89%; ngành khai khoáng tăng 2,69%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 0,48%. Tính chung 12 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 8,72% so cùng kỳ năm trước, ngành tăng cao nhất là ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải tăng 11,26%; Kế đến là ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 9,97%; ngành chế biến, chế tạo tăng 8,62%, trong đó: ngành sản xuất đồ uống tăng 12,91%, ngành sản xuất xi măng tăng 12,24%...; Ngành khai khoáng tăng 6,28%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng Mười Hai, ước tính 4.346,62 tỷ đồng, tăng 9,59% so tháng trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.196,35 tỷ đồng, tăng 9,84%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 50,85 tỷ đồng, tăng 5,93%; ngành khai khoáng đạt 27,98 tỷ đồng, tăng 4,14%.

Tính chung cả năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính đạt 43.299 tỷ đồng, đạt 94,86% kế hoạch, tăng 10,63% so với năm 2017, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 41.698,09 tỷ đồng, tăng 10,65%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 775,8 tỷ đồng, tăng 11,27%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 533,42 tỷ đồng, tăng 10,16%; ngành khai khoáng 291,69 tỷ đồng, tăng 6,29%.

Một số sản phẩm công nghiệp trong năm có mức tăng khá cao so với năm 2017 như: xi măng Trung ương đạt 1.729,55 ngàn tấn, tăng 17,08%; xi măng Địa phương 1.486,92 ngàn tấn, tăng 17,08%; cá đông 4,49 ngàn tấn, tăng 12,96%; tôm đông 3,71 ngàn tấn, tăng 8,97%; giày dép 12.793 ngàn đôi, tăng 51,15%; Bia các loại 105.190 ngàn lít, tăng 16,82%, nước máy 41,48 triệu khối, tăng 11,29%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp trong năm đạt khá so với kế hoạch cũng như so với năm trước.

Chỉ số tiêu thụ  Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 bằng 95,91% tháng trước. Trong đó, ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,11%, ngành sản xuất đồ uống tăng 19,79%; ngành sản xuất trang phục tăng 29,40%... Riêng ngành sản xuất xi măng chỉ bằng 90,89% so với tháng trước.Tính chung 12 tháng, chỉ số tiêu thụ toàn ngành  tăng 2,15% so với năm trước, trong đó ngành sản xuất đồ uống tăng 10,37%; ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 11,94%...còn lại các ngành khác tăng nhẹ. Riêng ngành chế biến thực phẩm chỉ bằng 95,88% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho Toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 tăng 8,34% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng nhiều so với tháng trước như: chế biến thực phẩm tăng  3,21%; sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng tăng 44,10%... còn lại các ngành khác tăng nhẹ hoặc không tăng.

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2018 giảm 4,45% so với cùng thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 5,87%; doanh nghiệp ngoài NN giảm 4,23%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,17%.

3. Vốn đầu tư

Vốn đầu tư ước thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý (theo số giải ngân Kho bạc đến 15/12/2018) ước đạt 3.375,61 tỷ đồng, đạt 59,52% kế hoạch, tăng 7,48% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.376,83 tỷ đồng, đạt 66,31% kế hoạch, bằng 87,31% so cùng kỳ; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 778,22 tỷ đồng, đạt 78,70% kế hoạch, tăng 63,60%; vốn ngoài nước ODA 40,99 tỷ đồng, đạt 16,85% kế hoạch, chỉ bằng 42,59% so cùng kỳ.

4. Thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tháng Mười Hai ước tính thu được 690,01 tỷ đồng, bằng 68,81% tháng trước, bằng 62,17% so cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách ước cả năm  đạt 10.120,88 tỷ đồng, đạt 109,58% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 8,61% so cùng kỳ. Trong đó: thu nội địa 9.670,88 tỷ đồng, đạt 106,27% dự toán, tăng 5,80% so cùng kỳ, chiếm 95,55%/ trong tổng thu ngân sách của tỉnh.  Một số khoản thu đạt dự toán khá cao như: Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 232,49% dự toán, tăng 15,95% so cùng kỳ; Thu thuế xuất nhập khẩu đạt 330,88% dự toán, tăng 3,83 lần; Thu phí trước bạ đạt 125,91% dự toán, tăng 40,55%... Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu còn đạt thấp như thu từ doanh nghiệp NN địa phương chỉ đạt 78,23% dự toán, thu từ doanh nghiệp NN TW đạt 90,48% dự toán, thuế bảo vệ môi trường đạt 70,33% dự toán…

Tổng chi ngân sách địa phương: Tháng Mười Hai ước tính 3.383,318 tỷ đồng, tăng 4,06 lần so tháng trước, giảm 54,86% so cùng kỳ. Tính từ đầu năm tổng chi ngân sách  13.561,067 tỷ đồng, đạt 94,30% dự toán năm, gỉam 22,17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 8.379,381tỷ đồng, đạt 101,40% dự toán năm, tăng 3,21%; chi đầu tư phát triển 4.884,286 tỷ đồng, đạt 86,12% dự toán, gỉam 1,68% so với cùng kỳ.

