Tin nóng
24.02.2014
Năm 2013 đã khép lại, nhìn lại chặng đường một năm qua Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta bao đổi tự hào, chúng ta đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách để tiến về phía trước.

Trước những khó khăn của kinh tế quốc tế và những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước đã tác động tiêu cực đến kinh tế của tỉnh ta, làm cho kinh tế của tỉnh phải trãi qua một năm hết sức khó khăn, tăng trưởng kinh tế tuy vẫn đạt mức 9.4%, là mức tăng khá cao so với mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 5,42%) và mức tăng bình quân chung của vùng ĐBSCL ( vùng ĐBSCL tăng khoảng 7,50%), nhưng đã chậm hơn mức tăng của nhiều năm trước và thấp hơn mức kế hoạch đề ra (KH 12,5%). Tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã bộc lộ sự thiếu bền vững, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng để có một chiến lược phát triển ở mức hợp lý và bền vững ổn định lâu dài. Một trong những yếu tố để phát triển bền vững là chúng ta phải hạn chế khai thác tài nguyên không tái tạo, đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực then chốt có nhiều tiềm năng, tạo nhiều giá trị gia tăng, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, để tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch ngay trong nội bộ của từng ngành kinh tế, tạo đà cho một chu kỳ phát triển dài hạn.

Năm 2013 chúng ta không đạt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế 12,5% mà chỉ đạt 9.4% là hoàn toàn khách quan, kinh tế nước ta đã hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế và đang chịu tác động mạnh mẽ của vòng xoáy suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặt khác do yếu tố chủ quan, chúng ta chưa lường hết khó khăn, chưa đánh giá hết dược những tác động tiêu cực từ kimh tế thế giới nên đã đề ra kế hoạch mục tiêu phấn đấu quá cao đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế. Tuy tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, nhưng có thể thấy năm 2013 đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, tạo đà cho một chu kỳ tăng trưởng mới nhanh hơn, bền vững hơn, sản lượng lương thực, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tỉnh ta đứng đầu cả nước. Mấy năm gần đây, trong lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng chúng ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng, những công trình mang tầm vóc của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang hình thành sẽ tạo ra một diện mạo mới, là tiền đề, là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn. Có thể kể ra một sô công trình như đường điện cáp ngầm 110Kv Hà Tiên – Phú quốc, cầu Cái Lớn, Cái Bé, cầu Trung tâm Rạch Giá, cầu Lạc Hồng, cầu An Hòa, cống Rạch Giá, cầu Nguyễn Trung Trực, sân bay quốc tế Phú Quốc, Cảng An Thới, đường trục Bắc - Nam Phú Quốc, đường quanh đảo Phú Quốc …

Trong khí thế hân hoan của những ngày đầu Xuân, niềm vui của nhân dân tỉnh nhà lại được nhân lên khi chúng ta khánh thành đường điện cáp ngần 110Kv Hà Tiên – Phú Quốc, đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc, vận hội phát triển Phú Quốc đã được mở ra, đồng thời chúng ta khánh thành tuyến đường tránh Tắc Cậu – Xẻo Rô trong đó có cầu Cái Lớn, Cái Bé nằm trong dự án đường Hành lang ven biển phía Nam, có thể nói đây là những công trình hiện thực hóa được mơ ước bao đời nay của nhân dân trong tỉnh, công trình của ý Đảng lòng dân. Niềm vui nối tiếp niềm vui, chúng ta lại có 4 nhà máy lớn đồng loạt cùng khởi công xây dựng tại khu công nghiệp Thạnh Lộc (Châu Thành) đó là nhà máy bia Sài Gòn Kiên Giang, nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang, nhà máy may Vinatex Kiên Giang, nhà máy da giày TBS Kiên Giang. Đây là 4 nhà máy có qui mô vốn đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động, cơ hội việc làm và thu nhập cho một lực lượng lao động tương đối lớn trong tỉnh đã được mở ra, hơn thế nữa các doanh nghiệp này đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần ngân sách tăng lên đáng kể cho tỉnh, tạo điều kiện để chúng ta phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp khác, phát triển du lịch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Năm 2014 thế và lực mới cho tăng trưởng kinh tế đã được tạo ra, viễn cảnh kinh tế đã có điểm sáng, khả năng bứt phá để đạt mức tăng trưởng cao hơn năm trước rất khả quan. Nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn đang là nền kinh tế với nông nghiệp chiếm ưu thế và vẫn đang trong quá trình tái cấu trúc, cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phát triển theo chiều sâu. Vì vậy để quá trình tái cấu trúc, cơ cấu lại nền kinh tế thực sự tạo đà cho một chu kỳ tăng trưởng mới nhanh hơn, bền vững hơn không những cho năm nay mà cả cho những năm tiếp theo thì tỉnh ta cần phải thực hiện tốt một số giải pháp đó là: (1) Qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu quả, đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình sản xuất cánh đồng lớn, làm tốt chức năng là cầu nối và tạo môi trường để liên kết khoa học - doanh nghiệp - ngân hàng với nông dân, ngoài ra còn khuyến khích sự liên kết trong nông dân với nhau; (2) đẩy mạnh việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhất là thủy lợi cho nuôi tôm công nghiệp ở vùng Từ giác Long Xuyên; (3) tăng cường xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước, có biện pháp hỗ trợ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm nông, thủy sản và du lịch; (4) đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, trước mắt cần tập trung ưu tiên cho đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Lộc, lấy khu công nghiệp Thạnh Lộc làm đòn bẩy cho sự phát triển và là động lực để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp khác; (5) bên cạnh đó cần thực hiện tốt các chính sách xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo …./.

Huy Công

Số lần đọc: 1572
Cục Thống kê Kiên Giang
Tin liên quan