09.05.2014
Là một trong những nội dung quan trọng được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – Lâm Hoàng Sa báo cáo với đoàn giám sát của Ủy ban Dân tộc Quốc hội tại buổi làm việc diễn ra chiều 7-5 vừa qua. Trước đó, đoàn giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do ông Sơn Phước Hoan – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Quốc hội đã đi khảo sát thực tế tại một số địa phương.
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 - 2013, tỉnh Kiên Giang đã huy động sự vào cuộc một cách tích cực của cả hệ thống chính trị. Từ đó tạo sự chuyển biến cơ bản về tư duy trong quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ, đảng viên và sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh mà người dân đóng vai trò chủ thể trong triển khai thực hiện Chương trình. Đến nay, các địa phương tham gia xây dựng nông thôn mới đã thực hiện các tiêu chí khá đồng bộ; cụ thể, hầu hết các xã đều đạt gần 10 tiêu chí, tăng 3,2 tiêu chí so với năm 2011 trước khi thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Riêng xã Tân Hiệp A và xã Mỹ Đức đạt 19 tiêu chí vào cuối năm 2013. Đặc biệt qua 3 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã triển khai nhiều chương trình, đề án phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, nhất là huy động nguồn lực tập trung xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 3.208 km đường giao thông nông thôn, đạt 45,28%. 78% xã có trường mầm non; 118/118 xã có trạm y tế. Hệ thống cấp nước sạch và hợp vệ sinh cung cấp cho 91,6% hộ dân nông thôn. Bên cạnh đó đã triển khai hỗ trợ nhiều mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương, tạo điều kiện cho người tham gia mô hình vay vốn để thực hiện các mô hình qua đó góp phần đổi mới nhanh bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kiên Giang phấn đấu đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có 18/35 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới, 17 xã còn lại đạt từ 15 đến 18 tiêu chí. Huyện Tân Hiệp đạt tiêu chí huyện Nông thôn mới. Để đạt được mục tiêu này, Kiên Giang có kiến nghị với Chính phủ cần có cơ chế chính sách đầu tư phù hợp với đặc thù cùa vùng ĐBSCL; tăng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn cơ chế huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới; có chính sách tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho Chương trình xây dựng nông thôn mới./. Hoài Anh
Số lần đọc: 2121
Theo kiengiang.gov.vn |
Tin liên quan
|