5. Ngân hàng

Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong tháng 12/2018 ổn định.  Hoạt động huy động vốn và tín dụng tăng nhẹ. Ước đến 31/12/2018, một số chỉ tiêu đạt cụ thể như sau:

- Tổng nguồn vốn hoạt động đạt 83.800 tỷ đồng, tăng 0,88% so với tháng trước, tăng 17,02% so với đầu năm. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 46.600 tỷ đồng, tăng 1,36% so với tháng trước, tăng 7,30% so với đầu năm, chiếm 55,61% tổng nguồn vốn hoạt động.

- Ước doanh số cho vay tháng 12/2018 đạt 8.500 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đến 31/12/2018 đạt 68.200 tỷ đồng, tăng 0,63% so với tháng trước, tăng 20,47% so với đầu năm.

- Dư nợ xấu ước 600 tỷ đồng, chiếm 0,88%/tổng dư nợ.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng trên địa bàn khá ổn định. Tỷ giá vàng và ngoại tệ diễn biến theo xu hướng chung của cả nước và thế giới.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, các ngân hàng đã thực hiện cho vay với mức lãi suất hợp lý, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ cho doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.

6. Thương mại - dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai đạt 8.526,11 tỷ đồng, tăng 1,52% so tháng trước, tăng 13,84% so cùng tháng năm 2017. Tính chung cả năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính 96.106 tỷ đồng, đạt 100,63% kế hoạch, tăng 11,29% so cùng kỳ. Trong đó:

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng Mười Hai ước tính 6.235,62 tỷ đồng,  tăng 2,39% so tháng trước, tăng 14,83% so cùng kỳ.  Ước tính cả năm 70.100 tỷ đồng, đạt 98,32% kế hoạch, tăng 11,47% so cùng kỳ.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Tháng Mười Hai ước tính 1.277,73 tỷ đồng, giảm 0,85% so tháng trước. Ước tính cả năm đạt 14.071 tỷ đồng, đạt 113,38% so kế hoạch, tăng 8,73% so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng Mười Hai ước đạt 991,91 tỷ đồng, tăng 0,64% so với tháng trước. Một số nhóm doanh thu dịch vụ tăng nhẹ như: dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 0,54%; dịch vụ vui chơi giải trí tăng 0,64%...

Ước thực hiện cả năm 11.585 tỷ đồng, đạt 100,74% so kế hoạch, tăng 12,48% so cùng kỳ năm trước. Đa số các hoạt động dịch vụ doanh thu đều tăng khá cao như: nhóm dịch vụ kinh doanh bất động sản ước tăng 7,12%;  nhóm dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 18,87%;  nhóm dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 17,68%...

Công tác quản lý thị trường 12 tháng năm 2018:

Tình hình mua bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, hàng cấm trong thị trường nội địa vẫn còn diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, quy mô vụ việc có chiều hướng lớn hơn, hàng hóa vi phạm chủ yếu là đường cát, thuốc lá ngoại, quần áo may sẵn giầy dép, nhang muỗi, sữa, nước giải khác các loại…Tình hình gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hàng hóa, quy định trong kinh doanh, giá cả… tiếp tục được phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.

b. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng Mười Hai dự tính đạt 54,97 triệu USD, bằng 88,15% so với tháng trước, tăng 21,19% so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: Hàng nông sản 21,23 triệu USD, tăng 44,72% so tháng trước; hàng thủy sản 15,36 triệu USD, bằng 65,09%; hàng hóa khác 18,37 triệu USD, bằng 76,28%.

Tính chung cả năm kim ngạch xuất khẩu ước đạt 640 triệu USD, đạt 123,08% kế hoạch năm, tăng 35,11% so với năm 2017. Trong đó: hàng nông sản 225 triệu USD, đạt 118,42% kế hoạch, tăng 29,92%; hàng thủy sản 213 triệu USD, đạt 101,43% kế hoạch, tăng 10,19%; hàng hóa khác 202 triệu USD, đạt 168,33% kế hoạch, tăng 88,47%.

Các mặt hàng xuất khẩu đạt khá so với năm trước như : Gạo 416.000 tấn, tăng 16,03%; Tôm đông 4.200 tấn, tăng 34,10%; cá đông 3.550 tấn, chỉ đạt 98,61% kế hoạch nhưng tăng 12,02% so năm 2017; Cá cơm sấy 800 tấn, tăng 53,26% ; Riêng mặt hàng mực, bạch tuộc đông 15.200 tấn, chỉ đạt 86,86% kế hoạch, giảm 3,48%.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng Mười Hai ước đạt 8.000 ngàn USD, tăng 52,96% so tháng trước, tăng 74,59% so cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 130 triệu USD, đạt 236,36% kế hoạch, tăng 2,15 lần so cùng kỳ năm 2017.

c. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 tăng nhẹ 0,30% so với tháng trước; tăng 3,88% so với tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 7 nhóm hàng tăng so với tháng trước đó là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,89%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,47%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,22 ... Bên cạnh đó, có 4 nhóm hàng giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất -5,38%, nhóm đồ uống và thuốc lá giảm -0,06%; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm -0,03%;  nhóm giáo dục giảm -0,01%.

Chỉ số giá vàng: Tăng so với tháng trước (+3,34%), so với cùng tháng năm trước tăng (+2,91%) và tăng (+3,01%) so với bình quân cùng kỳ. Giá vàng bình quân tháng 12/2018 là 3.594.000 đồng/chỉ, tăng 116.000 đồng/chỉ so tháng trước.

Chỉ số giá Đô la Mỹ: Giảm so với tháng trước (-0,53%), so với cùng tháng năm trước tăng (+2,30%). Giá USD bình quân tháng 12/2018 là 23.325 đồng/1 USD, giảm 125 đồng/1 USD so với tháng trước.

d. Vận tải

Vận tải hành khách: Tháng Mười Hai ước đạt 8,89 triệu lượt khách, tăng 9,53% so tháng trước; luân chuyển 342,09 triệu HK.km, tăng 1,28% so tháng trước. Tính chung cả năm 2018 vận tải hành khách ước đạt 85,86 triệu lượt khách, đạt 102,61% kế hoạch, tăng 12,92% so với năm trước; Luân chuyển 4.996,4 triệu HK.km, đạt 102,15% kế hoạch, tăng 12,48%. Bao gồm vận tải hành khách đường bộ 70,17 triệu lượt khách, tăng 13,57%; luân chuyển 4.030,43 triệu lượt khách.km, tăng 12,86%; vận tải hành khách đường sông 13,02 triệu lượt khách, tăng 8,66% ; Luân chuyển 691,8 triệu lượt khách.km, tăng 8,28%; Vận tải hành khách đường biển 2,65 triệu lượt khách, tăng 17,77%; Luân chuyển 274,16 triệu lượt khách.km, tăng 18,08%.

Vận tải hàng hóa: Tháng Mười Hai ước đạt 1.269 ngàn tấn, tăng 2,50% so tháng trước; luân chuyển 172,05 triệu tấn.km, tăng 2,73% so tháng trước. Tính chung cả năm 2018 vận tải hàng hóa ước tính 11,96 triệu tấn, đạt 101,79% kế hoạch năm, tăng 11,24% so với năm trước; Luân chuyển 1.625,34 triệu tấn.km, đạt 101,85% kế hoạch, tăng 11,81%. Gồm vận tải hàng hóa đường bộ 3,74 triệu tấn, tăng 12,39%; luân chuyển 523,89 triệu tấn.km, tăng 12,74%; Vận tải hàng hóa đường sông 4,8 triệu tấn, tăng 10,47% ; luân chuyển 610,06 triệu tấn.km, tăng 12,05%; vận tải hàng hóa đường biển 3,42 triệu tấn, tăng 11,08% ; luân chuyển 491,39 triệu tấn.km, tăng 10,56%.

 e. Du lịch

Tổng lượt khách du lịch tháng Mười Hai ước đạt 561,94 ngàn lượt khách, tăng 14,37% so tháng trước, trong đó: Số lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch, đạt 330,9 ngàn lượt khách, tăng 7,78%; số khách quốc tế 44,87 ngàn lượt khách, tăng 17,04%.

Tính chung cả năm, tổng lượt khách du lịch ước tính đạt 7.763,54 ngàn lượt khách, đạt 109,35% kế hoạch, tăng 27,71% so với năm trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 3.616,18 ngàn lượt khách, tăng 24,09%. Số khách quốc tế đạt 586,53 ngàn lượt khách, tăng 59,30%.

7. Một số tình hình xã hội

7.1. Lao động, việc làm: Tháng Mười Hai toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 3.641 lượt lao động, trong đó: trong tỉnh 2.011 lượt lao động, ngoài tỉnh 1.625 lượt lao động, xuất khẩu 05 lao động; Tính chung đầu năm đến nay 38.527 lượt lao động, đạt 110,08% so kế hoạch (trong tỉnh 19.825 lượt lao động; ngoài tỉnh 18.559 lượt lao động; xuất khẩu 143 lao động).

Công tác đào tạo nghề: Trong tháng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo được 3.088 người, nâng tổng số lao động được đào tạo lên 26.381 người đạt 105,52% so với kế hoạch, trong đó Cao đẳng 2.809 người, Trung cấp 2.931, Sơ cấp 10.982 người và dạy nghề dưới 03 tháng: 9.659 người.

7.2. Tình hình giáo dục:

Giáo dục Mầm non: Trong năm 2018, Ngành đã tổ chức kiểm tra, thẩm định công nhận 11 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; công nhận lại 03 trường và công nhận lại nâng cấp độ 02 trường, tổng số trường đạt chuẩn là 53/160 trường, đạt tỷ lệ 33,1%; có 15 trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nâng tổng số trường là 75/143 trường ở các cấp độ 1, 2, 3 (trong đó có 02 trường được đánh giá ngoài nâng cấp độ), đạt tỷ lệ 52,4%. UBND tỉnh công nhận lại 15 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDMNTNT, đồng thời gửi hồ sơ về Bộ GDĐT đề nghị công nhận lại tỉnh Kiên Giang đạt chuẩn PCGDMNTNT năm học 2017-2018.

Giáo dục tiểu học: Kiểm tra thực tế công tác phổ cập GDTH trên địa bàn 4 huyện, đồng thời thẩm định, rà soát số liệu phổ cập trên phần mềm các huyện còn lại. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, trong năm đã thẩm định và công  nhận 23 trường (công nhận mới 11 trường, công nhận lại 12 trường với 4 trường nâng lên mức độ 2). Nâng tổng số hiện có là 132 trường.

Giáo dục trung học: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018-2019 tại 03 trường THPT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ khảo sát đánh giá SGK tiếng Anh thí điểm của BQL Đề án NNQG tại 9 trường (của 3 cấp học) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất và cấp giấy phép dạy thêm học thêm trong và ngoài nhà trường.

7.3. Tình hình văn hóa, nghệ thuật, thể thao: Trong tháng đã tập trung tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ nhiệm vụ chính trị như là tuyên truyền Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01/12), kỷ niệm 72 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2018), kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2018) và 29 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2018). Tổ chức thành công Lễ hội Nghinh Ông Kiên Hải năm 2018; triển khai kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 57 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2019) tại huyện Hòn Đất.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Bảo tàng tỉnh phục vụ 856 lượt khách đến tham quan, trong đó có 65 lượt khách nước ngoài; hoàn thành đề cương trưng bày phục vụ Lễ kỷ niệm 57 năm Ngày hy sinh của Anh hùng LLVTND Phan Thị Ràng (09/01/1962 - 09/01/2019) tại huyện Hòn Đất; sưu tầm được 370 hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác trưng bày; tiếp tục đo đạc khảo tả nhóm hiện vật gốm khai quật tại Phú Quốc.

Thể thao thành tích cao: Các đội tuyển thể thao duy trì tập luyện thường xuyên theo kế hoạch. Tham gia thi đấu 11/36 môn tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII - năm 2018 tại Hà Nội, kết quả: đạt 08 huy chương (01 HCB và 07 HCĐ), đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

7.4. Tình hình y tế

Trong tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 453.806 lượt người; điều trị nội trú 25.304 bệnh nhân; công suất sử dụng giường bệnh chung 97,62%; Tỷ lệ khỏi bệnh 89,23%, tỷ lệ tử vong 0,14%.

Số lượt khám chữa bệnh bằng Y Học Cổ truyền hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT là 65.790 lượt, chiếm 15,92 %/ tổng số lượt khám chữa bệnh trong tháng.

Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 16/11/2018 – 16/12/2018)

Bệnh Sốt xuất huyết: Toàn tỉnh ghi nhận có 190 cas mắc, giảm 55 cas so với tháng trước. Lũy kế đến nay có 1.967 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2017 tăng 431 cas.

Bệnh Tay Chân Miệng: Có 429 cas mắc, giảm 169 cas so với tháng trước. Lũy kế đến nay là 2.148 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ tăng 544 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm cụ thể số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Thương hàn (3/102), Viêm não virus (1/19), Viêm màng não do NMC (0/0), Cúm A H5N1 (0/0), Sởi (0/0).

Phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện xét nghiệm 7.569 mẫu máu, phát hiện mới 9 cas HIV dương tính, tính chung 12 tháng đã phát hiện mới 206 cas HIV dương tính. Điều trị ARV cho 53 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó có 2 trẻ em dưới 15 tuổi. Tổng số bệnh nhân điều trị ARV là 1.690 người, trong đó có 103 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.536 người, đang trong giai đoạn AIDS là 1.691 người.

Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 5 người, lũy kế có 116 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng

Trong tháng phát hiện mới 232 BN lao, 3 BN tâm thần phân liệt. Lũy kế từ đầu năm phát hiện 05 BN phong, 2.578 BN lao, 50 BN tâm thần phân liệt và 66 BN động kinh. Số quản lý đến nay là 409 BN phong, 5.028 BN lao, 2.180 BN tâm thần phân liệt và 2.734 BN động kinh.

Điều trị khỏi bệnh 177 BN lao, lũy kế số điều trị khỏi bệnh lao 2.341 người.

Công tác vệ sinh An toàn thực phẩm: Thực hiện thanh tra, kiểm tra 1.537 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có 306 lượt cơ sở chưa đảm bảo VSATTP, qua đó đã xử lý 20 cơ sở, trong đó phạt tiền 20 cơ sở với số tiền 16,8 triệu đồng, đồng thời phạt phụ bằng hình thức tiêu hủy sản phẩm tại chỗ với 8 loại sản phẩm không đảm bảo chất lượng với số lượng 116,25 kg, nhắc nhở và hướng dẫn 286 cơ sở hoàn thành tốt việc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Trong tháng xảy ra 1 vụ ngộ độc thực phẩm với 61 cas.

7.5. Tình hình an toàn giao thông: Tính từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018 trên toàn tỉnh xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông, làm 11 người chết, 16 người bị thương. Trong đó: Số vụ TNGT nghiêm trọng 16 vụ, làm 11 người chết, 10 người bị thương. So với tháng trước số vụ TNGT giảm 4 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương tăng 2 người.

Tính từ đầu năm, xảy ra 215 vụ tai nạn giao thông, làm 131 người chết, 142 người bị thương, tăng 4 vụ; tăng 26 người chết và giảm 4 người bị thương so cùng kỳ năm trước (riêng đường bộ xảy ra 210 vụ, chiếm 97,67%/tổng số vụ, tăng 4 vụ, tăng 25 người chết, giảm 4 người bị thương), trong đó số vụ tai nạn nghiêm trọng tăng 6 vụ và tăng 26 người chết. Nguyên nhân là do tăng số vụ rất nghiêm trọng làm chết nhiều người trong thời gian qua trên các tuyến quốc lộ trọng điểm như QL 80, QL 61...

7.6. Tình hình cháy, nổ và thiên tai

Tình hình cháy nổ: Từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018 toàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy, không có vụ nổ, thiệt hại do cháy gây ra ước tính 650 triệu đồng, không có thiệt hại về người, nguyên nhân cháy do sự cố điện.

Tính chung 12 tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 35 vụ cháy, 02 vụ nổ, làm 02 người thiệt mạng, 02 người bị thương. Thiệt hại ước tính trên 14,15 tỷ đồng.

Tình hình thiên tai: Từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018, do ảnh hưởng của những cơn mưa lớn kèm giông lốc làm sập 2 căn nhà của dân tại xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất, ước thiệt hại 60 triệu đồng.

Tính chung 12 tháng, thiên tai đã làm 08 phương tiện bị chìm, 02 người chết, 07 người bị thương, sập 237căn nhà, tốc mái 371 căn nhà và 01 trường học, ước thiệt hại về vật chất là 8,94 tỷ đồng. Ngoài ra, do giông lốc làm hư hỏng 14 lồng bè nuôi cá, 2 chiếc ghe, 2 chiếc xuồng và 01 giàn lưới đánh bắt hải sản thuộc huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên. Ước thiệt hại 1,2 tỷ đồng./.

Tải về: - Số liệu kinh tế - xã hội tháng 12 và 12 tháng năm 2018.

            - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018.

Số lần đọc: 3212
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan