Tin nóng
23.06.2017
Năm 2017, kinh tế cả nước phát triển ổn định, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kết quả 6 tháng đầu năm tình hình xuất khẩu, thu ngân sách khả quan do giá hàng hóa thế giới, nhất là giá dầu thô phục hồi; thu hút và giải ngân FDI tiếp tục tăng; những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, môi trường đầu tư, kinh doanh được Chính phủ quyết liệt chỉ đạo thực hiện trong năm 2016 và đầu năm 2017 đã phát huy hiệu quả hơn trong năm nay.

Ở tỉnh ta, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017 phát triển ổn định, một số chỉ tiêu đạt khá như: thu ngân sách đạt cao so dự toán; sản xuất công nghiệp ổn định, các sản phẩm công nghiệp chủ lực như:  xi măng, khai thác đá, chế biến thủy hải sản có mức tăng khá, các dự án trong các khu công nghiệp đang tiếp tục đầu tư mở rộng; đời sống nhân dân được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát; an ninh chính trị, an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, kết quả sản xuất ở một số lĩnh vực cũng còn có khó khăn như: sản xuất nông nghiệp do thời tiết, dịch bệnh làm năng suất vụ đông xuân không đạt cả về diện tích cũng như sản lượng so kế hoạch đề ra; diện tích nuôi cá nước ngọt vùng U Minh Thượng bị thu hẹp do nhiễm mặn... Cụ thể trên từng lĩnh vực đạt được như sau:

1. Tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)  6 tháng đầu năm 2017 theo (giá so sánh 2010) ước tính tăng 7,52% so với cùng kỳ năm 2016. Trong mức tăng chung, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng  2,91%, đóng góp cho tăng trưởng chung 1,11 điểm phần trăm, trong đó riêng lĩnh vực nông nghiệp tăng 1,18%; đóng góp tăng trưởng 0,33 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,23%, đóng góp tăng trưởng chung 1,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ  tăng 10,94%, đóng góp tăng trưởng chung 4,34 điểm phần trăm; Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,32%, đóng góp tăng trưởng chung 0,30 điểm phần trăm.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 ước tháng đầu năm 2017

 

(GRDP)

 ước 6 tháng đầu năm  2017 (triệu đồng)

Tốc độ tăngSo với  6 tháng đầu năm 2016 (%)

Đóng góp các khu vực vào tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2017 (%)

Theo giá

hiện hành

Theo giá

So sánh 2010

Tổng sản phẩm trên ĐB (GRDP)

Tổng giá trị tăng thêm (VA)

Phân theo khu vực kinh tế

1. Nông, lâm, thủy sản

 Riêng: - Nông nghiệp

  - Thủy sản

2.Công nghiệp, xây dựng

     Riêng: - Công nghiệp

3. Dịch vụ

4.Thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP.  

34.199.514

33.185.069

 

12.807.840

8.692.332

3.945.088

6.599.734

4.040.928

13.777.495

1.014.445

 

26.057.278

25.286.785

 

9.551.570

6.790.884

2.680.293

5.063.583

3.060.604

10.671.633

770.493

 

7,52

7,44

 

2,91

1,18

7,11

9,23

7,71

10,94

10,32

 

7,52

7,22

 

1,11

0,33

0,73

1,77

0,90

4,34

0,30

 

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu  năm 2017 theo (giá so sánh 2010) ước tính đạt 26.057,28 tỷ đồng, đạt 47,38% kế hoạch năm, tăng 7,52% so với cùng kỳ năm 2016.

Chia ra :

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: Tổng giá trị tăng thêm (VA) ước tính: 9.551,57  tỷ đồng, đạt 45,91% kế hoạch, tăng 2,91% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung  khu vực I là 1,11 điểm phần trăm, trong đó: Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp là 6.790,88 tỷ đồng, đạt 47,70% kế hoạch, tăng 1,18% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng 0,33 điểm phần trăm; lĩnh vực thủy sản giá trị tăng thêm ước thực hiện  2.680,29 tỷ đồng, đạt 41,93% kế hoạch, tăng 7,11% so cùng kỳ năm trước, đóng góp tăng trưởng là 0,73 điểm phần trăm.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị tăng thêm ước tính 5.063,58 tỷ đồng, đạt 45,34% kế hoạch, tăng 9,23%, đóng góp tăng trưởng chung khu vực II là 1,77 điểm phần trăm, trong đó lĩnh vực công nghiệp giá trị tăng thêm  ước 3.060,60 tỷ đồng, đạt 43,70% kế hoạch, tăng 7,71% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng là 0,90 điểm phần trăm; giá trị tăng thêm ngành xây dựng 2.002,98 tỷ đồng, đạt 48,09% kế hoạch, tăng 11,64% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng trong khu vực II 0,86 điểm phần trăm.

- Khu vực dịch vụ: Tổng giá trị tăng thêm ước 10.671,63 tỷ đồng, đạt 50,45% kế hoạch, tăng 10,94% so cùng kỳ, đóng góp tăng trưởng chung là 4,34 điểm phần trăm, trong đó tăng cao nhất thuộc các ngành thương mại, dịch vụ ăn uống và du lịch, vận tải... còn lại các ngành dịch vụ khác có mức tăng trưởng đều cao hơn mức chung. Đây là khu vực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cao nhất.   

2. Tài chính, ngân hàng:

2.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 dự kiến 4.580 tỷ đồng, đạt 51,82% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 1,80%  so cùng kỳ năm 2016. Trong đó: thu nội địa 4.475 tỷ đồng, đạt 51,99% KH, tăng 0,48% so cùng kỳ, chiếm 97,70% trên tổng thu ngân sách của tỉnh.  Đa số các khoản thu đều đạt cao so dự toán, trong đó: đạt cao nhất là thu tiền sử dụng đất 905 tỷ đồng, đạt 82,27% dự toán; thu thuế thu nhập cá nhân 380 tỷ đồng, đạt 62,30% dự toán, tăng 54,31%; thu xổ số kiến thiết 715 tỷ đồng, đạt 62,17% dự toán, giảm 1,10% so cùng kỳ; thu thuế CTN ngoài nhà nước 1.365 tỷ đạt 43,09% dự toán, tăng 19,77%; thu từ DN nhà nước địa phương 120 tỷ đồng, đạt 51,06% dự toán, tăng 2,03%.

Bên cạnh đó vẫn còn một số khu vực, sắc thuế đạt thấp so dự toán cả năm như: thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 120 tỷ đồng, đạt 40,00% dự toán; bằng 29,26% so cùng kỳ; thu thuế bảo vệ môi trường 200 tỷ đồng, đạt 34,01% dự toán, bằng 69,16% cùng kỳ; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài 110 tỷ đồng đạt 44,90% dự toán, bằng 96,77% cùng kỳ; lệ phí trước bạ; phí, lệ phí; thu khác ngân sách; thu tại xã.

Tổng chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2017 dự kiến 5.707,68 tỷ đồng, bằng 47,82% dự toán năm, tăng 30,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi thường xuyên 3.677,87 tỷ đồng, đạt 49,57% dự toán năm, tăng 28,37%; chi đầu tư phát triển 1.930,19 tỷ đồng, đạt 47,30% dự toán năm, tăng 54,61% so với cùng kỳ năm trước.

2.2. Hoạt động Ngân hàng:

 Ước đến 30/6/2017, tổng nguồn vốn hoạt động ngân hàng đạt 62.100 tỷ đồng, tăng 7,27% so với đầu năm, tăng 15,17% so cùng kỳ. Trong đó, số dư huy động vốn tại địa phương đạt 35.250 tỷ đồng, tăng 6,78% so với đầu năm, tăng 13,98% so cùng kỳ, chiếm 56,76% tổng nguồn vốn hoạt động.

Ước doanh số cho vay đến 30/6/2017 đạt 46.300 tỷ đồng (trong đó 80% doanh số cho vay là phục vụ sản xuất kinh doanh). Dư nợ cho vay ước đạt 49.250 tỷ đồng, tăng 7,85% so với đầu năm, tăng 19,94% so với cùng kỳ.

Nợ xấu tiếp tục giảm do các TCTD đẩy mạnh các biện pháp xử lý và thu hồi nợ, ước đến 30/6/2017 nợ xấu chiếm 1,18%/tổng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay theo  ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ đều có mức tăng trưởng. Cụ thể tình hình cho vay một số lĩnh vực tính đến 30/6/2017 như sau:

- Cho vay sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu ước đạt 5.000 tỷ đồng, giảm 17,68% so với cùng kỳ, Dư nợ 3.800 tỷ đồng, tăng 5,06% so với đầu năm, tăng 3,01% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh số cho vay xuất khẩu gạo 1.000 tỷ đồng, giảm 59,74% so cùng kỳ, dư nợ đạt 650 tỷ đồng, giảm 7,14% so với đầu năm, giảm 43,53% so cùng kỳ; Doanh số cho vay xuất khẩu thủy sản ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 11,42% so cùng kỳ, dư nợ cho vay xuất khẩu thủy sản 3.150 tỷ đồng, tăng 7,99% so với đầu năm, tăng 24,11% so cùng kỳ.

- Cho vay hỗ trợ phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Hiện nay  tổng số HĐTD đã ký kết và giải ngân là 34 tàu (đóng mới 31 tàu, nâng cấp 03 tàu) , tổng số tiền cam kết cho vay là 222,17 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân 172,71 tỷ đồng.  Tổng số tàu hạ thủy là 22 tàu.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP: Từ đầu năm 2017, các ngân hàng thương mại đã dừng việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở theo chỉ đạo của Chính Phủ và NHNNVN. Tiếp tục thực hiện giám sát và thu hồi nợ theo quy định. Hiện đang dư nợ 354 tỷ đồng của 689 khách hàng (688 cá nhân và 1 tổ chức).

- Hoạt động của NHCSXH: Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2017 đạt 406 tỷ đồng, giảm 2,17% so cùng kỳ. Dư nợ 2.700 tỷ đồng, tăng 3,29% so với đầu năm và tăng 7,70% so cùng kỳ. Nợ quá hạn chiếm 1,59%/Tổng dư nợ.

3. Đầu tư và xây dựng:

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, Trung ương hỗ trợ có mục tiêu còn chậm. Nguyên nhân do tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ thanh toán và quyết toán vốn chậm … Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm là 20.840,70 tỷ đồng, đạt 46,52% kế hoạch năm, tăng 11,54% so cùng kỳ. Chia ra: Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý đạt 16.020,21 tỷ đồng, đạt 40,73% kế hoạch, giảm 2,55%;  vốn đầu tư của Bộ ngành quản lý 4.820,49 tỷ đồng, đạt 87,86% kế hoạch, tăng 2,14 lần so cùng kỳ.

Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý  đạt 1.930,19 tỷ đồng đạt 46,46% kế hoạch, tăng 18,1% so cùng kỳ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 256,2 tỷ đồng, đạt 49,99% kế hoạch; vốn ngoài nhà nước của doanh nghiệp, hộ dân cư, hộ kinh tế cá thể 12.934,62 tỷ, đạt 38,91% kế hoạch, tăng 1,97%.

 Theo Ban quản lý khu kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 2017 tiến độ triển khai đầu tư tại các khu công nghiệp như sau:

Tổng số dự án đăng ký đầu tư lũy kế đến tháng 06/2017 là 25 dự án, tổng diện tích đăng ký là 113,26 ha và tổng vốn đăng ký dự kiến 6.000 tỷ đồng. Trong đó có 15 dự án đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích 83,91 ha, tổng vốn đăng ký 4.519 tỷ đồng. Gồm:

Khu công nghiệp Thạnh Lộc: có 22 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 13 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư  với tổng vốn đầu tư 3.932 tỷ đồng, tổng diện tích đăng ký 50,78 ha. Giá trị đầu tư ước lũy kế đạt 2.964 tỷ đồng, trong đó có 6 dự án đã đi vào hoạt động với khoảng 2.800 lao động đang làm việc. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 880 tỷ đồng và đã thực hiện nghĩa vụ thuế, nộp vào ngân sách nhà nước được 220 tỷ đồng, hiện còn 6 dự án đang triển khai thi công xây dựng như: Nhà máy chế biến thủy sản Thông Thuận – KG; Nhà máy SX giày thể thao; Nhà máy xử lý nước thải tập trung; Nhà máy SX vật tư y tế tiêu hao và trang trí nội thất bệnh viện, Cảng Thạnh lộc và nhà máy chế biến thủy sản Kiên Hùng.

Khu công nghiệp Thuận Yên: có 03 dự án đăng ký đầu tư. Trong đó, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 02 dự án, với tổng diện tích đăng ký là 33,13 ha, vốn đăng ký 587,05 tỷ đồng. Hiện tại, có 01 dự án đang triển khai xây dựng, giá trị đầu tư ước đạt 236 tỷ đồng. Hiện đã đưa vào hoạt động sản xuất.

Khu kinh tế cửa khẩu có 02 dự án đăng ký và đã được cấp GCN đầu tư với diện tích 52,31 ha, tổng vốn đăng ký là 183,69 tỷ đồng.

Hiện nay, tiến độ thi công các hạng mục công trình hạ tầng tại các khu công nghiệp còn chậm, thời gian thực hiện không đúng theo hợp đồng, chưa giải ngân nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước theo kế hoạch ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư xây dựng chung của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó cũng có một số nhà đầu tư khởi công các dự án nhưng không tiến hành đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhưng chưa được xử lý kịp thời.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Phú Quốc: Lũy kế đến 15/5/2017 đã có 263 dự án được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương còn hiệu lực trong các khu quy hoạch với diện tích 10.380 ha, trong đó có 197 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương với tổng diện tích 7.235 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 217.993 tỷ đồng, trong đó: có 31 dự án đã đi vào hoạt động với diện tích 2.076 ha, tổng vốn đầu tư 49.563 tỷ đồng (kể cả sân bay Quốc tế Phú Quốc 905 ha, vốn đầu tư 3.076 tỷ đồng), 24 dự án đang triển khai xây dựng với diện tích 1.724 ha, vốn đầu tư dự kiến 45.955 tỷ đồng (6 tháng đầu năm 2017 đã giải ngân 13.207 tỷ đồng), các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Lũy kế đến nay trên địa bàn huyện Phú Quốc có 26 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 290 triệu USD…Tuy nhiên, mặc dù dự án trên địa bàn huyện được cấp chủ trương đầu tư rất nhiều nhưng số dự án được triển khai còn rất ít là do công tác thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư của các dự án mất rất nhiều thời gian (đa số dự án phải mất từ 1 đến 3 năm mới hoàn thành phương án để triển khai công tác chi trả cho người dân); Công tác bàn giao đất ngoài thực địa còn gặp nhiều khó khăn (do các hộ dân tranh chấp, khiếu kiện); một số nhà đầu tư thuê đơn vị tư vấn thực hiện các thủ tục đầu tư, có năng lực yếu dẫn đến mất nhiều thời gian để chỉnh sửa hồ sơ, thủ tục…

4. Sản xuất công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Tháng 6 ước tính chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng  6,16% so tháng trước, tăng 13,42% so cùng kỳ năm trước. Ngành tăng cao nhất so tháng trước là ngành chế biến, chế tạo tăng 6,31%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 7,22%, ngành sản xuất xi măng tăng 5,56%; xay xát và sản xuất bột thô tăng 5,31%; kế đến là ngành khai khoáng tăng 5,03%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải tăng 4,68%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá chỉ tăng 2,39%.

Tính chung 6 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 7,57% so cùng kỳ, ngành tăng cao là ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải tăng 8,88%; kế đến là ngành chế biến, chế tạo tăng 7,69%, trong đó: ngành chế biến, bảo quản thủy sản tăng 6,35%, ngành sản xuất xi măng tăng 10,12%, ngành xay xát lại giảm 1,81%; ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước đá tăng 6,34%; ngành khai khoáng tăng 5,04%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010): Tháng 6 ước tính 3.396,64 tỷ đồng, tăng 4,05% so tháng trước, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 3.228,72 tỷ đồng, chiếm 95,06%/tổng số, tăng 4,02%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 101,55 tỷ đồng, tăng 4,69%; ngành khai khoáng đạt 45,04 tỷ đồng, tăng 4,31%; ngành cung cấp nước, xử lý chất thải, nước thải 21,32 tỷ đồng, tăng 4,83%. 

Tính chung 6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước thực hiện 17.779,58 tỷ đồng, đạt 41,85% kế hoạch năm, tăng 7,81% so với cùng kỳ, trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 16.906,45 tỷ đồng, tăng 7,89%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 514,82 tỷ đồng, tăng 6,38%; ngành khai khoáng 237,66 tỷ đồng, tăng 5,12%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải 120,66 tỷ đồng, tăng 8,88% so cùng kỳ.

Một số sản phẩm công nghiệp trong 6 tháng  có mức tăng khá cao so cùng kỳ như: xi măng Địa phương đạt 648,20 ngàn tấn, tăng 17,24%; xi măng Trung ương đạt 725,22 ngàn tấn, tăng 10,11%; mực đông 8,42 ngàn tấn, tăng 2,32%; cá đông 1,535 ngàn tấn, tăng 12,45%; tôm đông 1,682 ngàn tấn, tăng 9,93%; nước mắm 19,923 ngàn lít, tăng 4,79%; Bia các loại 34.513 ngàn lít, tăng 30,32%...Nhìn chung mức sản xuất sản phẩm các ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt khá so cùng kỳ năm trước.     

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế  tạo tháng 05 năm 2017 tăng 3,88% so tháng trước, giảm 8,32% so với cùng kỳ năm trước. Một số  ngành có chỉ số tiêu thụ  tháng 05 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: sản xuất xi măng  tăng 8,72%; sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản tăng 4,33%. (Trong đó: phi lê cá tăng 9,30%; Tôm đông tăng 20,34%). Còn lại một ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ đó là sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng  giảm 27,08%; Xay xát giảm 26,74%...

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại thời điểm 1/05/2017 bằng 88,13% so cùng thời điểm năm 2016. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm thấp hơn mức giảm chung như: sản xuất xi măng 47,11%; xay xát gạo 83,59%.. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như: sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản 104,69%,trong đó: thủy sản ướp đông 137,76% …

Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/06/2017 giảm 5,08% so với thời điểm này năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,20%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 8,21% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không tăng, không giảm.

5. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản:

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 6 tháng đầu năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 25.699,68 tỷ đồng, đạt 44,77% kế hoạch, tăng 3,89% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp 13.813,84 tỷ đồng, đạt 47,70% kế hoạch, tăng 1,18% so cùng kỳ; lâm nghiệp 130,16 tỷ đồng, đạt 45,51% kế hoạch, tăng 18,20% so cùng kỳ; thủy sản 11.755,67 tỷ đồng, đạt 41,74% kế hoạch, tăng 7,11% so cùng kỳ năm 2016.

5.1. Nông nghiệp:

* Về trồng trọt: Diện tích gieo sạ chính thức của 2 vụ lúa (vụ mùa và vụ đông xuân) 346.216 ha, đạt 101,08% kế hoạch; Trong đó diện tích thu hoạch  là 335.761 ha (thiệt hại 10.455 ha mất trắng), năng suất gieo trồng đạt 5,59 tấn/ha và sản lượng 1.936.091 tấn, đạt 81,57% so kế hoạch của 2 vụ (giảm 437.298 tấn so KH 2 vụ), giảm 1,11% so với năm trước (giảm 21.796 tấn so với 2 vụ năm trước).

Kết quả từng vụ đạt được như sau:

* Vụ Mùa: Kết thúc gieo trồng với diện tích 47.432 ha, đạt 114,29% kế hoạch, bằng 78,89 % so cùng kỳ ( giảm so cùng kỳ 12.696 ha ). Do ảnh hưởng của nền đất nhiễm mặn và khâu cải tạo làm đất rửa mặn của người dân chưa đảm bảo, nên vụ Mùa ở các huyện thuộc vùng U Minh Thượng bị thiệt hại mất trắng 10.355 ha (Trong đó: huyện An Minh 8.979 ha, An Biên 1.376 ha).

Diện tích lúa Mùa thu hoạch được 37.077 ha, bằng 78,16% diện tích đã gieo trồng, bằng 89,34% so với KH, tăng 21,17% so cùng kỳ (tăng 6.477 ha), năng suất gieo trồng bình quân đạt 2,87 tấn/ha, tăng 1,08 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng 136.354 tấn, bằng 71,34 % kế hoạch (giảm 54.785 tấn), tăng 26,79% so với cùng kỳ (tăng 28.815 tấn).

Diện tích lúa mùa năm nay giảm so với năm trước là do một số diện tích tôm lúa bị nhiễm mặn không thể trồng lúa, nên bà con đã chuyển đổi sang nuôi tôm chuyên canh để thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng lại tăng là do diện tích thiệt hại mất trắng giảm 23.284 ha, diện tích thu hoạch tăng 6.477 ha dẫn đến sản lượng tăng 28.815 tấn so với vụ mùa năm trước.

* Vụ Đông xuân: Kết thúc vụ Đông xuân, diện tích gieo trồng là 298.784 ha đạt 99,26% kế hoạch, bằng 99,24% so với năm trước (giảm 2.294 ha). Diện tích thu hoạch 298.684 ha; năng suất gieo trồng đạt 6,024 tấn/ha và sản lượng là 1.799.737 tấn, đạt 82,47% kế hoạch, giảm 2,74% so với năm trước (giảm 50.611 tấn).

Nguyên nhân giảm là do ảnh hưởng của thời tiết mưa trái mùa và bệnh muỗi hành làm cho năng suất giảm hơn so cùng kỳ, mặc khác do ảnh hưởng của nhiễm mặn và bệnh muỗi hành nên đã làm thiệt hại 100 ha (An Biên 6 ha, Giồng Riềng 94 ha). Tuy nhiên, năm nay vào đầu vụ thu hoạch lúa đông xuân, giá lúa bán ra ở mức cao từ 6.000 đến 7.500 đồng/kg lúa tươi, với giá này người nông dân được lãi khá cao so với mọi năm nên bà con nông dân rất phấn khởi.

* Vụ Xuân hè: Mặc dù các ngành chức năng khuyến cáo bà con không nên sản xuất vụ này, nhưng người dân vẫn tự phát gieo trồng được 15.326 ha, tập trung ở các huyện: Giang Thành 13.112 ha, Gò Quao 1.259 ha, Châu Thành 955 ha, đến nay đã thu hoạch với diện tích 15.326 ha, năng suất ước đạt 5,44 tấn/ha.

* Vụ hè thu: Tính 20/6  toàn tỉnh đã gieo trồng được 285.489 ha đạt 96,78% so với kế hoạch (dự kiến đạt 295.000ha), đạt 100% và bằng 99,87% so với cùng kỳ, đến nay đã thu hoạch được 47.792 ha, năng suất ước đạt 5,36 tấn/ha.

Tính đến thời điểm này, diện tích  bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu  là 7.188 ha, chủ yếu là một số bệnh như: Đạo ôn lá 2.872 ha, Lem lét hạt 1.970 ha, Ốc bươu vàng 680 ha, sâu cuốn lá 645 ha, Đạo ôn cổ bông 275 ha...

Diện tích nhiễm sâu bệnh trên vụ lúa hè thu có chiều hướng tăng hơn so tháng trước và cùng kỳ, do thời tiết mưa, nắng xen kẽ sẽ tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh. Trong thời gian tới các ngành chức năng cùng bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng sớm phát hiện dịch bệnh, kịp thời phòng trừ nhằm bảo vệ diện tích lúa hè thu đạt năng suất cao.

* Cây rau màu: Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh nông dân gieo trồng màu chủ yếu như: Dưa hấu trồng được 990 ha, đạt 68,28% kế hoạch năm, tăng 30,26% so cùng kỳ; khoai lang 690 ha, đạt 44,52% so kế hoạch, bằng 90,20% so cùng kỳ; rau đậu các loại 5.657 ha, đạt 66,55% so kế hoạch và tăng 52,23% so cùng kỳ năm trước...

* Chăn nuôi: Theo kết quả điều tra chăn nuôi 1/4/2017, đàn trâu hiện có 4.905 con, đạt 90,83% kế hoạch, giảm 18,99%  so cùng kỳ;  Đàn bò 11.574 con, đạt 92,59% kế hoạch, giảm 4,52% (giảm 548 con) so cùng kỳ; Đàn heo hiện có 343.990 con, đạt 92,97% kế hoạch,  tăng 0,10% (tăng 334 con) so cùng kỳ; Đàn gia cầm 5.632 ngàn con, đạt 93,87% kế hoạch, tăng 0,09% so với cùng kỳ.

Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh so kế hoạch và so với cùng kỳ đều có xu hướng giảm do tình hình giá thịt hơi các loại trên thị trường mấy tháng gần đây đều giảm nhất là giá thịt heo hơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tái đàn của bà con nông dân.

Nhìn chung, tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm gặp khó khăn do biến đổi khí hậu, mặc dù Ngành Nông nghiệp đã có chỉ đạo tổ chức triển khai sớm kế hoạch sản xuất cả hai vụ Mùa và Đông xuân sớm hơn nhằm phù hợp cho từng tiểu vùng để né tránh hạn, mặn…Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa muộn kéo dài và dịch bệnh nhất là diện tích lúa vụ Đông xuân bị muỗi hành gây hại tương đối nhiều. Riêng đối với những trà lúa sạ sớm, thời điểm lúa đang trỗ bông trùng vào thời điểm thời tiết có mưa nhiều, đối với những trà lúa sạ muộn thì bị ảnh hưởng mưa trái mùa làm lúa bị đỗ ngã, ngập úng cục bộ. Bên cạnh đó, trời se lạnh có sương mù vào buổi sáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu - bệnh phát triển nên năng suất, sản lượng thu hoạch lúa hai vụ Mùa và Đông xuân không đạt kế hoạch đề ra.

Nông thôn mới: từ đầu năm đến nay đã công nhận mới 08 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới từ khi triển khai thực hiện đến nay trong toàn tỉnh là 36 xã; Huyện Tân Hiệp đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh bình quân đạt 13,9 tiêu chí/xã, (giảm 0,7 tiêu chí so cuối năm 2016), xã đạt thấp nhất là 7 tiêu chí, các tiêu chí đạt còn thấp như: tiêu chí(5) về trường học, tiêu chí (6) về cơ sở, vật chất văn hóa, tiêu chí (11) về hộ nghèo, tiêu chí (17) về môi trường.

5.2. Lâm nghiệp:

Trong 6 Tháng đầu năm thời tiết khô hạn, gió mạnh nên dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Các ngành chức năng thường xuyên phối hợp với các địa phương tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng từ đầu năm đến nay đã xảy ra 08 vụ cháy rừng đồng cỏ xen lẫn tràm nước tái sinh và tràm bông vàng, làm thiệt hại 5,487 ha rừng ( Phú Quốc 07 vụ, Giang Thành 01 vụ) và xảy ra 25 vụ phá rừng, làm thiệt hại khoảng 1,72 ha rừng, vi phạm chủ yếu là phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi trồng thủy sản.

Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2017 lượng gỗ khai thác (tính cả tràm) là 18.658 m3, bằng 100,50% so cùng kỳ năm trước.

5.3. Thủy sản:

Giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh 2010): Tháng 6 ước tính đạt 2.553,56 tỷ đồng, giảm 1,21% so với tháng trước, giảm 8,92% so với cùng kỳ, bao gồm: giá trị khai thác 1.121,36 tỷ đồng, bằng 97,8% so tháng trước và giá trị nuôi trồng 1.432,26 tỷ đồng, bằng 99,58% so tháng trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2017 giá trị sản xuất khai thác và nuôi trồng được 11.755,67 tỷ đồng, đạt 41,74% so kế hoạch năm, tăng 7,11%  so với cùng kỳ năm 2016, trong đó: giá trị  khai thác 6.945,88 tỷ đồng, đạt 43,72% so kế hoạch, tăng 2,99% so cùng kỳ và giá trị nuôi trồng 4.809,79 tỷ đồng, đạt 39,19% kế hoạch, tăng 13,69% so cùng kỳ năm 2016.

Tổng sản lượng thủy sản ( khai thác và nuôi trồng) trong tháng 6 ước đạt 67.702 tấn, tăng 3,14 % so tháng trước. Luỹ kế 6 tháng là  345.461 tấn, đạt 45,77% kế hoạch năm, tăng 5,55% (tăng 18.179 tấn) so cùng kỳ năm 2016.

Sản lượng khai thác: Tháng 6 ước tính 45.779 tấn thủy hải sản các loại, bằng 98,39% so tháng trước, tăng 2,30% so cùng kỳ, trong đó: cá các loại 33.193 tấn, giảm 1,98% so tháng trước; tôm các loại 3.036 tấn, giảm 1,81%; mực 5.765 tấn, tăng 0,79%; thủy hải sản khác 3.785 tấn, giảm 1,79% so tháng trước.

Luỹ kế 6 tháng, sản lượng khai thác được 268.724 tấn, đạt 50,70% kế hoạch năm, tăng 4,83% (tăng 12.379 tấn) so cùng kỳ năm trước. Bao gồm: cá các loại 195.997 tấn, tăng 6,18% (tăng 11.399 tấn); tôm 17.520 tấn, giảm 1,96% (giảm - 350 tấn); mực 34.037 tấn, tăng 5,51% (tăng 1.776 tấn) và thủy sản khác 21.170 tấn, giảm 2,06% (giảm - 446 tấn).

Sản lượng khai thác 6 tháng đầu năm tăng nhẹ so với năm trước một phần là do giá xăng dầu giảm, giá bán sản phẩm ổn định, cộng với thời tiết có phần thuận lợi hơn nên ngư dân an tâm bám biển khai thác. Bên cạnh đó, ngư dân đang chuyển đổi ngành nghề để đánh bắt tại các ngư trường xa, có chiều hướng tăng về số lượng các loại sản phẩm có chất lượng, giá trị cao đã góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất cao hơn.

Sản lượng nuôi trồng: Tháng 6 ước đạt 21.923 tấn, tăng 14,72%  so tháng trước (tăng 2.813 tấn). Trong đó: cá nuôi 4.959 tấn, tăng 14,47%; tôm nuôi 7.686 tấn, tăng giảm 3,20% (giảm - 254 tấn), bao gồm: tôm sú đạt 5.871 tấn, giảm 389 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 694 tấn, tăng 54 tấn; thủy sản khác 9.278 tấn, tăng 35,68% (tăng 2.440 tấn).

Luỹ kế 6 tháng, sản lượng nuôi trồng 76.737 tấn, đạt 34,15% kế hoạch năm, tăng 8,18% (tăng 5.800 tấn) so cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá nuôi 23.551 tấn, đạt 38,42% kế hoạch, giảm 3,78% (giảm 925 tấn); tôm các loại 24.979 tấn, đạt 39,65% kế hoạch, tăng 23,21% (tăng 4.706 tấn), trong đó: tôm thẻ chân trắng 4.773 tấn, đạt 31,90% kế hoạch, tăng 32% (tăng 1.157 tấn)…

Sản lượng nuôi trồng 6 tháng đầu năm tăng 2.813 tấn so với năm trước chủ yếu tăng  từ sản lượng tôm nuôi các loại như: tôm sú tăng 1.217 tấn, tôm thẻ chân trắng tăng 1.157 tấn là do năm nay, thời tiết thuận lợi nên các cơ sở nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên cũng như các vùng khác trong tỉnh đã tích cực cải tạo, thả giống sớm hơn mọi năm và đã có sản phẩm thu hoạch liên tục từ đầu năm đến nay. Đồng thời, diện tích tôm sú, tôm càng vùng U Minh cũng tăng là do chuyển từ đất tôm lúa sang chuyên tôm và ít thiệt hại hơn nên sản lượng tăng so với cùng kỳ. Ước tính diện tích thả nuôi 6 tháng đầu năm là 197.262 ha, đạt 84,97% kế hoạch, trong đó diện tích tôm thả nuôi là 113.950 ha, đạt 100,84% kế hoạch, vượt 10,26% so cùng kỳ, trong đó nuôi tôm công nghiệp 996 ha (Hà Tiên 139 ha, Kiên Lương 640 ha, Giang Thành 117 ha, Hòn Đất 67 ha..) đạt 36,54% so kế hoạch và giảm 4% so cùng kỳ.

6. Thương mại, dịch vụ và giá cả:

6.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 đạt 7.278,27 tỷ đồng, tăng 5,81% so tháng trước, tăng 19,92% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2017 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 41.784,66 tỷ đồng, đạt 50,04% kế hoạch năm, tăng 18,42% so cùng kỳ năm 2016.

Cụ thể doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 trên từng loại hình kinh tế và ngành kinh tế đạt được như sau:

- Kinh tế nhà nước: Ước thực hiện 1.587,14 tỷ đồng, đạt 52,90% kế hoạch, tăng 1,70% so cùng kỳ;

- Kinh tế ngoài nhà nước: Ước thực hiện 40.197,51 tỷ đồng, đạt 49,93% kế hoạch, tăng 19,19%;

* Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Tháng 6 ước thực hiện 5.484,34 tỷ đồng, tăng 4,10% so tháng trước, tăng 14,29% so cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng tổng mức bán lẻ hàng hóa là 31.241,75 tỷ đồng, đạt 50,03% kế hoạch, tăng 13,76%.

* Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống: Dự kiến tháng 6 đạt 919,16 tỷ đồng, tăng 7,20% so tháng trước. Lũy kế 6 tháng dự kiến thực hiện 5.388,42 tỷ đồng, đạt 49,89% so kế hoạch năm, tăng 46,34% so cùng kỳ. Bao gồm: Doanh thu dịch vụ lưu trú  1.120,29 tỷ đồng, tăng 39,98% và doanh thu dịch vụ ăn uống 4.216,5 tỷ đồng, tăng 46,30%.

* Doanh thu du lịch lữ hành: Tháng 6 thực hiện  22,22 tỷ đồng, tăng 18,11% so tháng trước. Dự kiến 6 tháng doanh thu du lịch lữ hành đạt 87 tỷ đồng, đạt 34,80% kế hoạch năm, tăng 24,94%  so cùng kỳ năm trước.

* Doanh thu dịch vụ khác: Tháng 6/2017 doanh thu dịch vụ khác ước tính 852,55 tỷ đồng, tăng 16,09% so với tháng trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 490 tỷ đồng, tăng 17,78%; dịch vụ vui chơi giải trí 258,21 tỷ đồng, tăng 15,83%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 41,95 tỷ đồng, tăng 23,16%.

Tính chung 6 tháng doanh thu các hoạt động dịch vụ đạt 5.067,47 tỷ đồng, đạt 50,67%  so kế hoạch năm, tăng 24,49% so cùng kỳ. Trong đó: doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản 2.928,08 tỷ đồng, tăng 41,53%; dịch vụ y tế và trợ giúp xã hội 257,58 tỷ đồng, tăng 47,83%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1.505,89 tỷ đồng, tăng 1,36% ....

* Về công tác quản lý thị trường: Sáu tháng đầu năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng,  đã kiểm tra 1.330 vụ việc, trong đó đã xử lý 288 vụ vi phạm, gồm 189 vụ buôn bán vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu; 09 vụ vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng; 24 vụ vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa; 36 vụ gian lận thương mại và 30 vụ vi phạm khác. Đã xử lý các vụ vi phạm, thu phạt hành chính và bán hàng hóa tịch thu nộp ngân sách nhà nước 5,30 tỷ đồng.

6.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa:

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu: Tháng 6 ước tính đạt 36 triệu USD, tăng  12,68% so với tháng trước, trong đó: hàng nông sản 17,12 triệu USD, tăng 14,67%; hàng thủy sản 16,62 triệu USD, tăng 11,92%.

Trong  tháng 6 những Công ty xuất khẩu gạo chủ lực của tỉnh dự kiến xuất khá cao, dự kiến xuất là 38.913 tấn  bao gồm:  Công ty Du lịch- Thương mại dự kiến xuất 13.515 tấn, trị giá trên 5,8 triệu USD; Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang dự kiến xuất 25.400 tấn, trị giá 10,4 triệu USD.

Tính chung 6 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 170 triệu USD, đạt 42,50% kế hoạch năm, tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: hàng nông sản 80,62 triệu USD, đạt 35,83% kế hoạch năm, giảm 19,29% so cùng kỳ; hàng thủy sản 77,09 triệu USD, đạt 53,17% kế hoạch, tăng 36,78%; hàng hóa khác 12,29 triệu USD, đạt 40,97% kế hoạch, tăng 31,40%.

Các mặt hàng xuất khẩu 6 tháng  đạt khá so cùng kỳ năm trước như: tôm đông 1.330 tấn, đạt 44,33% so kế hoạch, tăng 14,46%; mực và tuộc đông 6.033 tấn, đạt 54,85% kế hoạch,  tăng 21,41%; Cá đông 1.108 tấn, đạt 48,17% kế hoạch, tăng 30,35% ; Riêng mặt hàng Gạo dự kiến xuất 168.000 tấn, đạt 33,60% kế hoạch năm, giảm 26,97%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 2,65% so với cùng kỳ là do các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đều tăng về lượng so cùng kỳ; xuất khẩu thủy sản tăng nhờ các thị trường truyền thống có nhu cầu trở lại; với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác và đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng các quy định về kiểm soát chất lượng của thị trường nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng khác tăng 31,40% so cùng kỳ, gồm các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu như: mì gói, cá đóng hộp, dầu ăn... được xuất qua thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, các chính sách về phát triển thương mại biên giới được triển khai như chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện tốt hơn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng trở lại.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn một số hạn chế như: Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chưa đạt hiệu quả cao, là do các nước Indonesia, Philippines thực hiện chính sách an ninh lương thực, từng bước tự cân đối lương thực trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu gạo đưa ra những tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu về nhà xưởng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các vấn đế khác liên quan đến tiêu chuẩn xuất khẩu gạo, kể cả thủ tục thanh toán...

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu: Tháng 6 ước tính đạt 1,48 triệu USD, bằng 17,96% so với tháng trước, bằng 44,94% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng trị giá nhập ước được 32 triệu USD, đạt 64,00% kế hoạch năm, tăng 37,80% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu dùng cho sản xuất, lượng nhập trong 6 tháng gồm: thạch cao 83,7 ngàn tấn, tăng 83,75% so cùng kỳ; giấy Kratp 170 tấn, chỉ bằng 44,16% ; hạt nhựa 487 tấn, giảm 20,42%.

6.3 Vận tải:

Vận tải hành khách: Tháng 6 vận tải hành khách ước tính 6,49 triệu lượt khách, tăng 2,20% so tháng trước; luân chuyển 445,96 triệu HK.km, tăng 2,30% so tháng trước. Tính chung 6 tháng vận tải hành khách ước thực hiện 37,63 triệu lượt khách, đạt 49,61% kế hoạch, tăng 7,99% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển 2.603,32triệu HK.km, đạt 58,61%  kế hoạch, tăng 8,06%. Bao gồm: Vận tải hành khách đường bộ 30,37 triệu lượt khách, tăng 7,94% so cùng kỳ; luân chuyển 2.083,24 triệu lượt khách.km, tăng 7,73%; vận tải hành khách đường sông 6,11 triệu lượt khách, tăng 6,26% ; Luân chuyển 390,47 triệu lượt khách.km, tăng 6,14%; Vận tải hành khách đường biển 1,15 triệu lượt khách, tăng 19,77% ; Luân chuyển 129,59 triệu lượt khách.km, tăng 20,49% so cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Tháng 6 vận tải hàng hóa ước tính 844 ngàn tấn, tăng 1,93% so tháng trước; luân chuyển 113,85 triệu tấn.km, tăng 2,36% so tháng trước. Luỹ kế 6 tháng,  vận tải hàng hóa ước tính 5,15 triệu tấn, đạt 47,95% kế hoạch năm, tăng 6,16% so cùng kỳ năm trước; Luân chuyển 687,64 triệu tấn.km, đạt 47,41% kế hoạch, tăng 6,75%. Gồm: Vận tải hàng hóa đường bộ 1,61 triệu tấn, tăng 6,33% so cùng kỳ ; luân chuyển 217,95 triệu tấn.km, tăng 5,45%; Vận tải hàng hóa đường sông 2,09 triệu tấn, tăng 4,70% ; luân chuyển 262,31 triệu tấn.km, tăng 5,10% so với cùng kỳ; vận tải hàng hóa đường biển 1,45 triệu tấn, tăng 8,12% ; luân chuyển 207,37 triệu tấn.km, tăng 10,37% so cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng doanh thu vận tải thực hiện trên 5.295,36 tỷ đồng, đạt 63,02% kế hoạch, tăng 18,58% so cùng kỳ năm trước.

6.4. Bưu chính - Viễn thông:

6 tháng đầu năm 2017, hoạt động Bưu chính, Viễn thông đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ các cấp, các ngành cũng như cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tăng cường các chương trình khuyến mãi thuận lợi cho nhu cầu người sử dụng. Ước tính tổng doanh thu bưu chính và viễn thông 6 tháng được 1.200 tỷ đồng, đạt 54,18% kế hoạch, tăng 27,86% so cùng kỳ. Trong đó doanh thu viễn thông ước tính 1.120 tỷ đồng, đạt 53,33%, tăng 25,49%; doanh thu bưu chính được 80 tỷ đồng, đạt 69,57% so kế hoạch năm, tăng 73,91%.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp bưu chính trên địa bàn tỉnh 6 tháng  như sau: Tổng số Bưu cục các cấp là 48. Trong đó, Bưu cục cấp I: 1; cấp II: 15; cấp III: 32 và 16 Ki ốt. Có 137 điểm Bưu điện - Văn hóa xã; bán kính phục vụ: 3,06 Km; dân số phục vụ bình quân: 8.631 người/điểm; phát hành báo trung ương: 1.233.385 tờ; báo địa phương: 902.755 tờ; phát hành báo chí công ích: 885.827 tờ.

Hoạt động cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng  như sau: Tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng 1.883.371 thuê bao. Trong đó thuê bao điện thoại cố định 66.010 thuê bao; thuê bao điện thoại di động 1.817.361 thuê bao.

Tổng số thuê bao Internet hiện có trên mạng 150.583 thuê bao.

6.5. Du lịch:

Tổng lượt khách du lịch tháng 6 ước tính  613 ngàn lượt khách, tăng 23,66% so tháng trước. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch đạt 323,51 ngàn lượt khách, tăng 31,73%; số khách quốc tế 34,9 ngàn lượt khách, tăng 4,71%. Khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm: số lượt khách từ cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt 298,91 ngàn lượt khách, tăng 27,22%; khách du lịch đi theo tour đạt 24,6 ngàn lượt khách, tăng 2,3 lần so tháng trước.

Tính chung 6 tháng, tổng lượt khách du lịch được 3.082,51 ngàn lượt khách, đạt 52,96% kế hoạch, tăng 3,01% so cùng kỳ. Trong đó: Lượt khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 1.417,67 ngàn lượt khách, đạt 50,27% kế hoạch, tăng 5,99%. Trong đó: Số khách quốc tế đạt 208,38 ngàn lượt khách, đạt 57,89% kế hoạch, tăng 22,53%; khách du lịch đi theo tour đạt 78,62 ngàn lượt khách, đạt 38,35% kế hoạch, tăng 16,07%.

Trong 6 tháng đầu năm nay, số khách du lịch đến tỉnh tăng chủ yếu từ một số tuyến du lịch trên các tuyến biển đảo như: Nam Du, Quần đảo Bà Lụa … và huyện đảo Phú Quốc. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn, đặc biệt là huyện Phú Quốc diễn biến khá phức tạp, vẫn còn tình trạng một số cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo họat động,  không đăng ký xếp hạng theo quy định, các đơn vị lữ hành hoạt động không phép còn nhiều, việc quản lý hoạt động lữ hành rất khó khăn, mất nhiều thời gian do các đơn vị lữ hành thường thay đổi địa điểm, văn phòng điều hành và hoạt động mang tính thời vụ. Bên cạnh đó, số khách đến các khu du lịch truyền thống trong tỉnh còn khiêm tốn, điều này đặt ra cho ngành du lịch cần có các biện pháp phát huy tiềm năng du lịch sẵn có của tỉnh, đồng thời tìm giải pháp thu hút khách đến tỉnh ngày càng nhiều, nhằm  đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

6.6. Chỉ số giá:

* Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng (tính từ 15/5 đến 15/6/2017) tăng rất nhẹ 0,03% so với tháng trước.

Những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng  là do nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 0,03%; nhóm hàng đồ uống và thuốc lá tăng 0,03%...

Các nhóm còn lại giảm như nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm -0,36%; nhóm văn hoá, giải trí và du lịch giảm -0,05% ...

Sau 1 năm (Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2017 so với tháng 6/2016) tăng 3,16%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất là 50,9%; kế đến là nhóm giáo dục tăng 7,74%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 5,56%; ... Các nhóm giảm mạnh nhất là nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống giảm          -2,91% và nhóm bưu chính viễn thông giảm -1,48%...

* Chỉ số giá vàng: Sau tết Âm lịch giá vàng vẫn tiếp tục tăng theo giá thế giới, Tính đến ngày 15/6/2017 giá vàng 9999 so với cùng tháng năm trước tháng 06/2016 tăng 3,2%.

* Chỉ số giá Đô la Mỹ: Đến thời điểm điều tra ngày 15/06/2017 giá USD được điều chỉnh tăng nhẹ, tại thị trường tự do so với cùng tháng năm trước tăng 1,8%. 

7. Một số tình hình xã hội:

7.1. Tình hình đời sống dân cư: Trong những tháng đầu năm 2017, tình hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng hơn năm trước nên đời sống của các tầng lớp dân cư trong tỉnh ổn định và tăng khá hơn. Công tác an sinh xã hội các chính sách hỗ trợ người nghèo, người có công và các đối tượng chính sách khác được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ kịp thời.

Nguồn hàng hóa trước trong và sau tết Đinh Dậu trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, phong phú, giá cả hợp lý, sức mua tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; Giá cả các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ tuy có tăng nhưng không đột biến, không làm ảnh hưởng đến sức mua của bà con.

Đời sống cán bộ, công nhân viên chức, người lao động hưởng lương: Nhìn chung có cải thiện hơn, thu nhập tăng lên, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao của công nhân viên chức, người lao động. Các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ… được chú trọng, quan tâm đầu tư hơn các năm trước.

Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có chiều hướng phát triển hơn, có nhiều doanh nghiệp thành lập mới hoặc quay trở lại kinh doanh tạo thêm công việc cho người lao động phổ thông, lương chi trả cho công nhân cũng khá hơn so với các năm trước. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận công nhân người lao động còn gặp nhiều khó khăn, cần được giúp đỡ về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần để họ an tâm lao động sản xuất.

7.2. Lao động, việc làm:

Sáu tháng đầu năm 2017 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 17.335 lượt người, đạt 49,53% kế hoạch,  trong đó giải quyết việc làm trong tỉnh: 8.356 lượt người; ngoài tỉnh: 8.949 lượt người, xuất khẩu lao động 30 người. Giải quyết trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho 1.836 lao động.

Công tác đào tạo nghề: Trong 6 tháng đầu năm các cơ sở đào tạo nghề tổ chức đào tạo nghề cho 12.079 người, đạt 48,32% kế hoạch, trong đó: Cao đẳng 1.295 người, Trung cấp nghề 664 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 10.120 người.  

UBND tỉnh đã ban hành quyết định thành lập trường Trung cấp Du lịch Quốc tế Regency Phú Quốc; Triển khai Quyết định thành lập Trường trung cấp Việt – Hàn Phú Quốc và Quyết định bổ nhiệm Ban Giám hiệu nhà Trường để đi vào hoạt động; Quyết định ban hành danh mục ngành nghề đào tạo năm 2017; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai các Thông tư của Bộ Lao động – TB&XH về tổ chức tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

7.3. Về chính sách an sinh xã hội:

Công tác giảm nghèo: Theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2016, toàn tỉnh còn 35.234 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 8,32%, hộ cận nghèo còn 19.135 hộ chiếm tỷ lệ 4,52% (Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều).

Các cấp, các ngành đã vận động doanh nghiệp và trích ngân sách hỗ trợ quà tết các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập đa chiều, nhân dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 với tổng kinh phí 38,432 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh 12,119 tỷ đồng, vận động 26,313 tỷ đồng.

Bảo trợ xã hội: Trong 6 tháng  toàn tỉnh thực hiện trợ cấp xã hội và cấp bảo hiểm y tế cho 47.412 đối tượng (đối tượng trợ cấp xã hội: 47.166 người, đối tượng tại cơ sở BTXH: 246 người), với tổng kinh phí 131,69 tỷ đồng (trong đó: trợ cấp thường xuyên 130,44 tỷ đồng; trợ cấp tại cơ sở BTXH 1,25 tỷ đồng).

Thực hiện chính sách với người có công: Tổ chức thăm, tặng quà các đơn vị và các đối tượng chính sách, người có công nhân dịp tết nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 với tổng kinh phí 18,987 tỷ đồng, trong đó: kinh phí Trung ương 4,281 tỷ đồng, Địa phương 14,706 tỷ đồng.

Tổ chức cho 117 người có công với cách mạng đi điều dưỡng tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Đà Lạt. Từ đầu năm đến nay đã xác lập, thẩm định 1.652 hồ sơ người có công.

7.4. Tình hình Giáo dục: Năm học 2016-2017 đã kết thúc, toàn tỉnh hiện có 671 trường, tăng 22 trường so với năm học trước, (bao gồm: 154 trường mầm non, tăng 18 trường; Tiểu học: 296 trường; Trung học cơ sở: 124 trường, tăng 02 trường; Phổ thông cơ sở 45 trường, tăng 01 trường; Trung học phổ thông 52 trường, tăng 01 trường và GDTX 15 trường, không tăng giảm); hệ giáo dục phổ thông huy động được 11.754 lớp học và 335.806 học sinh (tăng 3.901 học sinh); tổng số giáo viên 18.767 người, tăng 1,16% (tăng 216 giáo viên) so năm học trước, (bao gồm: 2.330 giáo viên mầm non, tăng 250 giáo viên; 8.993 giáo viên tiểu học, giảm 61 giáo viên; 5.339 giáo viên trung học cơ sở, tăng 33 giáo viên và 2.105 giáo viên trung học phổ thông, giảm 6 giáo viên).

Toàn tỉnh có 212 trường đạt chuẩn quốc gia (MN 39, TH 113, THCS 57, THPT 03), đạt tỷ lệ 30,90%, tăng 21 trường so với năm học trước. Tổng số phòng học hiện có là 10.165 phòng, tăng 581 phòng. Nếu thực hiện học 2 buổi/ngày đối với học sinh phổ thông thì tổng phòng học còn thiếu là 1.713 phòng (TH 1.175 phòng, THCS 538 phòng). Hiện có 145/145 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (gồm 84 xã đạt mức độ 1, 61 xã đạt mức độ 2); Tháng 12/2016 tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi tốt nghiệp THCS hai hệ đạt 85,62%.

7.5. Hoạt động Văn hóa, Thể thao:

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ngành Văn hóa-Thể thao đã tổ chức thành công các sự kiện lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn đảm bảo đúng kế hoạch đề ra, tạo ấn tượng tốt như: Lễ kỷ niệm 55 năm ngày hy sinh của AHLLVTND Phan Thị Ràng (1962 - 2017); Lễ hội đón Giao thừa tết Nguyên đán Đinh Dậu tại thành phố Rạch Giá; Lễ hội kỷ niệm 281 năm Ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các (1736- 2017); Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2017 tại huyện Tân Hiệp. Các hoạt động văn hoá, thể thao kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/2/1930- 03/2/2017) kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2017); Kỷ niệm 16 năm ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2017) và tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình năm 2017. Đồng thời chỉ đạo tổ chức lễ hội đầu năm tại các di tích lịch sử văn hoá, các di tích có cơ sở tôn giáo đảm bảo an toàn, trang trọng, đáp ứng theo nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Phòng Văn hóa và Thông tin (Du lịch), Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, thị xã và thành phố tổ chức nhiều chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí như: Hội chợ - triển lãm, hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng…nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn, phục vụ hàng ngàn lượt người đến xem và cổ vũ.

Tổ chức trưng bày tại Bảo tàng tỉnh phục vụ 3.401 lượt khách tham quan, trong đó có 201 lượt khách nước ngoài; trưng bày lưu động 05 cuộc tại các huyện Hòn Đất, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá, thu hút 19.500 lượt khách tham quan.

Thể thao thành tích cao:  Phối hợp đăng cai tổ chức 3 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế như Giải bóng chuyền bải biển nữ (có 10 đôi vận động viên đến từ 6 tỉnh, thành phố trong khu vực tham dự); giải thể dục thể hình – Fitness tại Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII năm 2017, kết quả đoàn An Giang hạng nhất, Kiên Giang đạt hạng nhì và Cà Mau hạng ba; giải Tour xe đạp toàn quốc về nông thôn An Giang tranh Cup Gạo hạt Ngọc Trời lần thứ 22 năm 2017 (chặng 9).

Qua tham dự, thi đấu tại 21 giải thể thao khu vực, toàn quốc và quốc tế, tỉnh ta đạt tổng cộng 80 huy chương (23 HCV, 19 HCB và 38 HCĐ), có 5 vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia. Đại hội Thể dục Thể thao Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VII kết thúc giai đoạn 1, đoàn Kiên Giang tạm đứng thứ 8/22 đơn vị (với 15 HCV, 12 HCB và 28 HCĐ).

- Thể dục thể thao quần chúng: Tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Kiên Giang năm 2017, có 142/145 xã, phường, thị trấn tổ chức với 121.812 người tham gia đạt 6,86%/Tổng số dân toàn tỉnh (tăng 16.142 người so cùng kỳ) trung bình mỗi xã có 857 người tham gia chạy cự ly tối thiểu 01 km (tăng 124 người/xã).

Đã tổ chức 5 giải thể thao cấp tỉnh như: Giải Việt dã leo núi Hòn Đất có 756 vận động viên tham gia; Hội thi Văn nghệ - Thể thao truyền thống ngành Văn hóa và thể thao năm 2017; Giải Vô địch thể hình các câu lạc bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ II với gần 30 vận động viên của 8 câu lạc bộ trong tỉnh tham gia; Giải Karatedo, giải Vô địch cầu lông... Đồng thời các địa phương trong tỉnh đã tổ chức các hoạt động thể thao đa dạng, nhiều nội dung phong phú, thiết thực, các trò chơi dân gian được tổ chức tại các lễ hội truyền thống của từng địa phương có hàng trăm vận động viên tham gia, thu hút hàng ngàn lượt người đến xem và cổ vũ, qua đó thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh.

7.6 Tình hình y tế:

Trong 6 tháng, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám, điều trị bệnh cho 2.382.039 lượt người (tăng 37.424 lượt); điều trị nội trú 119.485 bệnh nhân (tăng 4.300 bệnh nhân); công suất sử dụng giường bệnh chung là 85,62% (tăng 2,95%); Tỷ lệ khỏi bệnh 90,19%, tỷ lệ tử vong 0,17%.

Số lượt khám chữa bệnh bằng YH Cổ truyền hoặc kết hợp YH hiện đại và YHCT chiếm 13,90%/ tổng số lượt khám chữa bệnh.

Tình hình dịch bệnh trong tháng (từ ngày 01/01/2017 – 04/06/2017):

Bệnh Sốt xuất huyết: trong tháng toàn tỉnh ghi nhận có 85 cas mắc, giảm 11 cas so với tháng trước. Tích lũy từ đầu năm đến nay là 395 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2016 giảm 03 cas. Ngày 17-6, theo thông tin từ UBND huyện Châu Thành (Kiên Giang) cho biết, vừa phát hiện và xử lý 5 ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Vĩnh Hòa Phú, xã Thạnh Lộc, với 8 người mắc bệnh. Các ca bệnh mắc đều ở thể nhẹ, không gây biến chứng. Hiện tại, Trung tâm Y tế dự phòng huyện đang xử lý và ngăn chặn lây lan tại các ổ dịch.

Bệnh Tay Chân Miệng toàn tỉnh  có 150 cas mắc, tăng 21 cas so với tháng trước. Tích lũy số mắc từ đầu năm đến nay là 447 cas mắc, không có tử vong; so với cùng kỳ năm 2016 tăng 164 cas.

Các bệnh truyền nhiễm khác: Bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm mạnh cụ thể: Số cas mắc trong tháng/lũy kế từ đầu năm như sau: Tả (0/0), Thương hàn (3/8), Viêm não virus (3/9), Viêm màng não do NMC (2/2), Cúm A H5N1 (0), Sởi (0).  

Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Trong tháng thực hiện xét nghiệm 6.268 mẫu máu, phát hiện mới 16 cas HIV dương tính. Trong tháng, điều trị ARV cho 27 bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó không có trẻ em dưới 15 tuổi. Tích lũy số bệnh nhân điều trị ARV là 1.396 người, trong đó có 99 trẻ dưới 15 tuổi. Tính đến thời điểm báo cáo, số người còn sống ở địa phương nhiễm HIV là 2.084 người, trong giai đoạn AIDS là 1.398 người.

Số người điều trị Methadone mới trong tháng là 11 người, lũy kế có 78 người đang điều trị.

Phòng, chống các bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm cho cộng đồng

Trong tháng phát hiện 0 BN phong, 206 BN lao, 05 BN tâm thần phân liệt và 06 BN động kinh. Điều trị khỏi bệnh 189 BN lao. Số quản lý đến nay là 428 BN phong, 3.899 BN lao, 2.183 BN tâm thần phân liệt và 2.696 BN động kinh.

7.7. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:

Tính từ đầu năm đến nay đã thẩm định, cấp 199 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, ký 185 Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; công bố 141 hồ sơ hợp quy, phù hợp quy định ATTP; Thực hiện thanh tra, kiểm tra 10.004 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phát hiện 1.090 cơ sở vi phạm VSATTP theo quy định đã  xử lý 97 cơ sở, phạt tiền với tổng số 146 triệu đồng.

6 tháng đầu năm không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào. Ghi nhận có trên 100 cas mắc lẻ (chủ yếu là ngộ độc rượu).

7.8. Tình hình an toàn giao thông:

Theo Ban An toàn Giao Thông tỉnh  tính từ ngày 16/05/2017 đến 15/06/2017. Toàn tỉnh xảy ra 22 vụ tai nạn giao thông, làm 10 người chết, 15 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng là 16 vụ, làm 10 người chết và 10 người bị thương. So với tháng trước Số vụ tai nạn giao thông tăng 01 vụ, tăng 04 người chết, giảm 01 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng tăng 03 vụ, tăng 04 người chết, tăng 02 người bị thương.

Trong 6 tháng đầu năm (từ 16/12/2016 đến 15/06/2017) trên toàn tỉnh xảy ra 114 vụ tai nạn giao thông, làm 56 người chết, 82 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng 85 vụ, 56 người chết, 50 người bị thương. So với cùng thời điểm năm trước, giảm 19 vụ TNGT, giảm 22 người chết, giảm 23 người bị thương. Trong đó số vụ TNGT nghiêm trọng giảm 25 vụ, giảm 22 người chết và giảm 25 người bị thương.

Tình hình tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2017 đã giảm cả 3 tiêu chí so với năm trước, điều này đã nói lên sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành chức năng cũng như việc ý thức của người tham gia giao thông được nâng lên trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong tháng 5 và 6/2017, tại một số địa phương trong tỉnh số vụ tai nạn nghiêm trọng có chiều hướng tăng hơn những tháng trước như huyện Phú Quốc, Hà Tiên,  Kiên Lương, Vĩnh Thuận, Gò Quao… nguyên nhân  chủ yếu là do ý thức của một số người khi tham gia giao thông trên các tuyến Quốc lộ không tuân thủ quy định an toàn giao thông như lấn đường, sử dụng rượu bia, không chú ý quan sát…đề nghị các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền kết hợp với kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao văn hóa giao thông cho người dân khi tham gia giao thông nhằm làm giải thiểu tai nạn giao thông hơn nữa trong thời gian tới.

7.9.  Tình hình cháy, nổ và thiên tai:

Tình hình cháy nổ: Từ ngày 16/05/2017 đến 15/06/2017 toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, vụ nổ nào xảy ra.

Lũy kế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy, không có vụ nổ xảy ra, làm 01 người thiệt mạng, không có người bị thương. Thiệt hại ước tính lũy kế 17 tỷ 963 triệu đồng.

Tình hình thiên tai: Từ đầu năm đến nay, thời tiết thay đổi bất thường trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra nhiều cơn mưa lớn kèm theo giông lóc đã làm sập 41 căn nhà, tốc mái 96 căn; ước thiệt hại là 2 tỷ 990 triệu đồng.

Các cấp chính quyền đã kịp thời đến thăm hỏi, động viên đồng thời hỗ trợ tiền và hiện vật cho những gia đình bị nạn để bà con khắc phục khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống lâu dài.

8. Đề xuất kiến nghị:

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu 2017, nhìn chung có nhiều chỉ tiêu đạt khá so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần phải tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt các chỉ tiêu mà  Nghị quyết HĐND tỉnh đã đề ra cho cả năm 2017, Cục Thống kê xin kiến nghị một số vấn đề như sau:

1. Trong lĩnh vực nông nghiệp, năm nay sản xuất lúa 2 vụ đông xuân và vụ mùa năng suất và sản lượng tuy có tăng hơn năm trước, nhưng đều chưa đạt so với kế hoạch. Ngoài yếu tố tác động của thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác theo dõi, dự báo tình hình mưa bão, quản lý vận hành hệ thống cống kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất. Cần phải tăng cường vận động, khuyến cáo nông dân gieo sạ hết diện tích lúa vụ hè thu, vụ thu đông đúng lịch thời vụ và cơ cấu giống, nhất là giống lúa chất lượng cao, giống sản xuất phù hợp với lịch thời vụ và thích nghi với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đưa sản lượng lúa 2 vụ hè thu, thu đông đạt và vượt kế hoạch đề ra góp phần nâng tổng sản lượng lương thực năm 2017 đạt trên 95% so kế hoạch .

2. Về lĩnh vực thủy sản: Vận động các doanh nghiệp, hộ dân đầu tư tăng thêm diện tích thả nuôi tôm khi có điều kiện thuận lợi, nhất là đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp – BCN. Đẩy mạnh công tác kiểm soát tôm giống nhập vào tỉnh cũng như các cơ sở kinh doanh tôm giống trên địa bàn, hướng dẫn quy trình sản xuất, thu hoạch, phòng chống và khắc phục nhanh chóng hậu quả dịch bệnh trên tôm nuôi tránh lây lan thành dịch; Phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi từ sản xuất giống – thức ăn – nuôi trồng và tiêu thụ đối với tôm, cá lồng bè và các đối tượng thủy sản khác. Tập trung đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn ven biển như cá lồng bè, nhuyễn thể 2 mãnh vỏ, mô hình tôm càng xanh xen tôm sú và tôm – cua kết hợp ở các địa phương vùng U Minh Thượng nhằm tăng thêm sản lượng nuôi trồng chung của tỉnh góp phần tăng giá trị sản xuất của ngành thủy sản.  

3. Tình hình xuất khẩu vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần phải tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường; tăng cường công tác thông tin thị trường; nỗ lực tập trung thực hiện nâng cao chất lượng hàng hóa, nhất là các mặt hàng chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vốn, tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu, để có biện pháp xử lý tháo gỡ, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

4. Về lĩnh vực công nghiệp – Đầu tư: Duy trì và phát triển thế mạnh của một số ngành công nghiệp chế biến. Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có đủ lòng tin, động lực để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh, là các ngành có công nghệ thích hợp, dễ tiếp thu và có nhu cầu cao trong tương lai, vừa đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước để tránh nhập khẩu, vừa đáp ứng xuất khẩu, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động tại chổ, khắc phục tình trạng di dân ra ngoài tỉnh như trong thời gian qua. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất và thị trường đầu ra...

5. Để có thể thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ngành du lịch kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến, quảng bá du lịch, các công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức được nhiều chương trình, sự kiện với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh; tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên làm công tác du lịch nhất là đối với huyện Phú Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu phải chuyên nghiệp, hiểu biết nhiều, thân thiện với khách như một đại sứ ngoại giao; Có ý thức, có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

6. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nghề cần phải đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả để đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà máy ở các khu công nghiệp đang và chuẩn bị đi vào hoạt động, cũng như trên thị trường lao động trong và ngoài tỉnh./.

Tải về:  - Số liệu kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2017

             - Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2017

Số lần đọc: 2565
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan